【lịch bóng đá hnay】Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11: Tạo bước ngoặt trong chu kỳ mới của thị trường M&A
Thị trường M&AViệt Nam bước vào kỷ nguyên mới
Phát biểu tại chương trình Họp báo,ễnđànMAViệtNamlầnthứTạobướcngoặttrongchukỳmớicủathịtrườlịch bóng đá hnay ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A cho biết: Trong 10 năm qua, kể từ khi tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam thường niên vào năm 2009, hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô thương vụ, trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần làm đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tếViệt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Đại diện Ban Tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2019. Ảnh: Hồ Hạ. |
Có thể nói sau một thập niên tăng trưởng mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt gần 50 tỷ USD, thị trường M&A Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội mới.
Ông Lê Trọng Minh thông tin: “Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2018 đạt 7,64 tỷ USD, bằng 74,9% so với năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam chỉ đạt 1,9 tỷ USD (bằng 53% cùng kỳ năm 2018, 3,55 tỷ USD). Bên cạnh đó, theo một thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, giá trị nhà đầu tưnước ngoài mua lại cổ phần trong nước đạt 2,64 tỷ USD”.
Cụ thể, Tổng Biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh cho biết, SK Group đến từ Hàn Quốc thành cổ đông lớn của Vingroup sau thương vụ tỷ USD mới đây không chỉ là động lực thúc đẩy thị trường M&A bước sang một giai đoạn mới, mà còn được kỳ vọng sẽ là “điểm tựa”, sức bật để khối doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân tiếp tục thực hiện các thương vụ M&A hiệu quả cao, quy mô lớn.
Trong bối cảnh những chuyển động chính sách gần đây như dự thảo sửa đổi, bổ sung một số luật quan trọng (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán), Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới dự kiến lần đầu tiên được Bộ Chính trị ban hành, việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA… được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có dòng vốn đầu tư thông qua hình thức M&A.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 chọn chủ đề “Thay đổi để bứt phá” với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường, tạo bước ngoặt mới trong chu kỳ mới của thị trường M&A. Ảnh: Hồ Hạ. |
“Song để thị trường bứt phá đòi hỏi Chính phủ và các bên liên quan phải có sự quyết tâm và thay đổi mạnh mẽ nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư – kinh doanh, khơi thông dòng vốn chảy trong nước và quốc tế vào lĩnh vực M&A”, ông Lê Trọng Minh nói.
Ngoài ra, vẫn còn đó những thách thức phải đối mặt đến từ các yếu tố khách quan cũng như nội tại nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự thay đổi chính sách thương mại quốc tế của Mỹ, Trung Quốc. Hay như các trở ngại từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, chất lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế chưa đủ hấp dẫn, những rào cản chính sách còn chưa được khơi thông của nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Ban Tổ chức Diễn đàn M&A đã chọn chủ đề “Thay đổi để bứt phá” cho năm 2019 với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường, tạo bước ngoặt mới trong chu kỳ mới của thị trường M&A.
Qua các nội dung của diễn đàn sẽ phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức cũng như thảo luận sâu những yếu tố cần thay đổi để tạo nên sự bứt phá cho hoạt động M&A trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Với chủ đề này, Diễn đàn M&A 2019 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM, TP.HCM vào thứ Ba, ngày 6/8/2019 bao gồm các hoạt động chính sau:
Hội thảo chuyên đề M&A với 3 phiên chính
Hội thảo chuyên đề M&A với 3 phiên chính: Phiên 1 với chủ đề “Đối thoại chính sách”, các nhà quản lý, chuyên gia đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàngNhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ cùng nhau phân tích để trả lời cho các câu hỏi:
Chính phủ và cơ quan quản lý của Việt Nam cần tạo ra những thay đổi gì để thị trường M&A bứt phá mạnh mẽ hơn? Nhà đầu tư và doanh nghiệp cần có những động thái như thế nào trước những thay đổi trong thời gian tới?
Liệu Chính phủ Việt Nam sẽ quyết tâm tháo gỡ các rào cản pháp lý và áp dụng chính sách nới lỏng để hỗ trợ hoạt động M&A trong thời gian tới (như nới “room” vốn ngoại; giảm số lượng các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; xử lý những vướng mắc về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại DN được quy định trong Luật Đầu tư, trong đó có vấn đề tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các DN thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện…)?
