【đan mạch – bắc ireland】Vì sao nhiều câu lạc bộ múa lân… “mất tích” ?
So với năm 2014,ềuculạcbộmalnmấđan mạch – bắc ireland số câu lạc bộ (CLB) múa lân hiện nay đã giảm gần một nửa, vì sao lại có chuyện này ?
Ông Tư So coi lại chiếc đầu lân để chuẩn bị múa cho dịp tết sắp đến.
Múa lân từ lâu đã trở thành một môn nghệ thuật đặc trưng, được ưu ái chọn biểu diễn trong những dịp lễ, tết, nhưng để các CLB múa lân trên địa bàn tỉnh duy trì hoạt động, vẫn còn quá nhiều cái khó.
Đam mê lắm mới giữ được nghề !
Có dịp gặp gỡ ông Phan Văn So, huấn luyện viên Đội lân sư rồng Tư So Đường, ở thị xã Long Mỹ mới cảm nhận được hết niềm đam mê mãnh liệt mà ông dành cho múa lân. Mân mê chiếc đầu lân chuẩn bị phục vụ xuân mới, ông So tâm sự: “Múa lân gắn bó với tôi từ nhỏ như một cái duyên, nó được xem là một phần máu thịt của mình. Mỗi lần nghe tiếng trống “cắc, cắc, tùng” trong lòng tôi càng thêm rộn rã. Mê lắm, nhiều khi vợ tôi hay nói, nhiều khi mê lân hơn mê… vợ”.
Đam mê đã giúp ông So có thêm nghị lực để gắn bó với múa lân hơn 40 năm, dù phải trải qua nhiều đắng cay và thăng trầm trong cuộc sống. Đội lân sư rồng Tư So Đường hiện tại có 8 lân, 2 sư, 1 rồng và 24 thành viên tham gia phục vụ bà con trong vùng và các tỉnh lân cận vào dịp lễ, tết hoặc khi người dân có nhu cầu. Các thành viên trong đội lân thường là dân lao động, bốc vác tại địa phương, khi có đợt biểu diễn họ sẽ hội tụ lại và chuẩn bị tập dợt. Hiện tại, ông Tư So cũng đang đào tạo cho gần chục thành viên có tuổi đời ở độ 11, 12 tuổi làm thế hệ kế thừa sau này. Anh Nguyễn Minh Hải, thành viên Đội Lân Sư Rồng Tư So Đường, cho biết: “Tôi luôn muốn duy trì và giữ vững truyền thống dân tộc nên quyết tâm gắn bó với nghệ thuật múa lân dù còn nhiều khó khăn. Với kinh nghiệm 14 năm trong nghề, tôi sẽ cố gắng hướng dẫn thế hệ đàn em những gì mình biết giúp múa lân ngày càng phát triển”…
Ở xã Thuận Hưng, cũng có một đội lân mà người dân hay gọi là “Đội lân học trò”, nhiều dịp lễ, tết đều múa phục vụ. Cái tên này cũng xuất phát từ chỗ CLB lân xã Thuận Hưng có gần 20 thành viên chủ yếu là các bạn học sinh. Các bạn muốn có thêm chi phí trang trải cho việc học và thêm vào đó là cả niềm đam mê, nên gắn bó với CLB. Anh Lâm Văn Trên, quản lý đội lân xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Tôi yêu múa lân bởi đó là truyền thống của gia đình, con trai tôi hiện tại cũng là thành viên trong đội. Với tôi đó là cái nghề rồi đó chứ. Tôi sẽ cố gắng hết khả năng mình có thể để duy trì môn nghệ thuật này mặc dù còn lắm gian nan và vất vả. Tôi mong muốn các thành viên trong đội được học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn nữa để giúp các tiết mục biểu diễn thêm hay và sinh động”.
