【kết quả tiger】Chủ tịch Quốc hội chủ trì Khai mạc Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ cho biết,ủtịchQuốchộichủtrKhaimạcPhinhọpthứỦybanThườngvụQuốchộkết quả tiger diễn ra trong 3 ngày rưỡi, Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý với 7 dự án luật trước khi trình Quốc hội ở Kỳ họp thứ 7.
Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: TTXVN
Sáng 14/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ chủ trì khai mạc Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết diễn ra trong 3 ngày rưỡi, Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 7 dự án luật trước khi xin ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 để xem xét, thông qua.
Đó là Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi); Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Công nghiệp Quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Như vậy, sau Phiên họp lần này, 9 dự án luật dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, xem xét. Tiến độ chuẩn bị các dự án luật của Chính phủ và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan tích cực và sớm hơn so với các kỳ họp trước đây.
Trong các dự án luật được trình lần này đều được các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách ngành, lĩnh vực cùng với cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đã làm việc rất kỹ lưỡng, nhiều vòng, nhiều lần; tiếp thu một cách tối đa ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học và tiếp tục có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung cơ bản so với dự thảo đã trình với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Trong đó, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) do Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Khắc Định chủ trì họp nhiều lần. Đảng đoàn Quốc hội đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội có sự tham gia đông đảo của các bộ, ngành Trung ương... So với trước, dự án Luật này đã được hoàn thiện thêm 1 bước kể cả cấu trúc, nội dung, cơ bản tiếp thu tối đa những ý kiến các đại biểu đã nêu cũng như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội đã cho ý kiến.
Nhấn mạnh đây là dự án luật đặc biệt quan trọng, không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển nhanh, bền vững của Thủ đô mà còn đối với đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức quan tâm đóng góp ý kiến kể cả nội dung, bố cục…
Đối với dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp đã được chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến rất căn cơ. Đây là cơ hội hoàn thiện thể chế cho lĩnh vực phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp. Các dự án luật khác cũng đã được chuẩn bị và được tiếp thu, chỉnh lý tối đa. Trên cơ sở chính sách đã trình cũng đã có thay đổi cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp.
Nhấn mạnh đây là nội dung trọng tâm của Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến từng lĩnh vực và những lĩnh vực khác có liên quan, tích cực đóng góp ý kiến để chất lượng các dự án luật này đạt tốt nhất, nhất là một số dự án luật có nội dung khó, còn có ý kiến khác nhau…
Về nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập, sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bình Dương và tỉnh Tiền Giang. Đây cũng là một nội dung trọng tâm để thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện; đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành ngày 24/1/2022.
Tại Phiên họp thường niên tháng 3 này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến Báo cáo công tác dân nguyện tháng 2 vừa qua.
Nhóm vấn đề thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến dành 1 ngày (18/3 tới) để thực hiện chất vấn, trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với hai nhóm vấn đề.
Chủ tịch Quốc hội - Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, lĩnh vực tài chính, tập trung vào các nội dung công tác quản lý giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; việc thẩm định các hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính, việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh sổ xố, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao, tập trung vào những nội dung gồm: công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam; thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thoả thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, công tác hỗ trợ mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới (nhất là sau khi triển khai chính sách visa mới), vấn đề miễn thị thực nhập cảnh đối với công dân các nước vào Việt Nam; công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ năng lực công chức, bộ máy ngành ngoại giao, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trọng hoạt động ngoại giao.
Chủ tịch Quốc hội cho biết các nội dung chất vấn này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp, có sự kết nối các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, có sự tham gia của Phó Thủ tướng, một số lãnh đạo bộ, ngành liên quan.
Những nội dung trên của Phiên họp thứ 31 với nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7. Cùng với đó tháng 3 này sẽ diễn ra Phiên họp chuyên đề về pháp luật và Phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 5 sẽ cơ bản hoàn tất các nội dung liên quan đến Kỳ họp thứ 7.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội rà soát với tinh thần giải quyết những vấn đề cấp thiết, nhưng trên tinh thần chuẩn bị rất kỹ lưỡng, chu đáo và đủ trình tự, thủ tục.
Tiếp theo, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
C.Q.B (theo Vietnam+)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mùa thu về rồi đấy
- ·Trót ngủ quên, nữ hành khách lạc tới miền xa, bị 'giam lỏng' trên tàu
- ·Nữ du khách thiệt mạng do cá mập cắn đứt chân trong lúc cứu con gái 5 tuổi
- ·Khám phá “thung lũng xanh” quyến rũ ở miền Tây xứ Nghệ
- ·Hướng dẫn thủ tục vay gói 30 nghìn tỷ mua nhà thương mại
- ·Mỹ: Fed chia rẽ về kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2018
- ·Hải quan Trung Quốc phát hiện 2 container hàng điện tử nhập lậu
- ·[Infographics] Toàn cảnh các giải thưởng Nobel năm 2017
- ·Ngày 1/12 bắt đầu bán vé tàu Tết Quý Tỵ
- ·Chiều nay sẽ diễn ra toạ đàm “Truyền thông số lan tỏa hình ảnh Hà Giang'
- ·Điên cuồng với suy nghĩ chồng có người khác
- ·Bầu cử Nga với "cuộc vượt rào" đầu tiên
- ·Khách đổ về Hà Giang nghỉ Tết Dương lịch, đường lên cổng trời Quản Bạ tắc cứng
- ·Việc đầu tiên cần làm khi vào phòng khách sạn ở New York
- ·Gửi đảo yêu thương
- ·Hành khách tử vong sau chuyến bay, hãng hàng không bị kiện vì không hạ cánh khẩn
- ·Trung Đông vẫn bấp bênh hậu IS
- ·Nguy cơ "biến hình" của IS
- ·Đang mang thai, lao động nữ vẫn bị xử lý kỷ luật?
- ·Mỹ điều tra bê bối thu thập dữ liệu người dùng của Facebook