【xem bảng xếp hạng bóng đá pháp】“Doanh nghiệp Việt sẵn sàng đầu tư và làm được”
Samsung đã công bố các linh kiện để tìm nhà cung ứng tại Việt Nam,ệpViệtsẵnsàngđầutưvàlàmđượxem bảng xếp hạng bóng đá pháp đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách đối với các DN Việt. Ông đánh giá điều này như thế nào? Liệu các DN Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu của Samsung?
Hiện nay Samsung đã giới thiệu các mặt hàng đang cần tìm nhà cung cấp. Đối với những mặt hàng điện tử như điện thoại di động thì chỉ một số ít DN Việt Nam tiếp cận và cung cấp trực tiếp cho Samsung, còn lại là cung cấp thứ cấp (có nghĩa là cung cấp cho các nhà cung cấp trực tiếp). Với các sản phẩm khác đơn giản hơn như vỏ bao, khay nhựa, hệ thống giá gỗ, bao bì thì Việt Nam có thể làm được và tăng dần sản lượng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên các sản phẩm điện thoại di động là sản phẩm công nghệ cao đòi hỏi phải có quá trình phát triển lâu dài và đây là cơ hội rất tốt cho Việt Nam.
Chúng ta đã biết Samsung là tập đoàn toàn cầu có thị trường ở khắp thế giới và có 3 nhà máy ở Việt Nam. Riêng nhà máy Samsung Bắc Ninh năm 2014 đã XK 7 tỷ USD, chủ yếu là điện thoại di động, bên cạnh đó Samsung Thái Nguyên cũng có doanh số rất lớn. Đây là những thị trường rất lớn về sản phẩm lắp ráp để cho DN Việt Nam thực hiện cung cấp phụ tùng, linh kiện. Tôi cho rằng, trong tương lai tỷ lệ DN Việt cung ứng cho Samsung sẽ tăng dần lên. Hiện nay qua khảo sát của Samsung và Bộ Công Thương, một số DN Việt Nam đã có đủ điều kiện để cung cấp bước đầu linh kiện điện tử cho điện thoại di động.
Trong lĩnh vực điện tử, ông đánh giá như thế nào về sự thay đổi và khả năng tham gia của DN công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam cho Samsung, kể từ hội thảo năm ngoái, khi mà Samsung đặt vấn dề “Việt Nam không làm nổi cái đinh vít” gây xôn xao dư luận?
Năm ngoái hầu như Samsung chưa tìm được nhà cung cấp đáng kể nào, nhưng năm nay có khoảng hơn 20 nhà cung cấp cho Samsung, ngoài ra có nhiều DN cung cấp linh kiện phụ trợ, công cụ sản xuất như băng dính, bao bì, thiết bị bảo hộ lao động... Tôi cho rằng tuy chưa nhiều nhưng đó cũng là thành công rõ rệt và qua thực tế khảo sát, Samsung cũng thống nhất với đánh giá của chúng tôi.
Liên quan đến câu chuyện Việt Nam chưa làm được cái đinh vít của năm ngoái, có nhiều vấn đề cần phải nói. Thực ra “không làm được” hay “không được làm” là hai khái niệm khác nhau. Hiện nay Việt Nam có thể làm được nhiều loại đinh vít, ví dụ như Công ty Indovit, họ có nhiều dây chuyền hiện đại để làm được các loại đinh vít, nhưng người ta sẽ không làm nếu không được làm. Vì nếu không được làm thì sản lượng nhỏ và giá thành sẽ không thể cạnh tranh được. Nhưng nếu vào được chuỗi sản xuất quy mô như của Samsung, riêng sản phẩm là sạc pin điện thoại thì mỗi cái có đến 4-5 con vít, với sản lượng hàng chục triệu sản phẩm một năm thì DN Việt Nam sẵn sàng đầu tư và làm được. Như vậy, DN Việt có năng lực và nếu có thị trường thì họ sẽ đầu tư để phát triển.
Về chính sách, dù đã có các chính sách cho CNHT nhưng trên thực tế, nhiều DN khó tiếp cận?
Trước đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các cơ chế chính sách phát triển 6 ngành công nghiệp hỗ trợ: Điện tử tin học, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và công nghệ cao, chính sách hỗ trợ DNVVN. Tuy nhiên có vấn đề là các DNVNN số lượng rất lớn, đa phần có năng lực tài chính hạn hẹp, trong khi các chính sách trên phù hợp với những dự án đầu tư lớn.
