【tỷ lệ kèo nhà cái 365】Tòa vượt thẩm quyền khi chia tài sản vợ chồng Trung Nguyên
Sau nhiều tranh cãi của hai bên đương sự,òavượtthẩmquyềnkhichiatàisảnvợchồngTrungNguyêtỷ lệ kèo nhà cái 365 chiều ngày 27/3, TAND TP.HCM thuận tình ly hôn cho vợ chồng ông chủ Trung Nguyên.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo được nuôi dưỡng 4 con và ông Đặng Lê Nguyên Vũ cấp dưỡng cho 4 con mỗi năm 10 tỉ đồng, tính từ năm 2013 tới khi các con trưởng thành.
Tòa cũng phân chia tài sản theo tỉ lệ 6-4, tức ông Vũ được hưởng 60% và bà Thảo 40% tài sản chung là các cổ phần trong các công ty của Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa yêu cầu bà Thảo giao lại toàn bộ số cổ phần cho ông Vũ và ông Vũ có trách nhiệm hoàn lại bằng tiền cho bà Thảo.
Phán quyết của Tòa về phân chia tài sản đã gây ra nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến cho rằng TAND TP áp dụng chưa đúng luật.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ |
Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) khẳng định: “Tòa xử Hôn nhân Gia đình (HNGĐ) thì không thể can thiệp vào quyền tự do kinh doanh của doanh nhân, không được tước quyền của cổ đông trong Công ty cổ phần. Trị giá cổ phần phụ thuộc vào tài sản cố định, tài sản lưu động, giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại nên giá trị cổ phần do thị trường quyết định. Tòa không có quyền bắt bà Diệp Thảo nhận cổ phần bằng tiền”.
Theo luật sư Nam, Điều 64 của Luật HNGĐ quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh. Theo đó, vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo |
Tuy nhiên, điều này được hiểu và áp dụng như thế nào cho đúng mới quan trọng. Luật sư Nam phân tích: Vợ hoặc chồng (chỉ 1 trong 2 người) sử dụng tài sản chung để thành lập Công ty TNHH một thành viên mà người đó là chủ sở hữu; Góp vốn kinh doanh với cá nhân để kinh doanh, góp vốn vào 1 doanh nghiệp theo hình thức mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đó; Mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc sử dụng tài sản chung của vợ chồng để tham gia hoạt động kinh doanh khác (cho thuê tài sản như xe, nhà…).
Trong những trường hợp như trên, người đang đứng tên kinh doanh, góp vốn có quyền nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.
Đối với việc hai vợ chồng cùng là cổ đông, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp, tài sản này được coi là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, việc chia tài sản là phần vốn góp, cổ phần này phải áp dụng cả Luật Doanh nghiệp hiện hành. Nếu không thỏa thuận được, cả hai người chia bằng số cổ phần tương ứng với phần mình được nhận. Chính vì vậy, phần cuối của Điều 64 Luật HNGĐ có ghi: “…trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”.
Trong vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ, cả ông Vũ và bà Thảo đang là cổ đông trong Tập đoàn Trung Nguyên. Doanh nghiệp này được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp hiện hành. Các cổ đông đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với số cổ phần của mình. Cổ phần trong doanh nghiệp không chỉ có giá trị là tài sản hữu hình, nó còn có giá trị đối với phần tài sản vô hình (thương hiệu, lợi thế thương mại, quyền tài sản khác).
Phiên tòa được truyền thông và dư luận quan tâm đặc biệt |
Luật Doanh nghiệp không có quy định về trường hợp bị thôi, bị tước tư cách cổ đông do phán quyết chia tài sản của vợ chồng trong vụ án HNGĐ. Việc chuyển dịch cổ phần của người này sang cho người kia chỉ được thực hiện thông qua tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế hoặc quyền mua cổ phần phát hành.
Do vậy, HĐXX áp dụng Điều 64 Luật HNGĐ giao Trung Nguyên cho ông Vũ, tước quyền cổ đông sáng lập của bà Lê Hoàng Diệp Thảo là áp dụng sai nguyên tắc của luật, vượt quá thẩm quyền xét xử việc chia tài sản chung của vợ chồng.
Tòa án chỉ có quyền phân định số cổ phần mỗi người được hưởng theo tỉ lệ đóng góp công sức (50/50 hoặc 60/40%..) Nhưng không được chuyển hết cổ phần của người này sang người kia và người được hưởng cổ phần phải thanh toán giá trị bằng tiền cho người kia.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo 'rất thất vọng với bản án’
Luật sư Phan Trung Hoài cho hay, bà Thảo nói cảm thấy 'rất thất vọng với bản án' vì Tòa đánh giá về bản chất vụ án, cách xử lý có nhiều điểm không đúng.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giảm giá xăng dầu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất
- ·Thị trường lúa gạo hôm nay ngày 14/2: Giá chào bán gạo Việt Nam duy trì ở mức 393 USD/tấn
- ·Nhạc sĩ Trí Minh mang âm nhạc cổ điển và dân tộc tới sân trường
- ·Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các dự án để đầu tư vào Hoa Kỳ
- ·Tạp chí Thanh niên: 60 năm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác lý luận nghiệp vụ của Đoàn
- ·Diễn viên đóng vai Linh Cát Bồ Tát trong ''Tây du ký' qua đời
- ·Hành vi giả danh thầy tu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
- ·Giá hạt tiêu dự báo còn tăng cao
- ·10 tháng đầu năm 2021: Hoạt động xuất – nhập khẩu TPHCM đạt mức tăng trưởng dương
- ·Giá heo hơi bất ngờ tăng mạnh, người chăn nuôi bắt đầu có lãi
- ·TP.HCM: Nhiều chợ bán hóa chất tạo màu, chất tẩy thực phẩm không rõ nguồn gốc
- ·Giá lợn thịt ổn định, lợn hơi tăng 1.000 đồng đến 4.000 đồng/kg
- ·Vun đắp ước mơ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- ·Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tăng 3% trong năm tới
- ·Điểm danh 10 resort Phú Quốc sở hữu vẻ đẹp vạn người mê
- ·MC Phương Mai lên tiếng về tình huống gây hiểu nhầm ở chung kết Miss Charm
- ·Hiệp định thương mại tự do ASEAN
- ·Long đẹp trai và diễn viên Phi Nga ly hôn
- ·Bộ Tài chính nói gì về tin 'ngân sách Trung ương gần như không còn đồng nào?
- ·Chứng khoán 27/8: Nhà đầu tư ngắn hạn chưa nên mua mới trong giai đoạn này