会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số trận ac milan】Tiếp tục xứng đáng là Quân đội nhân dân anh hùng!

【tỷ số trận ac milan】Tiếp tục xứng đáng là Quân đội nhân dân anh hùng

时间:2024-12-23 22:16:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:897次

Từ những ngày đầu thành lập…

Cách đây 80 năm,ng ltỷ số trận ac milan tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và do đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội. Đồng chí Hoàng Sâm được cử làm Đội trưởng. Đồng chí Xích Thắng (Vương Mạc Thanh) làm Chính trị viên. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có Chi bộ Đảng lãnh đạo.

Thực hiện chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Trong một tháng phải có hoạt động. Trận đầu nhất định phải thắng lợi”, 17 giờ ngày 25-12-1944 (ngay sau ngày thành lập), đội đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập đồn Phai Khắt (đóng tại tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và 7 giờ sáng 26-12-1944, lại đột nhập tấn công đồn Nà Ngần (đóng tại xã Cẩm Lý, châu Nguyên Bình, nay thuộc xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) với hai chiến thắng mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta.

80 năm qua, quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. Trong ảnh: Khẩu đội SMPK 12,7mm luyện tập xử lý tình huống tác chiến phòng không - Ảnh: Ðào Văn Hiệu

Tháng 3-1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cả nước là Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân và các tổ chức vũ trang khác thành Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh. Đội đã đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ cách mạng. Từ tháng 4-1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Ngày 15-5-1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam giải phóng quân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân tiến hành tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945 và đã giành thắng lợi. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình lịch sử tuyên bố với thế giới, với quốc dân đồng bào Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á đã ra đời. Đồng thời Việt Nam giải phóng quân đổi thành Vệ quốc quân. Năm 1946, Vệ quốc quân đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Năm 1950, đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 22-12-1944, ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước nhiều khó khăn chồng chất, cùng một thời điểm phải đối phó với 3 loại giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Ở Nam Bộ, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp được Anh, Nhật giúp sức đã trắng trợn gây hấn ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tại Bắc Bộ và Trung Bộ, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10-1945, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đã chiếm đóng hầu hết các thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra. Trong bối cảnh đó, Vệ quốc quân vừa xây dựng vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, các lực lượng vũ trang đã cùng với lực lượng tự vệ chống giặc ngoài, thù trong, góp phần bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm đầu của chính quyền cách mạng. Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, Vệ quốc quân đã anh dũng chiến đấu ở Thủ đô Hà Nội, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, đánh bại âm mưu “bình định” và “phản công” của địch, cùng toàn dân giành thắng lợi cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953-1954) với 5 đòn tiến công chiến lược, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất  rộng lớn.

…đến tiến lên chính quy, hiện đại

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quân đội nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, từng bước hiện đại, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam, từng bước đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, mà Trung ương Đảng xác định đó là “trụ cột bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình”, quân đội ta nhanh chóng xây dựng theo kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất (1955-1960) với phương châm: Tích cực xây dựng quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại.

Ở miền Nam, tháng 6-1954, Mỹ dựng chính quyền Ngô Đình Diệm và ráo riết khủng bố tàn bạo. Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) mở rộng đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng. Ngày 17-1-1960, nhân dân các huyện Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phúc, tỉnh Bến Tre đồng loạt nổi dậy, phá thế kìm kẹp, tạo nên phong trào “Đồng Khởi” lan rộng ra nhiều tỉnh Nam Bộ, khu 5. Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15-2-1961, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, bộ phận trực tiếp của Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam. Quân đội ta lần lượt giữ gìn và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam, đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968), chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộc tập kích bằng không quân, hải quân lần thứ hai vào miền Bắc của đế quốc Mỹ (1969-1972). Với tinh thần dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, quân và dân miền Bắc đã đánh thắng cuộc tập kích chiến lược lần thứ hai bằng B52 của Mỹ, lập nên kỳ tích “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội. Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Nam - Bắc, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” ngày 27-1-1973.

Sau khi hiệp định được ký kết, với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ chưa chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Trong quá trình rút quân, đế quốc Mỹ vẫn để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự và giao lại cho quân đội Sài Gòn toàn bộ cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh. Dựa vào viện trợ của quan thầy Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm vùng giải phóng của ta.