Hiện Bộ Công Thương đã trình Chính phủ Nghị định về phát triển CNHT, theo đó Bộ sẽ xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm phát triển CNHT Việt Nam tiếp cận với CNHT thế giới. Ngoài ra, Luật Đầu tư 2014 vừa có hiệu lực, để các DN CNHT được hưởng chính sách từ Luật này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã soạn thảo các Nghị định hướng dẫn, trong đó có chính sách rất quan trọng là phát triển, đưa DN Việt Nam trở thành các nhà cung cấp cho các tập đoàn toàn cầu. Những chính sách này sẽ tạo ra thị trường, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho DN CNHT trong nước phát triển.
Là cơ quan quản lý trực tiếp lĩnh vực này, ông đánh giá thế nào về khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà đầu tư nước ngoài của DN Việt?
Về mặt lịch sử, DN CNHT Việt Nam chủ yếu là DNVVN. Năm 1994 lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam mới dược dỡ bỏ, năm 2005 Việt Nam ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, từ đó các tập đoàn toàn cầu nước ngoài mới có điều kiện tiếp cận thị trường Việt Nam. Nhờ có sự hỗ trợ của DN nước ngoài, DN CNHT Việt Nam có tiến bộ đáng kể. Ví dụ, điện tử là lĩnh vực tương đối khó đã tìm được một số nhà cung cấp. Đặc biệt về lĩnh vực xe máy đã có những tiến bộ vượt bậc. 20 năm trước Honda Việt Nam sản xuất xe Dream toàn bộ NK, hiện nay xe máy Honda Việt Nam trong nước sản xuất 95-98%, kể cả động cơ, tạo ra thị trường lớn để XK. Đơn cử, xe SH của Việt Nam, trước đây chúng ta NK động cơ từ Italia, hiện nay đã XK ngược trở lại.
Theo ông, hạn chế lớn nhất của DN CNHT của Việt Nam hiện nay là gì và Bộ Công Thương cần có đề xuất như thế nào với các hãng sản xuất lớn như Samsung để giúp DN Việt Nam có thể cạnh tranh và tham gia được vào chuỗi sản xuất của các DN toàn cầu?
Hạn chế lớn nhất của Việt Nam trước hết là về vốn, sau đó là về nhân lực (đào tạo). Lĩnh vực điện tử các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... phát triển trước chúng ta nhiều năm, là lĩnh vực có sự đua tranh quyết liệt. Là nước đi sau nên chúng ta có điều kiện tiếp cận công nghệ mới, nhưng cần có sự nỗ lực của DN (là chính), ngoài ra có sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ thì mới có thể thành công được.
Tôi cho rằng, việc tổ chức các hội thảo để tìm kiếm các DN cung ứng là rất cần thiết, qua đó để các DN lớn tiếp cận với các DN CNHT Việt Nam, định hướng và phát triển các sản phẩm cụ thể mà các DN Việt Nam có thể tham gia, đào tạo bồi dưỡng họ để họ có thể tham gia cung cấp trực tiếp cho Samsung cũng như các DN lớn khác.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- ·Vị vua duy nhất trong sử Việt gả vợ cho cận thần là ai?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Dề dà' hay 'rề rà'?
- ·VinUni trở thành Đại học trẻ nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 Sao
- ·1 người phụ nữ tử vong bất thường trong vườn tiêu
- ·Bé trai 2 tuổi tử vong sau bữa ăn, cô giáo kể lại phút đưa đi cấp cứu
- ·Câu đố mẹo khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia hoang mang
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Dề dà' hay 'rề rà'?
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Bứt rứt ' hay 'bứt dứt'?
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·Gần 60 học sinh, giáo viên tử vong và mất tích sau bão Yagi
- ·Sinh viên không đi học vẫn được tốt nghiệp
- ·Gặp cô giáo 'hoa hậu' nổi tiếng nhờ bức ảnh lấm lem bùn đất dọn trường ở Yên Bái
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Đà Nẵng cho học sinh nghỉ học phòng chống bão số 4
- ·Gần 60 học sinh, giáo viên tử vong và mất tích sau bão Yagi
- ·126 trường ở Hà Nội tạm đóng cửa, tổ chức học online do mưa lũ
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương