【ti so lille】“Đàn ông làm được, đàn bà cũng làm được”
(CMO) Ngẫm nghĩ về cuộc sống của chị Kim Út, câu nói ấy của chị quả thật không sai. Cùng là phận liễu yếu đào tơ nhưng mấy ai dám nói chị chân yếu tay mềm.
Từ trồng rừng, quản lý rừng hay trực tiếp trồng trọt, chăm sóc vườn cây ăn trái… cho đến chạy xuồng máy, chạy xe gắn máy cũng không làm khó được người phụ nữ chân quê này. Đó là chị Phan Kim Út, 50 tuổi, ở Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc.
Quyết tâm ắt thành công
Chị Út quê ở tận huyện Đầm Dơi, cuộc đời đưa đẩy chị bén duyên và bám rễ ở xứ rừng tràm đến tận bây giờ. Cũng ở vùng đất phèn này, chị Út nên duyên vợ chồng với anh Châu Minh Tâm cũng dân xứ khác trôi dạt về đây lập nghiệp và xây dựng mái ấm gia đình. Tay trắng, để kiếm sống, vợ chồng chị hợp đồng thuê đất trồng rừng với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ.
Đất đai không ít, tới 40 ha, nhưng cuộc sống chẳng dễ thở chút nào. Đơn giản là vì thời điểm đó rừng chưa cho thu nhập; Cá đồng thì nhiều nhưng buôn bán có được bao nhiêu. Trong cái khó ló cái khôn, chị bàn với chồng phải làm thêm gì đó mới sống nổi. Vậy là vợ chồng chị cùng nhau chăm sóc mấy liếp rẫy, nhờ mấy bờ đu đủ mà cuộc sống gia đình phất lên nhanh chóng. Thời gian sau, chồng chị làm ăn bên huyện U Minh, với nghề thu mua và buôn bán cừ tràm, lâu lâu mới về nhà một lần.
Không quen cảnh ngồi chờ “lương” chồng đem về hàng tháng, chị Út bắt đầu làm kinh tế, trồng chuối giáp mấy bờ bao. Chồng không có nhà, con trai thì bận học, thế mà 5 ha trồng chuối chớ đâu phải ít, một mình chị chăm sóc, rồi đốn chuối, chở chuối đi bán, vì thương lái không đến tận nhà thu mua.
Đâu chỉ vậy, thấy vườn cây ăn trái của người hàng xóm thấy mê, kiến thức không có, kinh nghiệm cũng không nhưng chị Út vẫn quyết định lập vườn cây ăn trái của riêng mình. Không biết thì học, chị theo học nghề mấy tháng trời ở huyện U Minh, rồi cứ thế về làm, làm đến đâu học đến đó. Chịu khó, chăm chỉ, vườn cây ăn trái của chị cứ thế xum xuê, nào là ổi, sầu riêng, quýt đường, bưởi đang bắt đầu cho thu nhập.
Ai hỏi chị phụ nữ mà trồng cây ăn trái vậy có khó lắm không? Chị cười tươi, trả lời: “Thì cũng khó, nhưng cái nào không biết thì hỏi, miễn đừng giấu dốt, đàn ông làm được sao đàn bà mình không làm được chứ”.
Trồng màu đem về thu nhập 100 triệu đồng/năm cho gia đình chị Nguyễn Thuý Kiều (ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời). |
Chuối thu nhập đều đều mỗi tháng ngót nghét 10 triệu đồng, vườn cây ăn trái đang cho trái, hứa hẹn cho thu nhập không ít, cá, gà, ngỗng, rau thì tự túc và sắp tới lứa tràm đến đợt thu hoạch đem về vài trăm triệu đồng.
