【bongdaso.v】Từ Trường Dục Thanh đến Bến Nhà Rồng
(CMO) Hồi năm cuối phổ thông, trong nhiều tiết học Văn, tôi ấn tượng sâu đậm khi học bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, của Nhà thơ Chế Lan Viên.
Sau phần giới thiệu, thầy giáo bắt đầu giọng đọc:
“Ðất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre
Ðêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương”.
Cả lớp lặng im trong xúc động, bùi ngùi.
Thầy giáo là bộ đội xuất ngũ, từng vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Có lẽ vì thế mà tình yêu thương, kính trọng Bác càng đặc biệt. Giọng thầy trầm ấm, mạch cảm xúc được diễn tiến theo từng cung bậc cho đến hết bài thơ. Càng nghe thầy phân tích từng chữ từng câu, càng thấm thía hơn tình yêu thương cao cả, vì nước, vì dân của Bác.
Sau này, có dịp đến Bến Nhà Rồng, nơi Bác rời chân“tìm đường đi cho dân tộc theo đi”vào ngày 5/6/1911, những câu thơ của Nhà thơ Chế Lan Viên một lần nữa bừng sống dậy.
Hôm ấy, không biết từ đâu vang lên câu hát “Từ thành phố này người đã ra đi. Bao năm ước mơ đón Bác trở về…” (của Nhạc sĩ Cao Việt Bách), làm lòng tôi thêm bồi hồi khó tả. Cảm thấy một điều gì đó quá đỗi thiêng liêng… Cảm thấy tự hào vì được đến tận nơi trở thành mốc son lịch sử.
Những ngày tháng Tư lịch sử, lại may mắn được đến Trường Dục Thanh (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi Bác từng ở và dạy học trước khi vào Sài Gòn để “ra đi tìm chân lý cứu nước non”.
Trường Dục Thanh (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi Bác Hồ từng ở và dạy học trước khi vào Sài Gòn để ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh: Thanh Chi |
Lặng lòng trước bao nhiêu hiện vật lưu dấu tích Bác Hồ. Ðó là phòng học với 3 dãy bàn ghế, 2 tấm bảng đen Bác từng đứng lớp. Nhà Ngư, nơi nội trú của thầy giáo và học trò ở xa đến dạy và học, trong đó có Bác. Vẫn còn đó bộ ván gõ 3 tấm, nơi Bác ngủ hàng đêm; bộ bàn, bộ trường kỷ, cầu thang gỗ, chiếc tủ gỗ, khay và ly uống nước… Bác từng dùng. Cây khế trong sân trường được Bác hàng ngày chăm sóc đến nay đã hơn 100 tuổi, dù thân chính chết đi nhưng lại ra nhiều nhánh phụ, phát triển tốt tươi và hàng năm đều đều ra hoa, kết trái.
Theo các tài liệu, khi tới trường, Bác 20 tuổi, là thầy giáo trẻ nhất. Tại đây, Bác dạy chữ Quốc ngữ, chữ Hán và cả thể dục, thể thao. Bác còn dạy tiếng Pháp khi giáo viên bộ môn này vắng mặt.
Tháng 2/1911, sau 6 tháng lưu lại nơi đây, Bác đã rời trường để vào Sài Gòn. Tuy thời gian dạy học ở trường không dài nhưng Bác đã để lại trong lòng học trò những ký ức khó quên về sự thương yêu, gần gũi với học sinh; đức tính chịu khó, khiêm nhường; tinh thần ham đọc sách, tìm tòi học hỏi; sự quan tâm, hoà đồng với cuộc sống người lao động…
Có một điều thú vị là, khi tìm hiểu thêm về Trường Dục Thanh, được biết, đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước thành lập, hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Các sĩ phu khi ấy đứng ra thành lập 3 tổ chức gồm: Dục Thanh Học Hiệu (Trường Dục Thanh) để dạy chữ cho con em những người yêu nước và lao động nghèo; Liên Thành Thư Xã: truyền bá các sách báo có nội dung yêu nước; Liên Thành Thương Quán: làm kinh tế gây quỹ hoạt động, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Trong các ngành nghề của Liên Thành Thương Quán có việc sản xuất nước mắm với thương hiệu Liên Thành và thương hiệu ấy tồn tại cho đến ngày nay (hơn 100 năm).
Phòng học, nơi Bác từng đứng lớp ở Trường Dục Thanh. |
Chính Liên Thành Thương Quán đã giúp đỡ Bác về tài chính và làm giấy thông hành tên Văn Ba cho Bác khi vào Sài Gòn; đồng thời bố trí Bác ở lại chi nhánh của Liên Thành tại Chợ Lớn. Ngôi nhà này nay là Di tích Lịch sử Nguyễn Tất Thành, số 5, Châu Văn Liêm, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
Thật xúc động, tự hào, bởi những nơi Bác từng đến đều để lại dấu ấn đẹp và giờ đây đều trở thành những khu di tích, không ít nơi xây dựng bảo tàng; trong đó có Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Bình Thuận được xây dựng cạnh Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh ở TP Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng, trưng bày rất nhiều sách báo, hình ảnh, tư liệu, hiện vật về Bác.
