【ket qua tran ha lan】Kỳ vọng lãi suất hỗ trợ tốt cho phục hồi kinh tế
Thông qua Nghị quyết về chính sách tài khoá,ỳvọnglãisuấthỗtrợtốtchophụchồikinhtếket qua tran ha lan tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế | |
Sớm triển khai gói hỗ trợ, tạo sức bật cho nền kinh tế vượt COVID-19 | |
Giám sát “từ xa, từ sớm” với gói hỗ trợ phục hồi kinh tế |
Một điểm tích cực là áp lực tăng lãi suất trong năm 2022 không lớn. Ảnh: Trần Việt/TTXVN |
Không còn dư địa giảm mạnh lãi suất
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau khi dịch Covid-19 bùng phát, NHNN đã tập trung giảm nhanh 3 lần lãi suất điều hành, cũng như chỉ đạo các tổ chức tín dụng điều tiết tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2020 là khoảng 1% và năm 2021 tiếp tục giảm là 0,8%. Đến cuối tháng 11/2021, 16 ngân hàng đã giảm lãi khoảng trên 18.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm phí, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo cam kết. |
heo trung tâm Phân tích đầu tư, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), trong tuần đầu năm 2022, thanh khoản trong hệ thống đã phần nào ổn định trở lại sau 2 tuần gặp nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, diễn biến lãi suất thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) được dự báo sẽ gặp nhiều biến động khó lường trong tháng 1, khi thị trường bước vào giai đoạn cao điểm trước tết Nguyên đán. Thực tế cho thấy, nhu cầu chi trả thanh toán dịp cuối năm tăng lên đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt dồi dào hơn trong các tuần gần đây, khi có thời điểm lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng nhanh và vượt mốc 1%/năm.
Giới phân tích thị trường đánh giá, lãi suất huy động có xu hướng tăng trở lại sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, một phần để thu hút dòng tiền nhàn rỗi trở lại ngân hàng thay vì đổ vào các kênh đầu tư khác, như chứng khoán và bất động sản. Vì thế, theo khảo sát trên thị trường tiền tệ, sang tháng đầu tiên của năm 2022, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã có sự điều chỉnh tăng nhẹ. Điều này gây lo ngại có thể ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là khi 2022 được nhiều doanh nghiệp coi là năm “bản lề” cho các hoạt động phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trong báo cáo chiến lược mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng mặt bằng lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021. Lãi suất nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại, quanh mức 0,25-0,5 điểm %, nhất là trong nửa cuối của năm 2022. Trong khi đó, SSI Research lại cho rằng, dư địa cho việc giảm mạnh lãi suất huy động là không còn, nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2 năm.
Tương tự, trong báo cáo khảo sát điều tra mới đây về tình hình kinh doanh quý 1/2022, các tổ chức tín dụng dự báo mặt bằng lãi suất sẽ được giữ ổn định trong quý 1 này và có thể tăng nhẹ trở lại vào cuối năm 2022. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng khoảng dưới 4% và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng dao động trong khoảng 4,4-5,0% tại các ngân hàng thương mại quốc doanh, và khoảng 4,5-5,2% tại các ngân hàng cổ phần tư nhân. Trong năm 2021, khoảng 9 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng giảm sâu khi các ngân hàng dồi dào thanh khoản.
Áp lực điều hành
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước: Phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay nếu điều kiện cho phép Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, năm 2021, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới có khoảng 118 lượt tăng lãi suất nhưng chỉ có 16 lượt giảm lãi suất. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất, trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thu hẹp gói định lượng, đồng thời dự định tăng lãi suất 3 lần năm 2022 thay vì dự định 2 lần trước đó. Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn nên nguy cơ nhập khẩu lạm phát rất cao. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trên thế giới tăng cộng áp lực lạm phát lớn, chính sách tiền tệ đứng trước nhiều áp lực. Chính vì vậy, năm 2022, trên cơ sở cân đối vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ giữ mặt bằng lãi suất ổn định, phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay nếu điều kiện cho phép. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm thêm lãi suất cho vay. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: Giúp doanh nghiệp tiếp cận khoản vay ưu đãi Hiện các ngân hàng bị ràng buộc với tỷ lệ 40% vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn. Đồng nghĩa, các doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các khoản vay trong gói phục hồi phát triển kinh tế. Do đó, Chính phủ cần làm rõ hơn các giải pháp giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được khoản vay từ gói hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cùng với đó, để giảm áp lực cho ngành ngân hàng thì cần thông qua việc bảo lãnh tín dụng. Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu: Diễn biến lãi suất phụ thuộc nhiều yếu tố Mặc dù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng việc các nền kinh tế lớn đồng loạt có động thái tăng lãi suất để đối phó với lạm phát leo thang sẽ gây ra phản ứng dây chuyền. Tại Việt Nam, trong năm 2022, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, nền kinh tế phục hồi mạnh trở lại, nhiều khả năng lãi suất sẽ tăng, nhưng mức độ tối đa cũng chỉ 0,5-1 điểm %. Trong trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, thì lãi suất có thể giảm nhẹ từ 0,25-0,5 điểm %. H.Dịu (ghi) |
Hiện lạm phát trên thế giới có xu hướng gia tăng, các ngân hàng trên thế giới bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ và xu hướng lãi suất tăng lên. Trong khi nền kinh tế của Việt Nam đặt ra yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất là vấn đề thực sự khó khăn. Do vậy, việc đề nghị ngân hàng giảm lãi vay đã trở thành chủ đề gây tranh cãi, khi một bên cho rằng ngân hàng báo lãi cao nhưng chưa thể hiện trách nhiệm đầy đủ với nền kinh tế, một bên thì lý giải về nỗi lo nợ xấu, rủi ro tín dụng… Vì thế, trong các chỉ đạo của cơ quan quản lý, liên quan đến vấn đề giảm lãi suất thường được thể hiện bằng từ “phấn đấu”, mà không phải là bắt buộc.
