【tran atalanta】Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng nào?
Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ tuân thủ tốt pháp luật Sửa quy định về hoá đơn điện tử theo hướng phù hợp nhất với thực tế tình hình của doanh nghiệp Sửa đổi thuế Thu nhập doanh nghiệp để thực hiện Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu |
Theo Bộ Tài chính, hiện vẫn thiếu các chính sách ưu đãi về thuế TNDN phù hợp cho một số lĩnh vực ưu tiên (DN có quy mô nhỏ, DN KHCN...). Ảnh: H.Anh |
Những yêu cầu mới cho việc hoàn thiện chính sách thuế TNDN
Kể từ khi ban hành đến nay, về cơ bản, các nội dung của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và các Luật sửa đổi, bổ sung đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống KT-XH, phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế. Chính sách thuế TNDN ngoài việc đảm bảo nguồn thu quan trọng, ổn định cho NSNN, thực hiện chính sách phân phối lại trong nền kinh tế còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, bối cảnh KT-XH trong nước và quốc tế hiện nay đang có nhiều thay đổi, sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học và công nghệ (KHCN) và CNTT đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và mở rộng của các mô hình doanh mới, nhất là các hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số, kinh tế chia sẻ…, qua đó, cũng đang đặt ra những yêu cầu mới cho việc hoàn thiện chính sách thuế TNDN của Việt Nam.
Bên cạnh đó, qua tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn vừa qua, chính sách thuế TNDN cũng đã phát sinh một số điểm hạn chế cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và xu hướng phát triển trong thời gian tới, bao gồm: quy định về thu nhập miễn thuế, thu nhập chịu thuế, phương pháp tính thuế, các nguyên tắc liên quan đến việc xác định các khoản chi phí được trừ và không được trừ và về chính sách ưu đãi thuế TNDN. Lĩnh vực, địa bàn được hưởng ưu đãi thuế TNDN được mở rộng nhưng vẫn thiếu các chính sách ưu đãi về thuế TNDN phù hợp cho một số lĩnh vực ưu tiên (như ưu đãi thuế cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp KHCN,...) nên cũng cần được rà soát, điều chỉnh.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới, có quy định chính sách ưu đãi thuế TNDN như Luật Đầu tư năm 2020, Luật Hỗ trợ DNNVV 2017…; các quy định về điều kiện, nguyên tắc áp dụng và chuyển tiếp ưu đãi thuế cũng đang phát sinh vướng mắc, chưa thống nhất giữa Luật Thuế TNDN và pháp luật có liên quan.
Đáng chú ý, theo Bộ Tài chính, sửa Luật thuế TNND cũng là để đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế về thuế. Chính sách thuế TNDN ở nhiều quốc gia đang có những kẽ hở dễ bị các công ty đa quốc gia khai thác để giảm thiểu nghĩa vụ thuế, nhất là trong việc chuyển lợi nhuận từ những quốc gia vùng, lãnh thổ có mức thuế suất cao sang những quốc gia hay vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn, gây xói mòn cơ sở thuế và thất thoát nguồn thu ngân sách. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phê duyệt và đồng ý tham gia Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu như một biện pháp để đảm bảo quyền thu thuế và ngăn chặn tình trạng xói mòn cơ sở thuế, trong đó có Việt Nam. Theo đó, chính sách thuế TNDN cũng cần được rà soát để sửa đổi cho phù hợp, đảm bảo quyền đánh thuế của nước ta khi tham gia Trụ cột này.
