【lịch thi đấu cup c2】Câu chuyện kinh doanh: Lý giải sự tàn lụi của "đỉnh cao" Internet một thời – Yahoo
Câu chuyện kinh doanh: Lý giải sự tàn lụi của "đỉnh cao" Internet một thời – Yahoo
Từng thống trị Internet,âuchuyệnkinhdoanhLýgiảisựtànlụicủađỉnhcaoInternetmộtthời–lịch thi đấu cup c2 là biểu tượng mạng xã hội một thời với hơn 200 triệu người dùng, nhưng Yahoo ngày một suy tàn khi các “đế chế” khác dần lớn mạnh.
Rơi xuống từ đỉnh cao
Thành lập vào năm 1994 bởi Jerry Yang và David Filo, ban đầu tiền thân của Yahoo có tên “Hướng dẫn của Jerry và David về World Wide Web", với một danh sách website được sắp xếp theo nhóm. Sau đó vài tháng, Yang và Filo đổi tên trang web này thành Yahoo. Đến ngày 2/3/1995, Yahoo chính thức trở thành một công ty.
Sau khi được thành lập, ngoài việc cung cấp danh bạ web, Yahoo còn bổ sung thêm nhiều tính năng như tin tức, thể thao, tài chính. Đến năm 1998, Yahoo còn bổ sung thêm nhiều dịch vụ như Email, mua sắm, rao vặt, game, du lịch, thời tiết, bản đồ, tìm kiếm…
Thời điểm đó, Yahoo giống như một thứ không thể thiếu khi sử dụng Internet, khá giống với Google ngày nay. Với sự phát triển mở rộng đó, Yahoo cũng bắt đầu tiến hành thâu tóm nhiều công ty khác nhau. Trong đó, thương vụ thành công nhất phải kể đến Four 11.
Yahoo mua dịch vụ webmail Four 11 với giá 92 triệu USD vào tháng 3/1997. Cuối cùng, nó trở thành nền tảng cho dịch vụ thư điện tử Yahoo Mail.
Đến tháng 1/1999, Yahoo tiếp tục mua GeoCities, từ đó giúp rất nhiều người dùng Internet lập website. GeoCities là website có lượng truy cập lớn thứ 3 thế giới hồi đó, sau AOL và Yahoo. Tuy nhiên, sau khi các mạng xã hội như MySpace và Facebook ra đời, GeoCities đã bị vượt mặt bởi không đám ứng được thị hiếu người dùng.
Tháng 4/1999, Yahoo cũng tiến hành thương vụ mua lại Broadcast.com với giá 5,7 tỷ USD, biến doanh nhân Mark Cuban thành tỷ phú. Dịch vụ này khá tiên tiến thời bấy giờ, khi cho phép phát sóng các chương trình radio và TV trên Internet. Yahoo sau đó chia Broadcast.com thành nhiều mảng nhỏ, nhưng không cái nào còn tồn tại đến ngày nay.
Với sự lớn mạnh của mình, Yahoo bắt đầu đi tiên phong trong mô hình quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột – PPC. Mô hình này sau đó cũng nhanh chóng mổ phiến trên Internet và phát triển trên nhiều nền tảng khác, trở thành một nguồn thu tài chính của các mạng xã hội, website nói riêng.
Thời điểm đó, có thể thấy cách miêu tả về Yahoo cũng giống như người ta nói về Google ở thời điểm hiện tại, không chỉ trong phương thức kinh doanh mà còn liên quan đến cả văn hóa làm việc. Tạo cho nhân viên một cách thoải mái để thu lại sự sáng tạo đột phá.
Tom Parker – nhân viên Yahoo giai đoạn 1998 – 2004 cho biết trên Fast Company: "Công ty thoải mái như trường đại học vậy. David Filo còn không đi giày. Chúng tôi có thể mặc quần short và đi dép xỏ ngón đến chỗ làm, y như một công ty khởi nghiệp".
Thời điểm IPO vào năm 1996, Yahoo huy động được 33,8 triệu USD với giá 13 USD/cổ phiếu. Đến tháng 1/2000, giá này lập đỉnh tại 118 USD, kéo vốn hóa công ty lên kỷ lục 125 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng từ giai đoạn này, bong bóng dotcom đã khiến Yahoo mất rất nhiều khách hàng quảng cáo. Vốn hóa của Yahoo bốc hơi hết khi giá cổ phiếu của công ty chỉ còn hơn 4 USD tháng 9/2001.
Bị thế chân bởi các ông lớn
Vào thời điểm Google bắt đầu được biến đến, công cụ tìm kiếm của Yahoo bỗng chốc trở nên lỗi thời và bắt đầu bị rơi vào quên lãng. Theo lý giải, hướng đi của Yahoo đã sớm trở nên mờ mịt khi chỉ hoạt động trong giới hạn của các chỉ mục thuộc trang web của mình. Yahoo cũng không tập trung phát triển công cụ tìm kiếm của riêng công ty để mở rộng hướng đi mà phụ thuộc vào Google.
Kể từ năm 2000, Yahoo đã sử dụng các công cụ tìm kiếm được phát triển bởi Google cho những dịch vụ của mình. Có lẽ lãnh đạo của công ty này cũng vô cùng hối tiếc khi nhiều lần bỏ qua cơ hội mua lại Google.