Có người bảo, riêng chuyện hy sinh tất cả để ra đi “tìm hình của nước”, tìm thế đứng cho dân tộc, mang lại áo ấm cơm no, tự do độc lập, hạnh phúc cho đồng bào, đã cho thấy một nhân cách lớn, một tư tưởng vĩ đại của Bác. Nhưng cái vĩ đại của Người không chỉ ở chuyện lớn lao, mà còn hiện hữu ngay những sinh hoạt đời thường. Tất cả đã trở thành mẫu mực, là những bài học quý báu để lại cho đời. Ðã có hàng ngàn bài báo, hàng trăm mẩu chuyện kể về những cái đời thường mà vĩ đại của Bác, hàng ngàn tấm gương điển hình học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Học Bác, làm theo Bác, bày tỏ lòng yêu kính Bác ở mỗi người, mỗi nơi đều có những cách riêng. Tôi có một người bà con, là dân lao động bình thường. Bỗng một ngày ông quyết định “dấn thân” làm công tác khuyến học. Ông tâm sự rằng, có lần tình cờ đọc được bài báo, trong đó có nói về ham muốn tột bậc của Bác Hồ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Nước nhà được độc lập rồi, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em hoàn cảnh khó khăn mà dở dang chuyện đến lớp, ông muốn góp một phần công sức của mình thực hiện tâm nguyện của Bác Hồ. Vậy là bền bỉ mấy chục năm qua, ông vẫn miệt mài chăm lo công tác khuyến học, giúp đỡ rất nhiều học sinh có thêm điều kiện và động lực học tập.
Ðã từ lâu lắm rồi, mỗi khi Tết về, người dân phường Tân Thành, xã Tân Thành (TP Cà Mau) đều lập bàn thờ thắp nhang tưởng nhớ Bác. Cứ độ 25 Tết là bà con đã chú ý tới chuyện làm bàn thờ. Người có điều kiện thì làm quy mô, trang hoàng lộng lẫy; người eo hẹp thì chỉ cái bàn trải khăn, 2 trái dưa hấu, bình bông, chính giữa là hình của Bác. Với họ, thờ Bác đơn giản là để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn, bởi nhờ Bác mà có cơm ăn áo mặc, được sống trong hoà bình. Việc lập bàn thờ thờ Bác vào những ngày xuân còn được nhiều bà con ở các huyện Ðầm Dơi, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển… nhiều năm qua thực hiện.
Tháng Năm về với nhiều cảm xúc. Ðây đó trên đường, cờ hoa rợp bóng chào mừng sinh nhật Bác. Trong công sở, cơ quan, trường học, điểm sinh hoạt cộng đồng… nhiều hoạt động tri ân, học tập tấm gương Người. Và trong lòng hàng triệu trái tim Việt Nam, Bác vẫn luôn là điểm tựa, là niềm tin, là ánh đuốc soi đường trong hành trình dựng xây đất nước./.
Huyền Anh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Soi kèo góc Dortmund vs PSG, 2h00 ngày 2/5
- ·Soi kèo phạt góc Atalanta vs Fiorentina, 23h00 ngày 2/6
- ·Soi kèo phạt góc Trung Quốc vs Thái Lan, 19h00 ngày 6/6
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Soi kèo góc Osasuna vs Villarreal, 19h00 ngày 25/5
- ·Soi kèo góc Sevilla vs Cadiz, 0h30 ngày 16/5
- ·Soi kèo góc U23 Iraq vs U23 Indonesia, 22h30 ngày 02/05
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Soi kèo phạt góc Sanfrecce Hiroshima vs Jubilo Iwata, 12h00 ngày 1/6
- ·Thời tiết hôm nay 02/1: Nam Bộ mưa tăng cùng thời điểm triều cường, Bắc Bộ rét đậm
- ·Soi kèo phạt góc Hàn Quốc vs Trung Quốc, 18h00 ngày 11/6
- ·Soi kèo phạt góc Central Coast Mariners FC với Adelaide United, 16h00 ngày 1/5
- ·Soi kèo phạt góc Everton vs Sheffield United, 21h00 ngày 11/5
- ·Tây Ninh Smart
- ·Soi kèo góc Marseille vs Atalanta, 2h00 ngày 3/5
- ·Soi kèo phạt góc Trung Quốc vs Thái Lan, 19h00 ngày 6/6
- ·Soi kèo góc Man City vs MU, 21h00 ngày 25/5
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Soi kèo phạt góc Hungary vs Thụy Sĩ, 20h00 ngày 15/6