【cúp fa bahrain】Kêu gọi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường, bảo vệ hành tinh xanh
Truyền thông,êugọiứngxửthânthiệnvớithiênnhiênmôitrườngbảovệhàcúp fa bahrain nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học
Phát biểu khai mạc tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, hưởng ứng chủ đề “Hãy là một phần của kế hoạch đa dạng sinh học”, do Liên hợp quốc phát động, Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhau khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ suy giảm đa dạng sinh học.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Quảng Nam là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn thứ hai cả nước, được thiên nhiên ưu ái, ban tặng nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học và cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước tiên phong đăng cai “Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia”.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Duy Đông |
Tại buổi lễ trọng thể này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các bộ, ngành, cơ quan đoàn thể ở trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân hãy có những hành động thiết thực để giải quyết vấn đề bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, trong đó tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp.
Ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động về đa dạng sinh học. Lễ kỷ niệm toàn cầu này kỷ niệm việc thông qua Công ước về đa dạng sinh học (CBD) ngày 22/5/1992 và tạo điều kiện thúc đẩy sự ủng hộ rộng rãi cho công ước, các nghị định thư và các hành động có liên quan. |
Một là, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị của đa dạng sinh học trong cải thiện sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo và chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; xây dựng lối sống hài hòa với thiên nhiên.
Hai là, tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ba là, kiểm soát các hoạt động gây tác động tiêu cực gây suy giảm đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên; tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã, giảm thiểu sự xuất hiện và tác động của các loài ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học; kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Bốn là, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm là, thúc đẩy và thiết lập mối quan hệ đối tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm vận động sự ủng hộ, hỗ trợ về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Sống, sản xuất phải hài hòa với thiên nhiên
Phát biểu khai mạc tại lễ kỷ niệm, ông Bùi Ngọc Ảnh - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho rằng, Quảng Nam là khu vực có nhiều hệ sinh thái rừng và biển rất đặc trưng, mang lại nhiều giá trị cảnh quan và kinh tế; là nơi phân bố của nhiều loài quý hiếm, đặc hữu như sao la, hổ, voi, voọc chà vá, mang Trường Sơn, sâm Ngọc Linh, san hô, cỏ biển,... được xếp địa phương có tính đa dạng sinh học cao trong cả nước, nằm trong vùng cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn và là một trong 200 “điểm nóng” về đa dạng sinh học của thế giới.
Đồng thời, Quảng Nam cũng là một trong những tỉnh tiên phong hành động về đa dạng sinh học, là một trong các tỉnh sớm ban hành chiến lược bảo tồn, kế hoạch hành động. Đặc biệt, tỉnh đã tranh thủ được nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế triển khai nhiều nhiệm vụ bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái, xúc tiến thành lập các khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học tỉnh. Quy hoạch phát triển tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng phát triển Quảng Nam thành một trong các tỉnh tiên phong về việc phát triển nền kinh tế tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và có tính cân đối hài hòa giữa môi trường và phát triển.
Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, các đại biểu đã tham gia hoạt động thả cá bổ sung loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu và vùng nước tự nhiên tại khu vực Hội An. Ảnh: Duy Đông |
Để tiếp tục thể hiện trách nhiệm của địa phương đóng góp vào quá trình phục hồi đa dạng sinh học của quốc gia cũng như toàn cầu, Quảng Nam đã có sáng kiến đề xuất tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024 - chung sống hài hòa với thiên nhiên với hơn 40 hoạt động liên quan sẽ được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12/2024 trên toàn tỉnh. Với mục đích góp phần triển khai Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050; gắn với tham gia hưởng ứng Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái 2021 - 2030 của Liên hợp quốc; thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế tại Hội nghị lần thứ 15 của các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học.
Các khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024Đa dạng sinh học là nền tảng của mọi sự sống trên trái đất; đa dạng sinh học - giá trị cuộc sống từ thiên nhiên; tiếp cận và chia sẻ công bằng lợi ích là cốt lõi của kế hoạch đa dạng sinh học; mỗi cá nhân là một phần của kế hoạch đa dạng sinh học; cùng hành động, đầu tư và hợp tác vì thiên nhiên; bảo vệ muôn loài, cuộc sống muôn màu; hợp tác xuyên biên giới vì sự sống trên trái đất; chung tay hành động giải quyết khủng hoảng về đa dạng sinh học và khí hậu; bảo vệ sự sống hôm nay, vì tương lai xanh ngày mai; bảo tồn thiên nhiên là tiền đề của phát triển bền vững. |
Hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2024, ông Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF Việt Nam, cam kết WWF tiếp tục đồng hành với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Chính phủ, các địa phương, đặc biệt là Quảng Nam để duy trì giá trị đa dạng sinh học, hướng đến cuộc sống hài hòa với thiên nhiên.
Theo GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, trong hai thập kỷ đầu của thế Kỷ XXI, trên toàn cầu nói chung và Việt Nam, Quảng Nam nói riêng, nhân loại đang hứng chịu nhiều thảm họa tàn khốc do tần suất thiên tai ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường,…
Chính vì vậy, chúng ta hơn bao giờ hết cần nhận thức rõ trách nhiệm lịch sử của mình bằng sự liên kết về trí tuệ và hành động thực tế, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để ứng xử thân thiện với thiên nhiên. Sống, sản xuất phải hài hòa với thiên nhiên để tự cứu lấy mình, cứu lấy trái đất, góp phần bảo vệ hành tinh xanh, ngôi nhà chung của nhân loại./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Có nên: “Ông ăn chả, Bà đi ăn nem”?
- ·Tai nạn rình rập tại công trình trên đường ĐT744
- ·Hy hữu nhà đầu tư BOT liên tục xin Bộ Giao thông được dừng thu phí
- ·Cà Mau: Đầu tư đường ô tô về trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa trước năm 2020
- ·Người vợ mang trọng bệnh cầu khẩn cứu chồng
- ·Số vụ án ma túy được triệt phá tăng cao
- ·Buông lỏng quản lý tại Dự án WB5: Ban chỉ đạo có như không
- ·Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị xâm hại – Bài cuối
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 11/2017
- ·Lưới chắn rác miệng thu nước hố ga bị hư hỏng: Đơn vị chức năng đã khẩn trương khắc phục
- ·Tốt nghiệp ĐH xong muốn đi nghĩa vụ quân sự có được không?
- ·Điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên
- ·Mô hình khu kinh tế: Tạo cơ hội phát triển các ngành công nghiệp chủ lực
- ·Berjaya sốc lại dự án tỷ USD tai tiếng
- ·Sống chung, nhiều lần quan hệ nhưng kiên quyết không lấy
- ·Cẩn trọng chiêu trò “ứng trước lương qua ngân hàng”
- ·Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa
- ·Phú Yên tìm hướng đột phá từ những dự án tiên phong
- ·Không thể đăng ký xe bằng chứng minh thư cũ?
- ·Phát triển đô thị Tuy Hoà: Cơ hội không thể bỏ qua với nhà đầu tư