【kết quả beijing guoan】Thủ tướng: Chống dịch là ưu tiên hàng đầu nhưng vẫn phải tập trung phát triển kinh tế
Thủ tướng bổ sung kinh phí cho các tỉnh miền Trung sửa nhà cho dân | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát việc khắc phục hậu quả bão số 9 | |
Thủ tướng: Tài chính không phải chỉ giữ tiền mà phải làm tiền đẻ ra tiền |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại tổ |
Phát biểu tại phiên Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020, giai đoạn 2016-2020, sáng nay, 2/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, nhiệm kỳ này là một nhiệm kỳ rất khó khăn.
“Ở Việt Nam, đầu kỳ thì xảy ra sự cố Formosa, cuối kỳ thì dịch corona hoành hành, hiện giờ bão lũ làm tanh bành. Với kinh tế thế giới thì chưa bao giờ khủng hoảng lớn như hiện nay. So với những năm 2008 - 2009 thì khủng hoảng kinh tế lần này rất xấu”, Thủ tướng nói.
Riêng về vấn đề đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội trong năm nay, người đứng đầu Chính phủ cho biết đã 2 lần Chính phủ phải đưa ra những quyết sách, chỉ đạo khẩn trương, cấp bách.
Lần một là giãn cách xã hội trên cả nước. Điều quan trọng nhất trong lần 1 là Việt Nam làm sớm, rất kịp thời và ngăn chặn được. Lần 2, dịch tái bùng phát sau 99 ngày. Khi đó, cả nước đang thực hiện mục tiêu kép.
Dịch bùng phát ở thành phố trung tâm về du lịch là Đà Nẵng vì vậy phải thực hiện “thần tốc, thần tốc hơn nữa” và khoanh vùng cách ly chứ không làm trên toàn quốc, bởi nếu làm trên toàn quốc thì bây giờ kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng âm.
Chống dịch là ưu tiên hàng đầu nhưng vẫn phải tập trung phát triển kinh tế. Thế giới đánh giá cao cách làm của Việt Nam. Hiện nhiều nước trên thế giới đang tăng về số lượng ca nhiễm, vì vậy Việt Nam không thể chủ quan, phải làm chặt chẽ, kiểm soát tốt dịch trong cộng đồng cả nước.
“Mặc dù rất khát khao làm giàu nhưng chúng ta không thể đón khách du lịch, không thể đánh đổi vì kinh tế, chủ quan lơ là với dịch Covid-19. Tôi bị phản đối vì không cho khách du lịch vào Việt Nam. Hiện tại chỉ cho chuyên gia nước ngoài, các nhà đầu tư vào nước để làm ăn kinh doanh, ngoại trừ khách du lịch”, Thủ tướng nói.
Về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là 1 trong 2 nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng dương, trong đó Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô lớn hơn Việt Nam.
Trong ASEAN, Việt Nam là nước duy nhất tăng trưởng dương trong khi quốc gia du lịch Thái Lan tăng trưởng âm hơn 8,5%. Việt Nam là 1 trong 16 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất thế giới.
“Năm 2019, Việt Nam vượt Malaysia, năm nay Việt Nam vượt Singapore một cách tuyệt đối. Điều này không phải chúng ta tự đánh giá mà là Quỹ Tiền tệ quốc tế ghi nhận. Mục tiêu của Việt Nam là sẽ vượt Philippines và quốc gia công nghiệp Thái Lan. Toàn dân tộc, quốc gia phải đoàn kết và vươn lên, nâng quy mô nền kinh tế ngày càng lớn mạnh”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, trong đợt dịch vừa rồi, nông nghiệp là then chốt của nền kinh tế. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đặc biệt là năm nay còn xuất khẩu gạo ngon, ĐBSCL được mùa lúa gạo.
Một số thông tin kinh tế đáng chú ý được Thủ tướng nhắc tới là đầu tư xã hội chiếm hơn 34% GDP, tạo nền tảng để phát triển; xuất khẩu vẫn tăng hơn 2,24% trong bối cảnh khó khăn hiện nay; xuất siêu đến nay đã đạt kỷ lục gần 18 tỷ USD và dự kiến hết tháng 12 sẽ đạt 20 tỷ USD.
Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ, tỷ giá sẽ cố gắng giữ vững; đặc biệt lần đầu tiên Việt Nam mua dự trữ tới 92 tỷ USD ngoại hối. Đây là mức kỷ lục từ trước tới nay.
Trong phiên thảo luận tại tổ sáng nay, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đánh giá, trong 5 năm qua, đất nước đạt được nhiều thành tựu. Nếu tính 4 năm, bình quân GDP đạt 6,8% và vượt mục tiêu đề ra.
Đến năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, GDP sau 10 tháng chỉ đạt 2,12% và kéo giảm kết quả trung bình 5 năm, không đạt so với kế hoạch. Tuy vậy, Việt Nam cũng là số ít nền kinh tế đạt tăng trưởng dương, thậm chí tăng cao nhất khu vực trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới tăng trưởng âm do tác động của đại dịch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Quang cho rằng, còn nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực cần đánh giá kỹ lưỡng.
Cụ thể như tốc độ tái cơ cấu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây giảm xuống, trong đó có việc thoái vốn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, hiệu quả tái cơ cấu đầu tư công thời gian đầu có nhiều điểm sáng thì hiện nay còn những quy hoạch, kế hoạch đầu tư của từng ngành, lĩnh vực chưa thật sự trọng tâm, trọng điểm.
Thậm chí, có trường hợp kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội còn có vấn đề như bệnh viện, trường học được đầu tư nhưng giao thông, điện chưa được đồng bộ; hay cầu làm xong lại chưa có đường…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam lan tỏa hy vọng năm mới qua video âm nhạc “Khúc xuân”
- ·Int’l conference marks 40th anniversary of UN Convention on the Law of Sea
- ·Quảng Ninh has new acting chairman
- ·Vietnamese President's visit to Indonesia marks new milestone in bilateral ties
- ·Bệnh nhân thứ 17 cho thấy lỗ hổng quá lớn của 'bộ lọc' sân bay trong phòng dịch
- ·PM starts official visit to Netherlands
- ·Việt Nam, Cuba boost defence cooperation in comprehensive, practical manner
- ·Czech Republic supports strengthened Việt Nam
- ·Cảnh báo: Tin tặc giả Chỉ thị của Thủ tướng về COVID
- ·All communes to access to electricity, internet next year as PM’s requirement
- ·Phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, hướng tới xuất khẩu
- ·Alibaba property fraud and money laundering trial opens
- ·Multilateral cultural diplomacy helps Việt Nam shine at UNESCO: official
- ·Deputy PMs Minh and Đam resign from the Party Central Committee
- ·Ngư dân Cà Mau bắt được cặp cá sủ vàng 70 kg
- ·Defence Minister holds talks with visiting Czech counterpart
- ·Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng attends youth union’s 12th national congress
- ·PM applauds achievements by border guard force
- ·Hà Nội phát triển thanh toán điện tử, thu học phí không dùng tiền mặt
- ·PM calls for the Netherlands’ assistance in hi