Toàn cảnh Họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam 2019. Ảnh: Hồ Hạ. |
Cần có chính sách ưu đãi gì đối những giao dịch M&A trong các lĩnh vực cần tạo động lực phát triển như công nghệ kỹ thuật cao, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, hạ tầng thông minh; hoặc các giao dịch cần khơi thông, tháo gỡ vướng mắc như những giao dịch M&A mà DN Việt mua đối tác ngoại (đặc biệt ở ngoài lãnh thổ), để mở rộng thị trường quốc tế; những start-up có giá trị tỷ đô hợp tác với các tập đoàn toàn cầu để vươn mình thành DN tầm cỡ?
Làm thế nào để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn… để thu hút các thương vụ M&A lớn, hút các nhà đầu tư ngoại danh tiếng nhảy vào? Sự hình thành Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) sẽ đem lại khác biệt gì cho công cuộc thoái vốn và cổ phần hóa DNNN tại Việt Nam? Những cơ hội cụ thể nào trong năm 2019 – 2020 đến từ các công ty thuộc quản lý của CMSC?
Ở phiên nối tiếp mang chủ đề “Nhận diện các lĩnh vực bứt phá”, các diễn giả đến từ các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước sẽ cùng nhau đi tìm lời giải cho các câu hỏi:
Thị trường M&A ở một số lĩnh vực bị nghẽn do chính sách, chẳng hạn lĩnh vực bất động sảnvới quy định dừng cấp mới dự ántại các quận trung tâm TP.HCM, dừng triển khai các dự án có liên quan đất công… khiến nhiều dự án bất động, đánh mất cơ hội hợp tác đầu tư; lĩnh vực ngân hàng đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhưng bị hạn chế tỷ lệ sở hữu với nhiều điều kiện khắt khe. Hoạt động M&A trong những lĩnh vực này sẽ sôi động và bứt phá như thế nào trong thời gian tới nếu những điểm nghẽn này được tháo gỡ?
Chủ trương giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống mức 30% trong 1-2 năm tới đang tạo sức ép lên cả ngân hàng và các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho các hoạt động M&A. Vậy những DN cần vốn trung và dài hạn lớn như các DN trong lĩnh vực bất động sản tận dụng cơ hội này như thế nào?
+Với thị trường gần 100 triệu dân, cơ hội cho nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, hàng tiêu dùng, ngành sản xuất, dịch vụ...còn rất lớn, tuy nhiên canh tranh trong các ngành này cũng rất mạnh mẽ. Các nhà đầu tư đến sau liệu còn cơ hội tại thị trường Việt Nam?
Và ở phiên cuối với chủ đề “Phát triển thương hiệu hậu M&A”,các CEO hàng đầu Việt Nam và quốc tế sẽ chia sẻ kinh nghiệm, bài học về:
Làm thế nào để bảo vệ và phát triển thương hiệu Việt Nam trong các giao dịch M&A xuyên biên giới và trước những cuộc đổ bộ của doanh nghiệp nước ngoài?
Định giá thương hiệu Việt Nam trong giao dịch M&A, giá trị thương hiệu trong giao dịch cao hay thấp? Định giá thế nào để tránh thua thiệt cho DN lẫn Nhà nước trong các thương vụ M&A và trong quá trình cổ phần hóa DN nhà nước?
Vai trò của tư vấn trong định giá và bảo vệ thương hiệu, tài sản sở hữu trí tuệ trong các thương vụ M&A?
Những vấn đề nào cần lưu ý đối với bên bán và bên mua về vấn đề thương hiệu trong các đàm phán, giao dịch M&A?
Bên lề Hội thảo “Thay đổi để bứt phá”, Ban tổ chức cũng sẽ dành không gian và thời gian cho các hoạt động kết nối đầu tư, gặp gỡ các doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng nhau chia sẻ thông tin, tìm kiếm đối tác.
Đặc biệt, việc Bình chọn, trao thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019 sẽ được thực hiện trước khi Hội thảo chính diễn ra nhằm vinh danh các thương vụ tiêu biểu và các đơn vị tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019.
Ngoài ra, Khóa đào tạo quốc tế về “Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá” sẽ được tổ chức trong hai ngày 7-8/8/2019, có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia chiến lược quốc tế với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong tư vấn các thương vụ M&A.