Nhìn cơ ngơi của chị, ai cũng tắc lưỡi khen thầm, nhưng để có được thành quả đó, từ sáng tinh mơ chị đã ra vườn cặm cụi làm cỏ, bắt sâu, dọn dẹp vườn chuối cho đến khi mặt trời tắt hẳn mới được vô nhà nghỉ ngơi. Chị dự định sắp tới sẽ trồng thêm mít để thoả đam mê trồng trọt, vừa phát triển kinh tế gia đình. Với chị, làm việc cũng là niềm vui, nhất là để lo tương lai sau này cho cậu con trai đang học đại học ở Cà Mau.
Đồng vợ đồng chồng…
Nhìn nhà cửa khang trang, con cái đề huề, ngoan ngoãn, cuộc sống ngày càng vươn lên của vợ chồng chị Nguyễn Thuý Kiều (ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc) hôm nay mới thấy đúng như lời ông bà xưa nói: Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn.
Chí thú làm ăn, biết tích luỹ, sau nhiều năm, vợ chồng chị Kiều có trong tay hơn 9 công đất ruộng. Thời còn trồng lúa, chồng giặm lúa chị cũng đi theo. 2 năm nay, toàn bộ đất ruộng chuyển sang trồng màu, trồng cây ăn trái. Chồng làm giàn, xuống giống, bón phân, chị Kiều cũng nhổ cỏ, tưới nước. Những ngày thu hoạch mấy trăm ký dưa leo, ngoài bán cho thương lái, để kiếm thêm đồng lời, chị lại cùng chồng tất bật ngược xuôi chở rau màu bỏ mối cho mấy điểm chợ ở Sông Đốc, Khánh Hải, Khánh Bình Tây.
Vụ màu nào cũng cho thu nhập cao. Mỗi năm từ mấy công trồng màu đem về không dưới 100 triệu đồng. Mấy công trồng chuối cũng cho thu nhập đều đều vài triệu đồng mỗi tháng. Rồi mai đây, 500 gốc cây ăn trái (cam mật, quýt đường, mít, dừa xiêm lùn...) sẽ đem lại nguồn thu nhập không nhỏ, đời sống gia đình càng phát triển hơn.
Chị Kiều tâm tình: “Là phụ nữ mình không chỉ cần chu toàn chuyện bếp núc, chăm sóc chồng, con mà cũng cần phát huy vai trò trong kinh tế gia đình. Chồng làm thì mình theo phụ giúp, có như vậy kinh tế gia đình mới ổn định. Để gia đình hoà thuận, êm ấm thì vợ nói chồng nghe, chồng nói vợ nghe. Cùng nhau xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng nông thôn mới theo chủ trương kêu gọi của chính quyền địa phương”.
Qua rồi thời phụ nữ chỉ biết chăm chăm chuyện nội trợ, con cái, phụ nữ thời nay đảm đang cả chuyện trong gia đình, chuyện ngoài xã hội, cũng tháo vát làm kinh tế, cũng làm công tác xã hội, có mặt ở khắp “mặt trận”, góp sức mình xây dựng quê hương./.
Ngọc Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·[Infographic] 20 loại hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại
- ·Bệnh nhân mắc Covid
- ·Phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8%/năm
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Thị trường ô tô nhìn từ một kỳ triển lãm
- ·TP.HCM tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có cơ hội đầu tư
- ·Thủ tướng chỉ đạo tăng cường thông tin về thay đổi chính sách nhập khẩu của Mỹ
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Ngân hàng đang quá thận trọng với doanh nghiệp
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Nhà đầu tư nước ngoài đang soát xét toàn diện ngân hàng 0 đồng Oceanbank
- ·Bộ Y tế khẩn tìm hành khách trên 2 chuyến bay VN7161, VN160 liên quan ca mắc Covid
- ·Đẩy lùi khuẩn HP bằng kháng thể phát triển từ lòng đỏ trứng
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Xuất khẩu chịu tác động từ cách mạng 4.0
- ·Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh ở Quảng Nam, Quảng Ngãi
- ·Án mạng nghiêm trọng trong quán karaoke khiến 3 người thương vong
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·TP.HCM cách ly Covid