【ngoac tv trực tiếp bóng đá】Bộ trưởng Hầu A Lềnh: Hiện tượng không muốn thoát nghèo là có thật
Hiện tượng không muốn thoát nghèo là có thật
Giơ biển tranh luận,ộtrưởngHầuALềnhHiệntượngkhôngmuốnthoátnghèolàcóthậngoac tv trực tiếp bóng đá đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp nhắc lại câu hỏi bị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh bỏ sót về thực trạng nhiều hộ “không muốn thoát nghèo”, không chỉ với đồng bào dân tộc mà còn cả người Kinh. Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nói thêm việc di cư tự do của đồng bào, tạo nên tình trạng chặt phá rừng bừa bãi để lấy đất sản xuất.
Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp
“Ngoài cấp đất cấp nhà còn giải pháp gì không, vì hiện nay khá đông đồng báo được cấp đất cấp nhà nhưng bán để đi di cư theo ý của mình”, ông Hòa nêu thực tế và mong Bộ trưởng quan tâm có giải pháp cho việc này.
Bộ trưởng Hầu A Lềnh thừa nhận hiện tượng “không muốn thoát nghèo” là có thật và chỉ ra một số yếu tố liên quan thực tế này.
“Dù theo tiêu chí người dân thoát nghèo nhưng thực tế cuộc sống của họ vẫn rất khó khăn vì địa bàn họ sinh sống cũng rất khó khăn. Việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản đã được đầu tư nhưng chất lượng nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu của người dân nên người dân băn khoăn nếu thoát nghèo sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ. Ngoài ra còn nhiều vấn đề tâm tư khác cần đánh giá, khảo sát thêm”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cần nhiều giải pháp tổng hợp. Bộ trưởng cũng đã ban hành nguyên tắc tiêu chí hộ nghèo, còn công tác thống kê, tổng hợp hộ nghèo là trách nhiệm của các địa phương. Theo đó, khi rà soát, đánh giá hộ nghèo phải khách quan để đưa hộ nghèo ra cũng đảm bảo họ sinh sống ở địa bàn không nghèo nữa, giúp họ yên tâm hơn.
Nhấn mạnh công tác tuyên truyền, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cũng nêu thực tế có những tấm gương tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo ở nhiều địa phương. Ngoài ra, theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, hệ thống tiêu chí giảm nghèo còn phụ thuộc điều kiện và yếu tố phát triển từng giai đoạn của đất nước nên cần tính toán tiêu chí phù hợp để hộ thoát nghèo yên tâm sẽ không tái nghèo.
Nhận một phần trách nhiệm khi chậm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội dẫn báo cáo số 100 của Chính phủ cho thấy Ủy ban Dân tộc nêu một số nguyên nhân dẫn đến triển khai chậm chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số là do thời tiết, Covid-19, biến động quốc tế.
“Khi đọc báo cáo của Chính phủ, tôi nhận thấy cơ cấu này chưa hợp lý, đề nghị Bộ trưởng quan tâm để trong bối cảnh nguồn lực có hạn thì đến được với đồng bào dân tộc hiện nay đang sống trong điều kiện khó khăn. Bộ trưởng cũng nêu rõ nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khi để xảy ra tình trạng này?”, đại biểu đoàn Hà Nội chất vấn.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đoàn Hà Nội
Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, cơ quan này đã báo cáo Chính phủ và nhận trách nhiệm trước Chính phủ về những vấn đề triển khai chậm thuộc trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc trong giai đoạn 2021-2022.
Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết đến tháng 6/2021, Thủ tướng phê duyệt quyết định đầu tư, sau đó Thủ tướng phân công các bộ ngành xây dựng các văn bản hướng dẫn. Lúc này, các bộ ngành mới triển khai được các văn bản và đến hết năm 2022 đã triển khai cơ bản xong.
“Quá trình triển khai có thủ tục chậm với nhiều lý do, trong đó lý do chủ quan chúng tôi xin nhận trách nhiệm trước Chính phủ. Tôi cũng nhớ tại phiên họp Quốc hội tháng 10/2022, Chính phủ nhận trách nhiệm trước Quốc hội, sau đó thì đến nay Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt những vấn đề tháo gỡ và cơ bản hoàn thành”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói.
Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, trong số các văn bản triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban Dân tộc chỉ chịu trách nhiệm với hai thông tư, còn 9 văn bản khác thuộc trách nhiệm của các bộ ngành. Giai đoạn tới, Ủy ban Dân tộc cam kết sẽ làm tốt hơn trong vai trò kiểm tra, đôn đốc và giải quyết khó khăn cho các địa phương trong quá trình thực hiện các văn bản./.
Nhóm PV/VOV.VN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Cảnh báo nhiệt độ bất thường có thể khiến 250.000 người thiệt mạng mỗi năm
- ·Chế độ ăn có hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ ung thư kết trực tràng
- ·Một công ty bị phạt nặng vì thay đổi trong quá trình sản xuất thuốc mà không báo cáo
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Asen và chì được tìm thấy trong sản phẩm mỹ phẩm giả mạo
- ·Chuyên gia khuyến cáo không nên dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ vì lý do này!
- ·Con bị viêm phổi chết oan vì mẹ tự chữa bằng cách dân gian
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Đang điều trị mà thẻ bảo hiểm y tế hết hạn thanh toán khám, chữa bệnh ra sao?
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Cảnh báo giao thông: Đèo Mã Pì Lèng không dành cho người 'yếu tim'
- ·Tự mua thuốc trị sốt, đau đầu uống, cô gái bị biến dạng khuôn mặt
- ·Dễ điếc nếu ngoáy tai bằng tăm bông
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Bị bướu tuyến giáp, đắp thuốc thầy lang vườn thì gặp nạn
- ·Mua bán pháo Tết qua mạng xã hội: Cảnh báo lừa đảo tiền trả qua thẻ điện thoại
- ·Khi rượu ngâm thành... thuốc độc
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Những thực phẩm có thể giúp bạn phòng ngừa ung thư tốt nhất