Trăn trở vì chuyện tiền nong
Dù niềm đam mê có lớn đến đâu thì nỗi lo cơm áo, gạo tiền luôn là niềm trăn trở túc trực trong nhiều người làm nghề múa lân. Ông Nguyễn Văn Sậu, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, người được xem là thế hệ đầu đặt nền móng phát triển cho nghệ thuật múa lân ở huyện Long Mỹ, ngậm ngùi: “Mấy anh em ai cũng đam mê múa lân, nhưng đa số là người dân lao động quen lam lũ với ruộng đồng và chạy ăn từng bữa, vì thế tôi không thể nào níu giữ họ bám chặt với nghề. Mỗi người giờ đi một hướng, có người vẫn còn ở địa phương, người thì đi làm ăn xa lâu lâu mới về quê một lần”. CLB lân xã Thuận Hòa mặc dù đã tan rã hơn 2 năm qua, nhưng khi nhìn vào ánh mắt ông Sậu khi trò chuyện, vẫn thấy ánh lên cả một bầu nhiệt huyết với nghề. Mà cũng buồn, vì những nỗi lo cuộc sống đã khiến nhiều người đành gác lại niềm đam mê với nghệ thuật múa lân, tất cả những điều đó chỉ gói ghém trọn vẹn trong hai từ tiền nong.
CLB lân xã Thuận Hòa hình thành từ năm 2005, trong 9 năm duy trì hoạt động đơn vị luôn nằm vị trí tốp 3 ở những giải thi đấu múa lân ở cấp huyện. Ông Sậu cho biết thêm: “Buồn nhất là mỗi lần lân bị hư, xuống cấp, mà chúng tôi không có kinh phí tu sửa nhìn thấy mà lòng dạ xót xa. Điều kiện tập huấn khó khăn nên các anh em thấy chán nản vì không thể phát huy được khả năng và không biết thêm những bài múa mới”.
Không duy trì được những CLB múa lân, khiến cho việc phát triển môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích ngày càng khó và ít nhiều bị mai một. Từ đó, thiếu đi thế hệ kế thừa và tâm huyết gắn bó với nghề!
Năm 2014, toàn tỉnh có 41 CLB lân, nhưng đến nay chỉ còn 22 CLB đang hoạt động. Trong đó, thành phố Vị Thanh có 10 CLB, thị xã Long Mỹ có 1 CLB, thị xã Ngã Bảy có 2 CLB, huyện Long Mỹ có 1 CLB, huyện Phụng Hiệp có 3 CLB, huyện Vị Thủy có 2 CLB, huyện Châu Thành có 1 CLB và huyện Châu Thành A có 2 CLB múa lân. |
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hà Nội yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm 100% người có triệu chứng nghi mắc COVID
- ·Liên Quân Mobile Việt Nam bất ngờ sập server, gây 'ức chế' tới các game thủ
- ·Phấn đấu đóng điện Đường dây 220 kV Nậm Sum
- ·Apple nhanh tay chiếm trọn sản lượng chip 2nm của TSMC, hứa hẹn tạo đột phá hiệu năng trong năm tới
- ·Chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ
- ·Rẻ hơn taxi, tiện hơn xe buýt: Xe điện VinFast “gây sốt” với chính sách “khủng”
- ·Ghi nhận 2,3 triệu giờ an toàn tại Dự án phát triển mỏ Đại Hùng pha 3
- ·“Chợ 0 đồng” mang niềm vui đến người dân khó khăn
- ·ABC Property đại lý phân phối dự án Tumys Phú Mỹ
- ·Tập đoàn NVIDIA đến TP.HCM khảo sát địa điểm để đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn
- ·Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, tạo động lực phát triển đất nước
- ·Chỉnh lỗi cao tốc phân kỳ
- ·YouTube cải thiện chất lượng video cho người dùng trả phí
- ·Kiến nghị cắt giảm kế hoạch vốn năm 2024 với các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào thi đua trong cả nước giai đoạn mới
- ·Gây quỹ từ thiện xây nhà nhân ái
- ·Liên danh nhà đầu tư mới đề xuất dự án Nhiệt điện LNG Quảng Trị
- ·Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN
- ·Giá xăng giảm 900 đồng, dầu giảm trên 1.000 đồng/lít
- ·Hội Chữ thập đỏ TP.Tân Uyên: Vận động nhiều nguồn lực hỗ trợ người dân khó khăn