【tỷ số croatia hôm nay】Đâu là rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ?
Hàng Việt Nam đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 6 tỷ USD Xuất khẩu cao su sang Hoa Kỳ tăng cả lượng và trị giá Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ nhập từ Việt Nam |
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: N.T |
Theo số liệu của Tổng cục Hải qua, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 55,1 tỷ USD, tăng 24% (chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), thặng dư thương mại đạt 48 tỷ USD đóng góp chung vào tổng thặng dư thương mại của Việt Nam là 12 tỷ USD.
Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm với kỳ vọng sẽ tiếp tục năm thứ 3 liên tiếp tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mốc trên 100 tỷ USD cả năm 2024, và vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm.
Các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp vào đà tăng trưởng như dệt may, da giày, đồ gỗ và nội thất, điện tử, máy móc thiết bị...
Đặc biệt, sau thời gian chững lại, gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng trưởng trở lại với tốc độ ấn tượng trong 5 tháng đầu năm 2024 (22,9% trong khi các nước tăng trưởng trung bình 5%).
Riêng mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam tính đến tháng 5 năm 2024 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023, nước đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu giày dép và túi xách sang Hoa Kỳ.
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán Thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ kết quả này có được từ nhu cầu thị trường tăng trở lại, các sản phẩm trong kho đã sử dụng hết. Bên cạnh đó còn là nhu cầu “tích trữ” đề phòng những biến động có thể xảy ra trong giai đoạn hậu bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2025 và nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm của Việt Nam trong thời gian tới khi mùa đông và mùa mua sắm đang trở lại.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kim ngạch thương mại giữa hai nước, hiện nay, Hoa Kỳ đang có rất nhiều rào cản đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, điển hình là các biện pháp phòng vệ thương mại thông qua điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và lẩn trách các biện pháp thuế phòng vệ thương mại cũng như chuyền tải hàng hoá.
Tính đến tháng 6 năm 2024, Hoa Kỳ là quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, với 11 vụ việc.
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng, xu thế chung hiện nay là các thị trường lớn, trong đó có Hoa Kỳ, tiếp tục vận dụng các rào cản thương mại về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội… nhằm bảo hộ sản xuất và bảo vệ người tiêu dùng trong nước, làm tăng chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu.
Trong khi đó, với quốc gia đang phát triển và đông dân số như Việt Nam, các ngành xuất khẩu chủ lực trên đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, là ngành mang lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế, dịch chuyển lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Do đó, khi Hoa Kỳ ngày càng tăng cường siết chặt các biện pháp nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững ký kết năm 2019 để từng bước cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, nhập khẩu các mặt hàng mà Hoa Kỳ có thể mạnh như mặt hàng nông nghiệp (hoa quả, thực phẩm, nguyên liệu bông phục vụ ngành dệt may xuất khẩu...).
Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ (DOC), phối hợp và hợp tác với cơ quan điều tra trong việc cung cấp thông tin, tiếp đoàn thẩm tra tại doanh nghiệp và tham gia đầy đủ các bước theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh DOC mở rộng thẩm quyền cũng như bổ sung các quy định về điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp (quy định về trợ cấp xuyên biên giới, có tính đến các yếu tố như môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ v.v.).
Các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong ngành hàng liên quan cần tiếp tục phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; cải thiện cơ cấu sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của ngành; thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh quá trình nội địa hóa...
(责任编辑:World Cup)
- ·Giữ vững cân đối thu ngân sách Nhà nước: Bảo đảm ‘thu đúng, thu đủ, thu kịp thời’
- ·Đội Bình Dương đoạt giải nhất
- ·Start up biến rác nhựa thành giỏ trang trí nội thất bền gấp 5 giỏ thường
- ·Vừa góp vốn vào Yeah1, Tổng giám đốc Đào Phúc Trí xin từ nhiệm
- ·Mua đặc sản Sài Gòn làm quà ở đâu giá tốt, chất lượng?
- ·“Truyền lửa” cho người đam mê đờn ca tài tử
- ·Kỷ niệm 10 năm thành lập khu du lịch Đại Nam
- ·TX.Tân Uyên: Trao giải hội thi tìm hiểu Luật Di sản văn hóa
- ·Bộ Công thương chỉ thị dự trữ xăng dầu cho dịp tết Nguyên đán 2024
- ·Liên hoan Tiếng hát Hoa phượng đỏ TX.Thuận An: Phường An Thạnh đoạt giải nhất
- ·Quy hoạch điện VIII: Đến năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện
- ·Nhận diện sát khí trong phong thủy
- ·Phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một: 15 chi bộ tham gia hội thi Tiếng hát karaoke Thiêng liêng tình Bác
- ·Đôi điều về trại sáng tác tổng hợp năm 2018
- ·Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
- ·Hấp dẫn và ý nghĩa
- ·Chủ tịch SZG: Trần Hoài Nam bất ngờ từ nhiệm
- ·TX.Thuận An: 177 thí sinh tham gia hội thi viết thư pháp và thiết kế thiệp chúc xuân năm 2018
- ·Quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·TP.Thủ Dầu Một: Xây dựng nếp sống văn minh đô thị