Lần đầu tiên là vào năm 1998 khi những người đứng đầu của Yahoo tỏ ra không mấy hứng thú với các công nghệ được phát triển bởi Larry Page và Sergey Brin. Dù mức giá mua lại thuật toán được phát triển bởi hai nhà sáng lập của Google chỉ đáng giá 1 triệu USD, nhưng Yahoo đã thẳng thừng từ chối.
Lần thứ hai là vào năm 2002, khi Yahoo từ chối mua lại Google với giá 3 tỷ USD vì cho rằng đây là mức giá quá cao, mặc dù họ đã mua lại Geocities và Broadcast.com với giá cao hơn. Trong cùng năm, Google thay thế Yahoo làm công cụ tìm kiếm mặc định của AOL. Cùng năm đó, Terry Semel - CEO Yahoo khi ấy cũng đề nghị mua Google với giá 3 tỷ USD nhưng hai đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page đã không đồng ý.
Đà đi xuống của Yahoo còn tiếp tục khi vào tháng 7/2006, công ty này thất bại trong việc mua lại Facebook. Thời điểm đó, mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới trong tương lại mới chỉ có 7 triệu người dùng. Trước lời đề nghị 1,1 tỷ USD của Yahoo, Peter Thiel – một trong ba thành viên HĐQT Facebook khi đó - cho biết Mark Zuckerberg chưa bao giờ nghĩ đến việc bán. Tương tự Yahoo cũng bỏ lỡ cơ hội mua eBay và YouTube.
Dù vậy, bức tranh M&A của họ vẫn còn vài điểm sáng. Yahoo mua một công ty nhỏ có tên Ludicorp năm 2005 với giá 25 triệu USD. Công ty này có một website chia sẻ ảnh tên Flickr. Flickr nhanh chóng trở thành một trong những trang chia sẻ ảnh lớn nhất Internet.
Trong thời gian loay hoay tìm “lối thoát”, Yahoo liên tục thay người lãnh đạo mới. Đến năm 2012, Yahoo chọn cựu lãnh đạo Google - Marissa Mayer làm CEO. Bà ngay lập tức muốn thay đổi văn hóa công ty, tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng, đổi logo, thuê các nhân tài truyền thông. Mayer cũng chỉ đạo thương vụ mua lại Tumblr với giá 1,1 tỷ USD năm 2013.
Năm 2013, công ty có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan khi doanh thu đạt 1,13 tỷ USD, lợi nhuận tăng 150% (137 triệu USD). Sau một năm dưới thời Mayer, cổ phiếu của Yahoo tăng từ 14,6 USD lên 26,9 USD.
Tuy nhiên, để đưa Yahoo về thời hoàng kim vẫn quá khó khi thị phần bị những tân binh như Google dần chiếm mất. Năm 2015, thị phần mảng tìm kiếm tại Mỹ của Google là 72,4%. Trong khi đó, Yahoo chỉ có 4,8%.
Tháng 7/2016, đại gia viễn thông Mỹ Verizon thông báo mua Yahoo với giá 4,8 tỷ USD, chấm dứt lịch sử 21 năm của Yahoo trong vai trò một công ty độc lập. Khi đó, Yahoo vẫn có hơn một tỷ người dùng mỗi tháng, cả trên điện thoại và PC. Hai năm sau đó, dịch vụ Yahoo Messenger đóng cửa. Năm 2021, Verizon tiếp tục bán Yahoo cho Apollo Global Management sau 5 năm sở hữu.
Lý giải sự sụp đổ của Yahoo, các chuyên gia cho rằng, Yahoo đã chậm chân trong cuộc chiến quảng cáo khi quá chậm chân trong việc cải thiện hệ thống của riêng mình.
Một nguyên nhân khác, là sự khủng hoảng về độ nhận diện. Yahoo chưa thực sự xác định được họ muốn trở thành một công ty như thế nào khi loay hoay tìm đường phát triển.
- ·Sự thật về thông tin bằng A1 không được lái xe SH và bằng B1 không được lái ô tô
- ·Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghệ An
- ·Thêm sân chơi Pickleball đẳng cấp tại TP.HCM
- ·Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân thăm hữu nghị chính thức Lào
- ·Thủ tướng Chính phủ: Không thể để tình trạng 'thích thì làm, không thích thì thôi'
- ·Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không giãn cách hình thức hoặc 'chặt ngoài, lỏng trong'
- ·Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
- ·Quy hoạch điện VIII
- ·Bộ Y tế bổ sung thêm một loại vắc xin tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi
- ·Lai Châu: Kinh hoàng đá lăn từ đỉnh núi đè nát ô tô, tài xế tử vong
- ·Thủ tướng lập Tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho người dân và doanh nghiệp
- ·Niềm tin xã hội là 'vắc xin tinh thần' trong đại dịch Covid
- ·Chủ tịch nước dự Lễ phát động hưởng ứng tháng hành động vì Người cao tuổi
- ·Chung cư Carina ngừng hỗ trợ tiền thuê nhà: Cư dân bật khóc vì lo lắng
- ·Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, "rộng đường" xuất khẩu nông sản
- ·Thủ tướng chia sẻ về các yếu tố nền tảng phát triển với nhà đầu tư nước ngoài
- ·Bộ trưởng Ngoại giao: Cần hướng tới tự cường, tự chủ vắc xin Covid
- ·Trà Vinh: Kiểm tra 34 cột đo, lấy 8 mẫu xăng dầu thử nghiệm chất lượng
- ·Hình ảnh Thủ tướng tại Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022