Sửa đổi, bổ sung 7 nhóm chính sách trọng tâm về thuế TNDN
Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế TNDN sẽ được sửa đổi, bổ sung với 7 nhóm chính sách trọng tâm gồm: hoàn thiện quy định liên quan đến người nộp thuế và thu nhập chịu thuế TNDN; hoàn thiện quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN; hoàn thiện quy định liên quan đến việc xác định thu nhập tính thuế TNDN và phương pháp tính thuế; hoàn thiện quy định về việc xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN; điều chỉnh thuế suất thuế TNDN đối với một số nhóm đối tượng cho phù hợp với các yêu cầu và bối cảnh mới; hoàn thiện các quy định về ưu đãi thuế TNDN; bổ sung các quy định liên quan đến chính sách thuế TNDN để thực hiện Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu. Ngoài việc thực hiện 7 chính sách nêu trên, Bộ Tài chính cũng sẽ rà soát nội dung các điều, khoản của Luật Thuế TNDN hiện hành để chỉnh sửa cho phù hợp, đảm bảo chặt chẽ, không vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Trong đó, đối với hoàn thiện quy định về ưu đãi thuế TNDN, Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định về ưu đãi thuế TNDN về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế, chuyển lỗ; sửa đổi, bổ sung các quy định về nguyên tắc, điều kiện ưu đãi thuế TNDN. Để thực hiện chính sách này, Bộ Tài chính đưa ra nhiều giải pháp như: rà soát, sắp xếp lại các lĩnh vực ưu đãi và địa bàn ưu đãi thuế nhằm góp phần tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, mở rộng cơ sở thu, tập trung khuyến khích ưu đãi thuế vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; dịch vụ chất lượng cao, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xã hội hoá, bảo vệ môi trường, liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đầu tư tại các vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn
Cụ thể, đối với lĩnh vực đặc biệt ưu đãi về thuế TNDN, bổ sung thêm các lĩnh vực đã được quy định tại các luật mới được ban hành gần đây, đảm bảo phù hợp với chủ trương, định hướng của Nhà nước. Theo đó, bổ sung các lĩnh vực được quy định tại Luật Đầu tư năm 2020; bổ sung hoạt động cung cấp một số dịch vụ phần mềm quan trọng và sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số cần ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ... Bổ sung hoạt động cung cấp một số dịch vụ phần mềm quan trọng và sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số cần ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ; doanh nghiệp KHCN theo quy định của Luật KHCN; lược bỏ lĩnh vực “phát triển công nghệ sinh học” để tránh trùng lắp do lĩnh vực này đã được bao hàm trong nhóm lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, công nghệ cao; lược bỏ quy định ưu đãi thuế đối với dự án sản xuất có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng (theo đó chỉ quy định 1 mức quy mô vốn đầu tư tối thiểu là 12.000 tỷ đồng đối với dự án hưởng ưu đãi theo tiêu chí quy mô lớn).
Đối với lĩnh vực ưu đãi thuế TNDN, Bộ Tài chính đề xuất sắp xếp lại theo hướng, bổ sung các lĩnh vực: đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV), cơ sở ươm tạo DNNVV; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ DNNVV, để đảm bảo thống nhất với Luật Đầu tư.
(责任编辑:Thể thao)
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Sôi nổi hội thi tìm kiếm tài năng Medic’s Got Talent
- ·Nobel Văn học 2018 và 2019 thuộc về các nhà văn Ba Lan và Áo
- ·Vui ca hát cùng công nhân lao động
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·[Infographic] Nhà thờ Đức Bà Paris
- ·PGS.TS Đại học Bách khoa chia sẻ bí quyết giảm tiền điện ngày nắng nóng
- ·Không phát triển xanh, chúng ta sẽ phải trả giá
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Hội thi Tiếng hát người cao tuổi TP.Thủ Dầu Một: Phường Phú Lợi đoạt giải nhất
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·7 tiết mục tham dự Liên hoan các di sản văn hóa phi vật thể tại Khánh Hòa
- ·Hiểu về phong thủy với mệnh số con người
- ·Đầu tư ồ ạt dự án điện gió dễ gây quá tải
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Ước mơ trở thành vũ công chuyên nghiệp
- ·Tư vấn sử dụng đá phong thủy
- ·Đài phát thanh
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Nhà thiếu nhi Phú Giáo: Tổ chức sân chơi sáng tạo trẻ