【bonhdanet】Tiếp tục hiện đại hóa mạnh mẽ công tác phát hành TPCP
* Thưa ông,ếptụchiệnđạihóamạnhmẽcôngtácpháthàbonhdanet ông đánh giá như thế nào về kết quả hoạt động của thị trường TPCP trong thời gian qua?
- Sự ra đời của thị trường TPCP (ngày 24/9/2009) đã nhanh chóng khẳng định được những ưu việt của nó và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trái phiếu. Đến nay, thị trường TPCP chuyên biệt đã đạt được những kết quả nổi bật đó là:
|
Một là,tính thanh khoản của TPCP được cải thiện mạnh mẽ, giá trị giao dịch bình quân phiên hiện nay đạt trên 2.500 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 7 lần so với năm 2010 (khoảng 370 tỷ đồng/phiên).
Hai là,hình thành nên một thị trường đấu thầu TPCP có xu hướng cạnh tranh, minh bạch về giá, lãi suất phát hành có mặt bằng thấp hơn lãi suất huy động trên hệ thống ngân hàng. Lãi suất TPCP dần đóng vai trò định hướng trên thị trường các công cụ nợ.
Ba là,nhờ tính thanh khoản ngày càng được nâng cao, TPCP đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thể hiện kết quả huy động vốn tăng trưởng mạnh qua các năm (Kết quả huy động vốn năm 2013 đạt 181.093 tỷ đồng, gấp 6,2 lần so với năm 2009. Riêng 9 tháng đầu năm 2014 đã huy động được 204.198 tỷ đồng, bằng 112% so với cả năm 2013). Nguồn vốn huy động được đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chi của NSNN và cho đầu tư phát triển.
Bốn là,hệ thống thành viên với vai trò của các ngân hàng thương mại trên thị trường thứ cấp và sơ cấp tiếp tục được giữ vững, việc “quote” giá và lợi suất thường xuyên trên hệ thống đường cong lợi suất giúp công chúng đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình cung cầu cũng như giá giao dịch của TPCP trên thị trường.
Năm là,hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử hiện đại cho phép nhận kết quả đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn thể thành viên đấu thầu TPCP.
* Là đơn vị phát hành chủ chốt trên thị trường, KBNN sẽ có những biện pháp then chốt nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn trên thị trường, thưa ông?
- Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác huy động vốn, trong những năm gần đây, KBNN đã tích cực đổi mới, hoàn thiện công tác phát hành TPCP trên tất cả các phương diện như: Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch phát hành; đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường; cải tiến các quy trình phát hành; thanh toán trái phiếu và đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu đảm bảo cho trái phiếu được giao dịch sớm trên thị trường thứ cấp; tăng cường trao đổi thông tin với các thành viên,… Ngoài ra, từ cuối năm 2011, KBNN đã thực hiện nghiệp vụ hoán đổi TPCP, nhằm tái cấu trúc danh mục hàng hóa đang niêm yết trên thị trường và nâng cao tính thanh khoản cho trái phiếu.
Thị trường TPCP là kênh huy động vốn hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chi của NSNN và đầu tư phát triển. Ảnh: Hạnh Thảo |
Để phát triển thị trường trái phiếu bền vững, đảm bảo an toàn hệ thống và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, ngày 1/2/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 261/QĐ-BTC phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020; trong đó bao gồm các giải pháp về khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, phát triển thị trường sơ cấp, phát triển thị trường thứ cấp, phát triển nhà đầu tư,….
Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu trình Chính phủ cơ chế thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm tại thị trường trong nước; cơ chế hình thành và phát triển Quỹ Hưu trí bổ sung tự nguyện; quản lý ngân quỹ, gắn quản lý ngân quỹ với quản lý nợ và phát triển thị trường TPCP. Đồng thời, rà soát để hoàn thiện các chính sách về: Giao dịch kỳ hạn, thuế và phí giao dịch; nghiên cứu cơ chế về phát hành TPCP theo lãi suất thả nổi, theo chỉ số và các sản phẩm trái phiếu phái sinh khi điều kiện cho phép.
Về phía KBNN, chúng tôi sẽ tiếp tục hiện đại hóa công tác tổ chức phát hành đảm bảo 2 mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân sách, cho đầu tư phát triển và phát triển thị trường TPCP theo hướng thống nhất, đồng bộ. Trước mắt, KBNN sẽ duy trì việc phát hành đều đặn đúng theo lịch biểu, tập trung phát hành theo phương thức đấu thầu, đa dạng hóa các kỳ hạn theo hướng tăng dần tỷ trọng phát hành TPCP trung, dài hạn từ 5 -15 năm.
