【tỷ lê kèo hôm nay】Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch vùng Đông Nam bộ
Cùng tham dự hội nghị quy hoạch vùng Đông Nam bộ có lãnh đạo 6 địa phương vùng Đông Nam bộ gồm TP. Hồ Chí Minh,ếptụchoànthiệnquyhoạchvùngĐôngNambộtỷ lê kèo hôm nay Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn |
Phải quy hoạch với tư duy đổi mới
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong số 111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, có 107 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt. Do đó, việc triển khai lập và hoàn thiện quy hoạch vùng Đông Nam bộ trong thời điểm này là có rất nhiều thuận lợi để cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết phát triển vùng và quy hoạch cấp quốc gia vào vùng, cụ thể hóa việc bố trí không gian phát triển các ngành quốc gia trên địa bàn, triển khai nghiên cứu các dự án mang tính kết nối quan trọng giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng và liên ngành.
Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Năm 2022, GRDP vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước; GRDP bình quân đầu người của vùng Đông Nam Bộ gấp 1,64 lần cả nước; tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 66,5%, gấp 1,8 lần trung bình cả nước. |
Gợi ý thảo luận tại hội nghị, Thủ tướng lưu ý, các quy hoạch cần phát huy tối đa tiềm năng con người, truyền thống văn hóa - lịch sử, lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực phát triển, đồng thời, khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên.
Cùng với đó, cần chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta và của vùng.
‘‘Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của một vùng, một địa phương, một ngành, một lĩnh vực và của cả nước…’’ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Quang cảnh buổi hội nghị. Ảnh Đỗ Doãn |
Tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham vấn, lấy ý kiến của các thành viên, ủy viên của Hội đồng điều phối vùng, các cơ quan, tổ chức liên quan, các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học đối với bản dự thảo Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tiếp thu, hoàn thiện quy hoạch vùng, trình Hội đồng thẩm định xem xét, thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Lãnh đạo các địa phương, thành viên Hội đồng điều phối vùng, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến về quan điểm và phương hướng phát triển của toàn vùng, làm sâu sắc thêm các giải pháp được đề cập trong quy hoạch vùng.
Các ý kiến tập trung vào một số nội dung chính gồm: quan điểm phát triển và bố trí không gian phát triển, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, xác định các ngành có lợi thế, nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết, phát triển kết cấu hạ tầng liên kết vùng, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch…
Ông Võ Tấn Đức - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đóng góp ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Đỗ Doãn |
Quy hoạch phát triển dựa trên 3 trụ cột chính
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu công tác quy hoạch cần quán triệt, bám sát và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm; bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; kết nối với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh.
‘‘Tinh thần chung là kiến tạo phát triển và liên kết vùng. Quy hoạch phải mở và vận dụng linh hoạt, không vướng mắc khi có biến động lớn. Có nguồn lực thực hiện, bám sát tình hình thực tiễn để thực hiện một cách khả thi, bài bản, khoa học, hiệu quả; đặc biệt là phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng’’ - Thủ tướng nhấn mạnh.
Chuyên gia Vũ Thành Tự Anh - Đại học Fulbright nêu ý kiến về giải pháp quy hoạch vùng Đông Nam bộ. Ảnh: Đỗ Doãn |
Thủ tướng cũng yêu cầu, trong quá trình xây dựng quy hoạch, cần nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt, làm rõ hơn tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và cả những khó khăn, thách thức của vùng. Với tiềm năng rất đặc biệt về con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử văn hóa, vùng có đủ điều kiện để trở thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội, là đầu tàu và hình mẫu phát triển của cả nước.
Đồng thời, việc huy động nguồn lực phải rất đa dạng, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Kết hợp nguồn lực trung ương và địa phương, Nhà nước và tư nhân.
Về mục tiêu, Thủ tướng đề nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao cho vùng trong những năm tới, đi cùng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực phù hợp… Thủ tướng cũng cho ý kiến về cơ cấu kinh tế, về tầm quan trọng của kết nối, về các chương trình dự án lớn khác của vùng… đồng thời đề nghị các địa phương trong vùng, các bộ, ngành, các vùng cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả hơn…
‘‘Tiềm năng của vùng lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. Hạ tầng chiến lược chưa tương ứng để phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế. Cách tiếp cận vì thế cần tư duy đột phá chứ không tịnh tiến, tầm nhìn chiến lược, lâu dài, bám sát thực tiễn và dựa trên 3 trụ cột chính: Con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa - lịch sử. Con người là trung tâm, thiên nhiên là nền tảng, truyền thống văn hóa - lịch sử là động lực’’ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùngTheo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quan điểm xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ là để chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng; xác định và giải quyết các vấn đề có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tổ chức không gian phát triển vùng khoa học, hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển vùng nhanh và bền vững; là cơ sở để các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thành ủy Hà Nội tiếp tục kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ
- ·Ngày về thầm lặng của những chiến binh quả cảm
- ·Dự án Quốc lộ 27, đoạn tránh sân bay Liên Khương: Dài 6 km, mất 12 năm xây dựng
- ·Quy hoạch Điện VIII: Giấc mơ lớn
- ·Thủ tướng: 'Không để thiếu điện là mệnh lệnh'
- ·Chủ tịch nước thưởng ĐT Việt Nam 1 tỉ đồng
- ·Đồng Nai lấy ý kiến đầu tư xây dựng hạ tầng 3 khu công nghiệp gần 6.500 ha
- ·TP.HCM sẽ có ít nhất 2 hệ thống kho lạnh, kho dự trữ cho ngành lương
- ·Điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách TW
- ·Thầy Park nên mở lòng
- ·Nhãn lồng Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử trong mùa dịch
- ·Đội tuyển Việt Nam: Củng cố khả năng phối hợp trong tấn công
- ·Thanh Hóa: Bỏ không dự án cảng cá trên 40 tỷ đồng
- ·Cấp bách triển khai thu phí cao tốc
- ·Thu giữ 24 kiện hàng là ngà voi, sản phẩm ngà voi, vảy tê tê tại sân bay Nội Bài
- ·Đến năm 2030, sẽ xây dựng 5.000 km đường cao tốc
- ·Sẽ ký hợp đồng 3 dự án PPP cao tốc Bắc
- ·Đầu tư 5.534 tỷ đồng xây cao tốc Quốc lộ 45
- ·Việt Nam Airlines: Mỗi ngày có một chuyến bay đến sân bay Vân Đồn
- ·Phú Yên: Đề xuất dùng kinh phí dự phòng tại dự án nâng cấp Quốc lộ 25