【du doan bd net】Vướng mắc sẽ được giải quyết theo luật định
Hình ảnh bãi giữa sông Hồng. Ảnh: Khánh Huy |
TP Hà Nội hiện có 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình, với 7 con sông chảy qua địa bàn là: Sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đáy.
Ngoài ra, Hà Nội còn có hệ thống các sông nội địa như sông Tích, sông Bùi, sông Thanh Hà… Toàn TP có hơn 626km đê được phân cấp và trên 132km đê chưa phân cấp, đi qua địa bàn của 26/30 quận, huyện, thị xã.
Cùng với hệ thống sông và đê điều là diện tích đất bãi sông, bãi nổi trên các dòng sông khá lớn, có quy mô khác nhau. Để khai thác các bãi bồi màu mỡ được phù sa bồi đắp hằng năm, trong lịch sử đã hình thành các làng ngoài đê ở nhiều địa phương.
Trong đó, phải kể đến những khu vực dân cư sinh sống lâu đời ngoài đê sông Hồng chảy qua địa bàn các huyện, thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên…Kèm theo đó là làng mạc với hệ sinh thái cộng đồng làng xã về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, đời sống sinh hoạt hằng ngày…
Theo Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cũng đã nhấn mạnh, cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục sông Hồng để sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hoà các không gian hai bên bờ sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô.
TS. KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, thực hiện những chỉ đạo cụ thể trong Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị, TP Hà Nội cần tiếp tục điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô và đồ án Quy hoạch chung Thủ đô, nâng cao chất lượng quy hoạch để đáp ứng những yêu cầu lần đầu tiên đặt ra.
Bên cạnh đó, TP Hà Nội cần tập trung nguồn lực để thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống, đồng thời phải có những động thái mạnh mẽ, quyết liệt hướng tới môi trường sống trong lành, an ninh nguồn nước với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của TP.
Luật Thủ đô năm 2024 đã tạo khung khổ pháp lý mới, từ đó giúp hình thành không gian mới cho hệ thống bãi sông, bãi nổi trên địa bàn TP Hà Nội đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh mới là vừa bảo đảm phòng, chống thiên tai, vừa phát triển kinh tế - xã hội và sinh kế cho người dân.
Với điểm mới trong Luật Thủ đô năm 2024, nhiều vướng mắc về sử dụng bãi sông, bãi nổi trên sông chắc chắn sẽ được xem xét, giải quyết theo luật định. Vấn đề quan trọng hiện nay là các địa phương nằm trong diện này cần sớm tuyên truyền cho người dân hiểu và đồng thuận, từ đó có định hướng khảo sát, đánh giá hiện trạng để áp dụng khi luật chính thức có hiệu lực.
Theo tôi, với vấn đề khai thác bãi sông, bãi nổi trên sông, ngoài bảo đảm nghiêm ngặt yêu cầu phòng, chống thiên tai, các địa phương cần sớm có những định hướng, kế hoạch cụ thể để tăng cường quản lý việc đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai.
Quá trình khai thác các quỹ đất bãi sông, bãi nổi cần tính toán để bảo đảm sự kết nối, phù hợp với không gian hình thái tổng thể đô thị, làng xóm trong khu vực cũng như các khu vực phố phường, làng xóm liền kề. Ngoài ra, là vấn đề phòng, chống lũ, cần căn cứ các dữ liệu hành lang thoát lũ, tính toán kịch bản lũ lụt để bổ sung công viên, cảnh quan hai bên sông, phát triển sản xuất, dịch vụ phù hợp.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cho phát triển du lịch, dịch vụ.
Cơ chế chính sách thu hút người tài về và xây dựng Hà Nội |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chăm lo, nâng cao chất lượng đời sống người có công
- ·Cục Thuế Phú Thọ siết chặt quản lý tem điện tử rượu, thuốc lá
- ·Đề xuất tăng phí trước bạ ôtô tại TP HCM
- ·Infographics: Hướng dẫn miễn, giảm tiền thuế cho doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu gạo ST24, ST25 trong nội địa
- ·Ông Phạm Hoài Trung được điều động giữ chức Cục trưởng Cục Thuế Khánh Hòa
- ·Sẵn sàng khai trương hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
- ·Sẽ sửa luật để tránh gian lận trong hoàn thuế xuất khẩu
- ·Nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã
- ·Vietnam Airlines đăng cai Hội nghị An toàn và Khai thác hàng không thế giới 2023
- ·Bộ Công Thương: Cần điều chỉnh, bảo đảm tính đúng, tính đủ giá cơ sở xăng dầu
- ·Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm 19,4%
- ·Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu hướng tới hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số
- ·Hải quan Khánh Hoà: Thu ngân sách vượt dự toán trong 10 tháng năm 2024
- ·Giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi
- ·Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/7: Gửi tiết kiệm 6 tháng ngân hàng nào lợi nhất?
- ·Hải quan Hải Phòng phối hợp thu 1.081 tỷ đồng tiền phí cảng biển
- ·Chuẩn hóa quản lý hải quan thông qua xây dựng cửa khẩu số
- ·Giá vàng trong nước đảo chiều giảm, bất chấp đà tăng của vàng thế giới
- ·Cục Thuế Thái Nguyên chú trọng quản lý về thuế phí, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất