【nhân định bóng đá hôm nay】Hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan giám sát của Quốc hội,ànthiệncácnghịđịnhhướngdẫnLuậtQuảnlýnợcônhân định bóng đá hôm nay Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước; các cơ quan, đơn vị sử dụng nợ công, các cơ quan cho vay lại và nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính.
Đã hoàn thiện dự thảo các nghị định theo kế hoạch
Phát biểu khai mạc, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Bộ Tài chính cho biết, Luật Quản lý nợ công được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 14 là một bước cải cách lớn trong công tác quản lý nợ công.
Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục QLN&TCĐN nêu rõ ý nghĩa việc lấy ý kiến về các dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công. Ảnh: Đức Minh |
Luật ra đời để phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013; thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách đầu tư mới được ban hành; khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 8 năm triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công. Luật khắc phục được các tồn tại liên quan đến quy định về: cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, vay nợ của chính quyền địa phương; quản lý rủi ro; thống kê, kế toán, kiểm tra, giám sát nợ công, nâng cao và gắn trách nhiệm giải trình với chức năng, nhiệm vụ quản lý nợ công của các cơ quan có liên quan.
Để đảm bảo tính liên tục, kế thừa và không có khoảng trống pháp lý trong quản lý nhà nước về nợ công khi Luật Quản lý nợ công có hiệu lực thi hành, xử lý các quy định còn chưa đủ chi tiết, đảm bảo luật phát huy đầy đủ hiệu lực và hiệu quả, thì việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý nợ công là cần thiết.
Để hướng dẫn Luật Quản lý nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng dự thảo 6 nghị định, hướng dẫn chi tiết các nội dung về: nghiệp vụ quản lý nợ công; trái phiếu chính phủ; cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; quản lý Quỹ tích lũy trả nợ và quản lý nợ của chính quyền địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng 1 nghị định liên quan tới quản lý vốn ODA, vay ưu đãi.
Đến nay, Bộ Tài chính đã dự thảo nội dung các nghị định, gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan. Dự thảo các nghị định cũng đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi.
Trong quá trình soạn thảo nghị định, Bộ Tài chính cũng tham vấn ý kiến các chuyên gia quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB), ADB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các chuyên gia độc lập trong nước về kinh nghiệm tốt đối với quản lý nợ công. Bộ Tài chính cũng đã tổ chức hội thảo về nội dung phát hành trái phiếu chính phủ và quản lý nợ của chính quyền địa phương.
Ông Trương Hùng Long phát biểu, hội thảo lần này, Bộ Tài chính phối hợp với ADB tổ chức xin ý kiến đối với 4 dự thảo nghị định liên quan đến nghiệp vụ quản lý nợ công; sử dụng và quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ; cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Kết hợp tham vấn và nâng cao năng lực
Với vai trò đối tác, ông Aaron Batten - Chuyên gia kinh tế cao cấp của ADB đánh giá rằng, sự kiện lần này là bằng chứng cho thấy sự tham gia sâu rộng của tất cả các bên vào quá trình xây dựng chính sách của Chính phủ.
Ông Aaron Batten - Chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng ADB phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Minh |
Theo đại diện ADB, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để thay đổi quá trình quản lý nợ công tại Việt Nam theo hướng tăng cường vai trò quản lý, đặc biệt là trong xây dựng các hệ thống cơ quan của Chính phủ để tăng cường sự minh bạch hơn nữa. Rõ ràng, các địa phương cũng có vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quá trình cho vay lại và trả nợ, đảm bảo tính bền vững của nợ cũng như tăng cường mối quan hệ với các đối tác quốc tế.
"Đó là sự đổi mới rất tham vọng của Chính phủ Việt Nam. ADB hy vọng có thể hỗ trợ hết mức để Chính phủ Việt Nam thực hiện những đổi mới này" - ông Aaron Batten khẳng định.
Về Luật Quản lý nợ công, ADB cho rằng tiến độ triển khai các văn bản hướng dẫn đang được đảm bảo khá tốt. Tuy nhiên, để hoàn thiện vẫn còn khá nhiều thách thức cần phải giải quyết. Ví dụ như: Làm thế nào để quản lý tốt các khoản nợ, làm thế nào để xem xét những vấn đề này trong chương trình quản lý nợ công trung hạn; làm thế nào sắp xếp thể chế để quản lý nợ công tốt hơn hay xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chính phủ một cách rõ ràng hơn..., đó là những nội dung chúng ta cần bàn trong giai đoạn này.
Đại diện ADB cũng cho rằng, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn cũng chính là cơ hội nâng cao năng lực cho các cơ quan tham gia triển khai luật tới đây. Chính phủ không thể đảm bảo các cơ quan liên quan cũng như địa phương đủ năng lực để hấp thu các quy định mới, do đó, để giảm bớt rủi ro, cần phải kết hợp quá trình tham vấn với các hoạt động nâng cao năng lực cho các bên tham gia. ADB cam kết sẽ hỗ trợ các đơn vị trong các hoạt động tập huấn cho cán bộ của Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
Đức Minh
(责任编辑:La liga)
- ·17 năm nuôi chồng bệnh liệt giường
- ·Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%
- ·Cứ 100 người chơi mới có 1 người trả lời đúng phép tính này
- ·Bộ trưởng GD&ĐT: Thách thức lớn nhất của thầy cô là đổi mới, vượt lên chính mình
- ·Hi vọng mới cho bệnh nhân ung thư phổi
- ·Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- ·Vị thái sư nào trong sử Việt bị kết tội 'hóa hổ giết vua'?
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Trân thành' hay 'chân thành'?
- ·Nhức đầu vì người yêu có nhiều mối quan hệ “mở”
- ·Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi 'Tiếng nói Xanh' mùa 2
- ·Muốn phá ‘đáy’nhưng chọc đâu… nợ xấu ngoi lên đến đó?
- ·'Con thi giữa kỳ chỉ được 6, 7 điểm, tôi xấu hổ không dám ra khỏi nhà'
- ·Hàng nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên HUBT
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Trập trùng' hay 'chập chùng'?
- ·Bảo vệ làm mất đồ, xử lí thế nào?
- ·Nam sinh gây sốt mạng nhờ nhan sắc đỉnh cao tựa sao Hàn
- ·Thi trượt tiến sĩ 2 lần, giảng viên đại học nghỉ việc lên núi ở ẩn giờ ra sao?
- ·Hệ thống liên cấp Newton: 15 năm khẳng định hình mẫu về giáo dục tiên tiến
- ·Buồn lòng người mẹ trẻ có con bị bệnh hiếm gặp
- ·Sĩ tử hiếm có trong sử Việt với 21 lần thi, 82 tuổi mới đậu cử nhân