Song song với các giải pháp tổ chức điều hành, KBNN sẽ chủ động nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm trái phiếu mới, trong đó phấn đấu hoàn thành sản phẩm TPCP không thanh toán lãi định kỳ (zero – coupon) trong năm 2015, tích cực cùng với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu, hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường, …để tăng tính hấp dẫn của TPCP Việt Nam, phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn dài hạn chủ đạo của nền kinh tế.
* Thị trường TPCP đã chính thức bước qua tuổi thứ 5, ông có đánh giá thế nào về sự phối hợp giữa các đơn vị, thành viên trên thị trường để cùng hỗ trợ thị trường phát triển hơn nữa?
- Sau 5 năm vận hành, thị trường TPCP chuyên biệt đã từng bước ổn định và phát triển, tạo sân chơi bình đẳng, công khai minh bạch cho các nhà đầu tư kinh doanh trái phiếu. Để đạt được những kết quả trên, bên cạnh những yếu tố khách quan thì sự phối hợp giữa cơ quan phát hành, cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức thị trường và các thành viên thị trường TPCP đóng vai trò rất quan trọng. KBNN với vai trò là cơ quan tổ chức phát hành đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Tài chính ngân hàng – Bộ Tài chính trong việc xây dựng và ban hành khung pháp lý cho công tác phát hành TPCP, ngày càng hoàn thiện và hướng theo các thông lệ tốt trên thế giới. Đặc biệt, trong năm 2011 – 2012, khung pháp lý cho công tác phát hành TPCP đã được đổi mới toàn diện và được các thành viên thị trường, các nhà đầu tư đánh giá rất cao.
Quá trình phối hợp giữa KBNN với các cơ quan đại lý (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam - VSD) và Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Trong đó, KBNN, HNX và VSD đã ký Biên bản thỏa thuận hợp tác thống nhất rõ về thời gian và trách nhiệm của từng bên đối với từng bước xử lý quy trình nghiệp vụ để đảm bảo quá trình tổ chức đấu thầu, xét thầu, thông báo kết quả, đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu phát hành được thông suốt nhanh gọn.
Với vai trò là cầu nối giữa tổ chức phát hành và thành viên thị trường, trong những năm qua VBMA đã phối hợp tích cực với KBNN trong việc khảo sát nhu cầu đầu tư trái phiếu của thành viên, thông báo kế hoạch phát hành, thông tin về cơ chế chính sách,.... tới các thành viên thị trường nhanh chóng và chính xác, qua đó giúp cho công tác huy động vốn của KBNN ngày càng đạt hiệu quả cao./.
* Xin trân trọng cảm ơn ông!
Duy Thái - Hạnh Thảo (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Đoàn Thanh niên Việt
- ·Kết quả bóng đá PSG 0
- ·HLV Kim Sang Sik sắp làm HLV trưởng tuyển Việt Nam
- ·Ngày 19/7: Giao lưu trực tuyến về Cơ chế một cửa quốc gia
- ·Long An đang ưu tiên thu hút 4 dự án logistics gần 222ha
- ·Tổng cục Hải quan kiểm tra, đánh giá giữa kỳ Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa
- ·Đến 2020, toàn bộ thủ tục trong lĩnh vực XNK sẽ kết nối vào Cơ chế một cửa
- ·Sẽ bổ sung tính năng hệ thống CNTT phù hợp Nghị định 59 và Thông tư 39
- ·Năm 2024, Long An bố trí gần 7.450 tỉ đồng thực hiện kế hoạch đầu tư công
- ·Xuân Lộc giành lại áo Vàng giải đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024
- ·'Tết này cha con tui đã có được bữa no'
- ·Các nghi lễ đẹp trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam
- ·Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá từ các nước ASEAN
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ 15.750 con gà giống nhập lậu
- ·Gái xinh có những dấu hiệu… “vô tính”
- ·Đà Nẵng: Lấy tiền mẹ cho tiêu vặt để… mang đi buôn ma túy
- ·5 ngọn hải đăng được 'check
- ·Bảy địa điểm du lịch không thể tuyệt hơn cho năm 2018
- ·Vì sao OPPO Reno12 F 5G là chiếc điện thoại Android đáng sở hữu?
- ·Bayern Munich mời Ten Hag về thay Thomas Tuchel