Một điểm tích cực là áp lực tăng lãi suất trong năm 2022 không lớn. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VCBS đánh giá, thanh khoản hệ thống sẽ được hỗ trợ từ hoạt động mua ngoại tệ của NHNN, lượng tiền đồng được bổ sung vào hệ thống ngân hàng ở nửa cuối năm theo kênh này ước tính vào khoảng 200.000-300.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các chỉ số liên quan đến huy động vốn và cho vay trung, dài hạn vẫn ở mức an toàn, các ngân hàng hiện cũng đang tăng cường vốn vay quốc tế để thay thế cho việc huy động trong nước, từ đó giúp giảm chi phí vốn, là cơ sở quan trọng để giảm lãi suất đầu ra.
Quốc hội mới đây đã thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, ngành ngân hàng sẽ tham gia vào 2 cấu phần chính. Thứ nhất, thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, Chính phủ sẽ thực hiện hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40.000 tỷ đồng cho một số ngành, lực vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân thuê và thuê mua. Thứ hai, thực hiện các biện pháp liên quan đến chính sách tiền tệ như giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; tiếp tục giảm chi phí hoạt động; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...
Tuy nhiên, các ngân hàng và chuyên gia đều cho rằng, gói hỗ trợ này cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thì ngân hàng mới “dám” cho vay. Bởi với việc hỗ trợ 40.000 tỷ đồng thì lượng tín dụng ưu đãi chảy ra thị trường có thể lên tới 2 triệu tỷ đồng. Hơn nữa, vấn đề hấp thụ dòng vốn giá rẻ này như thế nào cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng, không thể như “bài học” năm 2009 khi dòng vốn chạy vào các thị trường tài sản, thành hiện tượng “bong bóng” đầy rủi ro.
Vì thế, trong lúc chờ đợi, để NHNN tiếp tục giảm lãi suất nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, NHNN nên tiếp tục thực hiện các thông tư về giảm lãi, phí, cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19; sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp; sớm luật hóa xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, NHNN cần linh hoạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 13-14% trong năm 2022-2023, bao gồm cả phần tín dụng có hỗ trợ lãi suất thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cùng nhiễm virus corona, vì sao nam giới có tỷ lệ tử vong cao hơn nữ giới?
- ·Hơn 67% số người tham gia Thiên Ngọc Minh Uy chưa giải quyết xong quyền lợi
- ·Phát hiện thư tuyệt mệnh bên thi thể cô giáo mất tích
- ·Xét xử “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ: Mạo nhận nhiệm vụ để xin dự án
- ·Điểm chuẩn Đại học Điện lực năm 2018
- ·TP.HCM: Bãi giữ xe ô tô thu phí theo giờ vắng hoe vì giá cao
- ·Mưa lũ chia cắt quốc lộ 14 ở Tây Nguyên
- ·"Khám sức khỏe" tổng thể nền kinh tế
- ·Chuyên gia ADB: Các chính phủ khu vực Đông Á mới nổi linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch
- ·Chỉ cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn và đảm bảo an toàn
- ·Bộ GTVT: Đề nghị GrabCar không hoạt động tại Hội An
- ·Doanh nghiệp phải là trung tâm của mục tiêu phát triển bền vững
- ·Xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầu
- ·Sẽ có hướng dẫn mới về thành lập Hội đồng giám sát xổ số
- ·Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM: ‘Sẽ cho kiểm tra, xử lý các trường hợp lách thuế như
- ·Thanh tra ngành Tài chính kiến nghị xử lý gần 12.635 tỷ đồng
- ·TP.HCM: Xử lý nghiêm, không bao che hành vi bạo hành trẻ
- ·Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực
- ·Vincom ghi dấu ấn mới tại Lạng Sơn và Bắc Ninh dịp Quốc khánh
- ·Bộ Công Thương gửi bản câu hỏi điều tra chống bán phá giá vật liệu hàn