Ban Tổ chức cũng sẽ phát hành Đặc san “Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam 2019”. Đặc san được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh vào đầu tháng 8/2019 cập nhật đầy đủ thông tin về hoạt động M&A tại Việt Nam cũng như chia sẻ kinh nghiệm về M&A từ các thương vụ và những xu hướng, lĩnh vực mới trong thời gian tới.
Ban Tổ chức xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, xin cảm ơn các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho công tác tổ chức Diễn đàn năm nay:
+ Đối tác chính: Tập đoàn Novaland
+Tài trợ vàng: Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh, Phuc Khang Corporation và Vilaf.
+ Tài trợ Bạc: Tập đoàn bất động sản Đại Phúc và Tổng công ty Bến Thành.
+ Tài trợ tiệc tối: Công ty cổ phần Chứng khoán VPS.
+ Đồng tài trợ: Công ty KPMG; Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt; Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt; Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt; Tập đoàn Nam Long; JLL VietNam; Baker & Mckenzie; Tập đoàn Recof, Nhật Bản; Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam; Công ty TNHH Kusto Management Việt Nam; Công ty TNHH Gamuda Land VietNam; Cushman & Wakefield; Seamaster và Danh Khôi Holdings.
+ Tài trợ vận chuyển: Grab, Công ty cổ phần Đầu tư thương mại phát triển Nhất Tín.
+ Tài trợ lưu trú: Mai House Saigon
+ Các nhà tài trợ Đặc san: ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); AlphaKing; Công ty cổ phần DRH Holdings; Công ty cổ phần Bất động sản Sơn Kim; ngân hàng Vietcombank; Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội; BIM Group; Công ty TNHH Xây dựng Hạ tầng DAVICO; Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải; Công ty cổ phần VNG và Interimm.
+ Đơn vị đồng hành: Reed Tradex
+ Đối tác hỗ trợ: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh; Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Eurocham; Phòng Thương mại Úc tại Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore; Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Hàn quốc (KOTRA); Công ty cổ phần Thẩm định giá BTCVALUE.
Ban Tổ chức cũng xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và hiệu quả của các cơ quan báo chí đối với Diễn đàn thường niên M&A trong 10 năm qua. Mong rằng, năm 2019 này, các bạn đồng nghiệp sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng với chúng tôi chuyển tải thông tin về Diễn đàn năm nay tới đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy hoạt động M&A phát triển lành mạnh và qua đó thúc đẩy quá trình tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kết nối giao thương Hà Nội với các địa phương: Thúc đẩy thương mại đa kênh, liên kết chuỗi giá trị
- ·Áp thuế GTGT 5% với phân bón: Doanh nghiệp và người dân đều được hưởng lợi
- ·Thúc đẩy tiến độ Dự án Nhà máy điện sử dụng khí Lô B – Ô Môn
- ·Trà Vinh: 115 tổ chức, cá nhân nộp thuế tiêu biểu được tuyên dương
- ·Hiệp định CPTPP, EVFTA tạo sức bật cho ngành nông nghiệp Việt
- ·Những bà mẹ quyền lực của hội thiếu gia, tiểu thư đình đám
- ·Trúng độc đắc 110 triệu USD sau 32 năm kiên trì mua một dãy số
- ·Triển lãm Saigon Autotech & Accessories 2019 – Kết nối để phát triển
- ·Công nhân Công ty Samsung tại Bắc Ninh nhiễm Covid
- ·Hải quan Tây Ninh: Về đích sớm thu ngân sách
- ·Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các doanh nhân trẻ
- ·Nga tăng thuế đối với người thu nhập cao
- ·Thu nội địa có chuyển biến tích cực do kiểm soát tốt dịch bệnh
- ·Vượt qua e dè, lo ngại, 5 triệu lượt khách đi du lịch 30/4
- ·Nguyên nhân vụ thanh sắt dài rơi xuống đường Lê Văn Lương, 3 người thương vong
- ·Bài 2: Cơ cấu nguồn điện nào phù hợp nhất với Việt Nam?
- ·Chấm dứt hoạt động 15 đại lý làm thủ tục hải quan
- ·Giá Bitcoin hôm nay 9
- ·58% doanh nghiệp vẫn phải xin 'giấy phép con'
- ·Tin vào đại gia Việt, ông lớn ngoại sẵn sàng dồn vốn hàng tỷ USD