Nắm chắc được âm mưu của địch, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10-1974 và đầu năm 1975 đã kịp thời đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong tình hình mới, chỉ rõ sự xuất hiện thời cơ lịch sử và nêu quyết tâm chiến lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh thực dân mới của đế quốc Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cờ Tổ quốc tung bay trước tòa nhà chính của Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thu non sông về một mối. Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Tiếp tục xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

Trong giai đoạn cách mạng mới, nhiệm vụ của quân đội được Trung ương Ðảng nêu rõ: “Ra sức bảo vệ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta… bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, biên giới và hải đảo của nước Việt Nam thống nhất. Tích cực tham gia sản xuất, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.


Để thực hiện nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong 5 năm (1976-1981). Quân đội nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, cùng quân, dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary; hồi sinh, tái thiết đất nước Campuchia.

Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1979, quân đội ta đã triển khai cuộc vận động “Phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu”. Quân đội ta đã có đóng góp xứng đáng vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của gần 40 năm đổi mới đất nước. Đồng thời “Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược an ninh mạng quốc gia và các chiến lược quốc phòng, an ninh chuyên ngành khác. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. Chủ động, tăng cường hợp tác và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh”1.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành cùng với những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ, quân đội ta đã xây đắp nên những truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Hiện nay, trên thế giới và khu vực xu thế lớn là hòa bình, hợp tác, hội nhập và phát triển, tuy nhiên vẫn có những diễn biến phức tạp, khó lường vượt ra ngoài dự báo. Vì vậy, bên cạnh thuận lợi, thời cơ thì cũng đan xen nhiều khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp đổi mới và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh 4 nguy cơ mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã nêu ra đang được ngăn chặn, đẩy lùi từng bước thì hiện nay lại xuất hiện 5 vấn đề bức xúc của xã hội ảnh hưởng hằng ngày, hằng giờ đến tư tưởng, sức khỏe và tính mạng của các tầng lớp nhân dân. Đó là an toàn thông tin mạng, an toàn môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn giao thông và an toàn về y tế, sức khỏe. Các thế lực thù địch, phản động đang đẩy mạnh “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Chúng sử dụng mạng xã hội, internet tung ra các tài liệu xấu, độc nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo, hòng gây nghi ngờ, chia rẽ trong nội bộ, chia rẽ Đảng với nhân dân, chia rẽ Đảng với quân đội và phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang. Trong bối cảnh đó, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp tục xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, đội ngũ cán bộ quân đội có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có đạo đức, lối sống tốt, có năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn, có quan hệ chặt chẽ, máu thịt với nhân dân.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân trong bối cảnh Đảng ta đang chỉ đạo triển khai cuộc cách mạng tư duy và tinh gọn tổ chức bộ máy hướng tới Đại hội XIV của Đảng, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc giàu mạnh và thịnh vượng, chúng ta tin tưởng sâu sắc quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng xứng đáng là đội quân xung kích, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển.

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật. Hà Nội 2021, tr.160.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Thêm 19 mẫu nước Sông Đà có kết quả xét nghiệm đạt chuẩn về Styren
  • Cơ hội làm việc tại môi trường giáo dục chuẩn quốc tế tại Cố đô
  • Tái cấu trúc Đại học Huế, tạo đột phá về chất
  • Cố vấn tinh thần của Kremlin hứng chịu mất mát lớn
  • Dịch bệnh bùng phát: Cục Hàng không đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân viên
  • Một loạt vụ đánh bom, phóng hỏa xảy ra ở nam Thái Lan
  • Lo ôn và lo học cho tốt
  • Phong Điền: Gần 300 học sinh tham gia ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe”
推荐内容
  • Cộng đồng mạng kêu gọi giải cứu nông sản Hải Dương bị dồn ứ do dịch Covid
  • Giá heo hơi hôm nay ngày 27/11/2023: Đi ngang ngày đầu tuần
  • Agribank sẽ nâng tỷ trọng dư nợ cho nông nghiệp tới 80%
  • Mỹ sản xuất tiền dành cho phong tục lì xì dịp Tết Ất Mùi
  • Tuần hàng Việt tại quận Hà Đông: Kích cầu tiêu dùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm
  • 70% cử nhân công nghệ thông tin phải đào tạo lại