【sin88 s】Hai kịch bản dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2017
Ngày 16/6/2017, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo Công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017 tại Hà Nội. Chủ đề của Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017 là "đẩy nhanh cải cách vì một nhà nước kiến tạo”.
Nên lựa chọn kịch bản tăng trưởng "tự nhiên"
Theo VEPR, báo cáo được thực hiện trong bối cảnh tăng trưởng có xu hướng chững lại, năng suất nền kinh tế chậm cải thiện. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (tháng 6/2017) đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuân lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.
Bên cạnh đó, thị trường và các nhà đầu tư cũng đang theo dõi chặt chẽ quyết tâm cũng như khả năng của Chính phủ mới trong việc cam kết xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, minh bạch và phục vụ.
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017 cung cấp tổng quan kinh tế thế giới 2016 cũng như tổng quan kinh tế Việt Nam, từ đó phân tích những yếu tố nhằm cải cách thể chế để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam. Theo đó, VEPR đã đưa ra hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam.
Kịch bản thứ nhất, tăng trưởng 6,7% có thể đạt được với quyết tâm cao của Chính phủ, nhưng sẽ đặt ra vấn đề bền vững trong tăng trưởng, lạm phát dự báo ở mức 3,2%. Ở kịch bản này, lạm phát sẽ tăng thêm vì chúng ta sử dụng nguồn lực tương đối nhiều, vượt qua những tiềm năng thực sự của nền kinh tế.
Kịch bản thứ hai, là kinh tế tăng trưởng “tự nhiên”, đạt khoảng 6,37% và lạm phát cả năm dừng ở mức thấp là 2,35%.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nên đi theo kịch bản tăng trưởng “tự nhiên” bởi khi đó Chính phủ mang đúng tính chất kiến tạo, không phải người chơi mà tạo ra luật chơi, trông coi việc thực thi xem người chơi có chơi đúng luật không. Nếu tạo ra một sân chơi đều đặn khiến người chơi thực sự tin vào trò chơi thú vị, họ sẽ say sưa năng động sáng tạo, tạo nên tăng trưởng bền vững hơn nhiều.
Với kịch bản thứ nhất, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo, cần cân nhắc cái giá phải trả khi đạt được mục tiêu tăng trưởng này, đặc biệt là tính bền vững dài hạn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển
Tại hội thảo, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cũng đưa ra một số chính sách khuyến nghị để đảm bảo xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam.
Theo ông Thành, đối với chính sách ngắn hạn, cơ quan hoạch định chính sách cần thận trọng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Đặc biệt, cần chặt chẽ và độc lập trong điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng tín dụng trong năm 2017.
Chính phủ cần phải thực hiện nghiêm túc chính sách tinh giản biên chế, cắt giảm chi thường xuyên, tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng tinh giản, đồng thời nên cắt bỏ những khoản hỗ trợ dành cho hoạt động nhờ vào ngân sách nhà nước như khu vực hội, đoàn thể.
Về lâu dài, ông Thành cho rằng cần có chính sách trong trung, dài hạn như: Cải cách thể chế để xây dựng nhà nước kiến tạo, đặt nền tảng cho những nguyên tắc căn bản của xã hội, người dân; Giải quyết các mối quan hệ lớn thông qua xây dựng hoặc sửa đổi luật pháp; đồng thời, phân định quyền tài sản đối với tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững...
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017 đang tiếp tục hoàn thiện, dự kiến sẽ được phát hành chính thức vào tháng 9/2017. |
Phúc Nguyên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngăn chặn dịch Covid
- ·Nước sông Cầu dâng cao, Bắc Ninh tập trung hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng
- ·Vụ 149 người ngộ độc vì bánh mì: Chủ tiệm bị 90 triệu đồng, trả toàn bộ viện phí
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 17/9/2024: Bão số 4 trên Biển Đông, mưa to khắp 3 miền
- ·Hơn 7 nghìn tài khoản đăng ký trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
- ·Vào thôn lũ ngập trắng ở Hiệp Hòa, nghẹn lòng cảnh chèo thuyền đưa cơm từng nhà
- ·Chi tiết hướng di chuyển sau vụ sập cầu Phong Châu, cấm xe cầu Tứ Mỹ, Trung Hà
- ·Hà Nội mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường ngập sâu
- ·Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai tạm thời ngừng hoạt động xuất khẩu hàng hoá
- ·Miền Bắc tiếp tục mưa lớn, điểm tên nhiều nơi nguy cơ lũ quét, ngập lụt
- ·Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- ·Giám đốc Công an Phú Thọ: Không loại trừ vật trôi va đập gây sập cầu Phong Châu
- ·TPHCM kêu gọi hỗ trợ 'cao nhất, nhanh nhất' với người dân bị ảnh hưởng lũ lụt
- ·Bí thư Hà Nội cùng người dân xuống đường tổng vệ sinh môi trường sau bão Yagi
- ·Lĩnh vực nào chi tiêu nhiều nhất cho chuyển đổi số?
- ·Thiệt hại nặng nề do mưa lũ, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
- ·Dự báo thời tiết 15/9/2024: Miền Bắc nắng thu tới 35 độ, Nam Bộ mưa lớn kéo dài
- ·Gần 200 nhà hư hỏng sau bão, Yên Bái sơ tán gấp 1.200 hộ dân khỏi nơi nguy hiểm
- ·Đa dạng hóa sản phẩm thông qua chế biến nông sản
- ·Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún