【rennes vs lens】Bộ Giáo dục và Đào tạo: Điểm chuẩn tăng là hiện tượng bình thường
Như đã phản ánh,ộGiáodụcvàĐàotạoĐiểmchuẩntănglàhiệntượngbìnhthườrennes vs lens điểm chuẩn vào hệ đại học chính quy ở một số khối ngành, trường cao và tăng vọt so với năm trước tiếp tục diễn ra ở mùa tuyển sinh năm nay. Điểm cao nhưng không đỗ được vào ngành có nguyện vọng học khiến không ít thí sinh khóc ròng. Đặc biệt, có những trường đại học có ngành lấy trên mức 30 điểm (thang 30 điểm đã cộng các điểm ưu tiên). Như vậy có thí sinh đạt điểm tuyệt đối, không có điểm ưu tiên mà vẫn không đỗ.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc xét tuyển đại học là câu chuyện cạnh tranh. (Ảnh chụp trước năm 2020). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn, mùa tuyển sinh năm nay có nhiều đặc biệt. Đây là năm học bị sự tác động của dịch bệnh kéo dài, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT làm 2 đợt, nhiều trường đưa ra các mốc tuyển sinh khác nhau. Cuối cùng, ngành giáo dục cũng hoàn thành nhiệm vụ tuyển sinh với việc xét tuyển, lọc ảo trơn chu. Xét tình hình chung, các trường tuyển sinh năm nay với kết quả khá tốt so với năm 2020. Dựa trên số thí sinh tuyển được trên tổng chỉ tiêu cho thấy đã có những thay đổi đáng kể so với năm 2020. Các trường tuyển được nghĩa là thí sinh trúng tuyển tốt.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, việc điểm chuẩn một số ngành, một số khối trường tăng có một số lý do chính như sau:
Thứ nhất, số thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng 11% (từ 900.000 lên 1.020.000 thí sinh). Số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng tăng gần 24%. Có thể do thí sinh không đi du học; có thể do xu hướng chọn ngành nghề đại học nhiều lên; số thí sinh đăng ký dự thi tăng lên là 152.000 thí sinh so với năm ngoái. Trong khi đó, điểm chuẩn của các trường top trên có tăng nhưng không nhiều, tổng số chỉ tiêu không tăng. Số thí sinh sau khi chọn trường top trên không đạt đã tập trung xuống những trường, ngành top giữa. Đây là lý do quan trọng nhất về tăng điểm chuẩn. Do đó, hiện tượng điểm chuẩn tăng là bình thường.
Thứ hai, tâm lý thí sinh lựa chọn ngành nghề trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay có sự cân nhắc kỹ. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, những ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên là kỹ thuật công nghệ, với 70 mã, nhóm ngành. Tiếp theo là nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, với 64 ngành. Hai khối ngành này chiếm nửa số các ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên so với năm 2020. Sau đó, mới đến các ngành kinh tế, kinh doanh, xã hội nhân văn. Xu hướng chọn các ngành Kỹ thuật công nghệ và giáo viên là tín hiệu đáng mừng cho cả hệ thống.
Thứ 3, trong khi phân tích phổ điểm thi, một số môn như tiếng Anh có kết quả cải thiện so với năm 2020. Điều này góp phần tăng điểm chuẩn như năm nay.
Trước vấn đề hiện tượng điểm chuẩn tăng vọt và đột biến như hiện nay khiến thí sinh có nguy cơ điểm cao trượt nguyện vọng, thậm thí trượt đại học năm nay, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng: “Số lượng các trường tuyển được và tỷ lệ tuyển được năm nay cao hơn năm 2020. Chỉ những em điểm cao không đạt nguyện vọng mới chuyển nguyện vọng hoặc trượt. Điều đó là đáng tiếc. Nhưng các trường còn nhiều hình thức xét tuyển khác nhau, các em có cơ hội trúng tuyển vào phương thức xét tuyển khác”.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc xét tuyển đại học là câu chuyện cạnh tranh. Bộ GD&ĐT đưa ra mô hình xét tuyển nhiều trường, nhiều ngành và cơ hội trong tay thí sinh. Để kỳ thi đi vào thực chất hơn, các trường đánh giá tốt hơn năng lực thí sinh, Bộ GD&ĐT đang xây dựng lộ trình, phương án cho năm tới. Đáng lẽ phương án này sẽ được từng bước đưa vào lộ trình tuyển sinh. Nhưng do những tác động của dịch bệnh từ năm 2020, một số trường xây dựng thêm các phương án khác nhau như: Kỳ thi đánh giá năng lực; Bài kiểm tra tư duy nhưng cũng không tổ chức được. Điều này là hợp lý vì không nên để thí sinh đi lại nhiều lần.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đánh giá: Để tổ chức được kỳ thi tốt nghiệp THPT làm hai đợt như năm nay là một nỗ lực cao của Bộ GD&ĐT cũng như địa phương. Nếu các trường đại học có tổ chức kỳ thi xen giữa cũng chỉ làm học sinh vất vả thêm trong bối cảnh dịch bệnh.
"Dựa trên diễn biến của dịch bệnh, Bộ GD&ĐT sẽ có phương án tuyển sinh để các trường đại học tăng quyền tự chủ trong tuyển sinh. Hoặc các trường liên kết tổ chức thi để bổ sung kỳ thi tốt nghiệp THPT trên tinh thần nhẹ nhàng đánh giá tốt năng lực thí sinh. Thí sinh không phải đi dự thi nhiều lần, các trường vẫn chọn được thí sinh có năng lực phù hợp với ngành mình. Điều quan trọng, việc tổ chức tuyển sinh không làm tăng áp lực thí sinh, xã hội", Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết.
TheoBáo Tin tức
(责任编辑:La liga)
- ·Phát triển kinh tế
- ·TP.HCM: Kí kết 520 hợp đồng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm
- ·Cẩn trọng khi ký kết hợp đồng giao xa
- ·Sẵn sàng cho Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024
- ·Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng ùn tắc hàng hoá để vi phạm pháp luật
- ·Bị cáo cảm ơn công an bắt được sớm để hoàn gần đủ số tiền cướp ngân hàng
- ·Đề nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu cá ngừ về 0%
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Phạm Trung Kiên có dấu hiệu che dấu tội phạm
- ·Hà Nội phát hiện 2 vợ chồng buôn bán thiết bị vệ sinh giả mạo nhãn hiệu
- ·Phạt doanh nghiệp 300 triệu đồng vì sự cố môi trường
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định trong cặp số đưa Bị cáo Hưng là tiền
- ·Khánh thành dự án Bảo tồn tu bổ Lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ
- ·Bắt nhóm đối tượng cho vay nặng lãi hơn 200%/năm
- ·Hộ chiếu logistics thế giới
- ·Thành lập CLB khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
- ·Vụ 2 nhân viên quán bánh mì đánh khách: Chuyển hồ sơ công an quận xử lý
- ·Mười năm hoài niệm về họa sỹ Nguyễn Cương
- ·Sau Thành Bưởi, 21 nhà xe bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải không thời hạn
- ·Xét xử ông Trần Hùng với cáo buộc nhận 300 triệu đồng tiền hối lộ