【bóng đá nam mỹ: trực tiếp】Bệnh sởi, tay chân miệng tăng cao tại các tỉnh miền Đông Nam bộ
PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM nhận định, năm 2018, bệnh tay chân miệng và sởi các tỉnh phía Nam tăng cao chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điểm chung của các tỉnh miền Đông Nam bộ là có số lượng dân nhập cư và công nhân lao động. Đây là những đối tượng nguy cơ khiến dịch bệnh có xu hướng tăng cao và phức tạp trong năm 2018.
Cụ thể, bác sỹ Trần Minh Hòa, phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 8/10, toàn tỉnh ghi nhận 2.880 ca tay chân miệng nhập viện, 5.480 ca ngoại trú. Đặc biệt trong tháng 9, số ca bệnh liên tục tăng cao, lên đến 200 ca nội trú và 500 ca ngoại trú mỗi tuần.
Cùng với bệnh tay chân miệng, bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng từ tháng 8 đến nay tại Đồng Nai. Tính đến nay địa phương này ghi nhận 190 ca mắc sởi, trong đó chỉ tính riêng từ tháng 9 đến nay đã có 161 ca. Tổng số10/11 huyện ghi nhận có ca bệnh, tập trung tại khu vực có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ như Nhơn Trạch (87 ca), TP Biên Hòa (41 ca), Long Thành (31 ca).
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh có 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Đây cũng là 1 trong 5 tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ có số ca bệnh tay chân miệng và sởi tăng cao trong thời gian gần đây.
Tại TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 4.066 ca bệnh tay chân miệng nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó, thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.
Nhận định về tình hình dịch bệnh, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, dịch bệnh năm nay tương đối ổn định, so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tay chân miệng thấp hơn 20%, sốt xuất huyết thấp hơn khoảng 55%, số ca sởi cũng thấp hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến của dịch bệnh, đặc biệt là khu vực phía Nam, Cục Y tế dự phòng đã chủ động đi trước không để dịch bệnh không bùng phát.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết, qua điều tra dịch tễ cho thấy, dịch bệnh năm nay có chiều hướng phát sinh ở các khu vực các khu công nghiệp, nơi có số lượng công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai di biến động liên tục.
Bên cạnh đó, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh. Đặc biệt, có đến 90% đối tượng là người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng. Do đó, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM khuyến cáo, các địa phương cần vận động sự tham gia vào cuộc của hệ thống chính quyền địa phương, các đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào việc phòng chống dịch bệnh.
Đồng tình với ý kiến này, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế thừa nhận, năm 2018, dịch bệnh tay chân miệng và sởi chủ yếu tăng ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM – các địa phương có sự giao lưu đi lại thương xuyên. Bên cạnh đó điều kiện nhà ở chật chội, vệ sinh môi trường kém. Trong khi đó, khó nhất vẫn là việc không kiểm soát được lịch sử tiêm chủng của người dân. Điều này đặt ra cho chúng ta phải giải quyết vấn đề xã hội chứ không đơn thuần là vấn đề chuyên môn phòng chống dịch bệnh nữa. Vì vậy, ngành y tế đừng làm một cách âm thầm mà phải kêu gọi sự tham gia của chính quyền địa phương, xã hội, ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·SHB được vinh danh Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất
- ·Thế giới hơn 8,9 triệu ca nhiễm Covid
- ·Việt Nam có công suất xét nghiệm PCR Covid
- ·"Áo mới" vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đồng Phú
- ·Thế Giới Sofa (thegioisofa): Mù mờ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm có đảm bảo?
- ·Tặng nhà tình thương và quà cho hộ nghèo, cận nghèo
- ·Nâng cao năng lực ban vận động khóm
- ·Anh sẵn sàng cắt đứt mối quan hệ với Liên minh châu Âu
- ·Từ 23/4, Hà Nội giảm giãn cách xã hội, nới lỏng các hoạt động kinh tế
- ·Thêm 9 ca mắc COIVD
- ·Xem xét, xử lý kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam
- ·Gấp rút hoàn thành dự án nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh
- ·Không có ca lây nhiễm mới, Việt Nam đã điều trị khỏi bệnh 815 ca
- ·Phụ nữ cao tuổi không có nghĩa là nghỉ ngơi
- ·Bộ Công Thương đề xuất danh mục hàng cấm lưu thông thay vì quy định hàng hóa thiết yếu
- ·Phát động cuộc thi tìm hiểu tổng đài quốc gia về bảo vệ trẻ em 111
- ·Không ca mắc mới, Việt Nam đã điều trị khỏi 999 ca mắc COVID
- ·Nghĩa tình nhà tri ân
- ·Nuôi vịt trời tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống
- ·Giúp trẻ khuyết tật hoà nhập cộng đồng