会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá u17 châu âu】Thiếu 200.000 tấn thịt lợn, 2 Bộ “xắn tay” nhập khẩu ứng phó!

【kết quả bóng đá u17 châu âu】Thiếu 200.000 tấn thịt lợn, 2 Bộ “xắn tay” nhập khẩu ứng phó

时间:2024-12-23 19:16:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:880次
thieu 200000 tan thit lon 2 bo xan tay nhap khau ung phoHạ giá lợn, phải chặn "tuồn" lợn sang Trung Quốc
thieu 200000 tan thit lon 2 bo xan tay nhap khau ung phoThịt lợn găm hàng, thổi giá, Bộ NN&PTNT họp gấp với “đại gia" chăn nuôi
thieu 200000 tan thit lon 2 bo xan tay nhap khau ung phoGiá lợn tăng cao do thiếu thông tin về nguồn cung
thieu 200000 tan thit lon 2 bo xan tay nhap khau ung pho
Những tháng sát Tết Nguyên đán, mỗi tháng Việt Nam thiếu 70.000 tấn thịt lợn. Nguồn: Internet

Mỗi tháng thiếu 70.000 tấn

Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin về vấn đề thị trường thịt lợn những tháng cuối năm. Bộ này nêu rõ: Từ tháng 6, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 25-30% so với tháng 9) và hiện đang ở mức khá cao.

Nguyên nhân của việc tăng giá là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và đến cuối tháng 6 đã lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn quốc.

Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước (đặc biệt cho giai đoạn từ cuối tháng 9 đến nay)...

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Đàn lợn cả nước tháng 10 giảm mạnh 20% so với cùng thời điểm năm trước do chịu ảnh hưởng của Dịch tả lợn châu Phi. Nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng.

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy: Xét về tổng lượng thịt các loại trong năm 2019, ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1%. Tuy nhiên, thịt lợn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm, sản lượng thịt lợn giảm 380.000 tấn, tương đương từ 9 đến 10% so với năm 2018. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm trong nước.

Tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT chiều 20/11, 2 Bộ đã thống nhất: Dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn, tương đương mỗi tháng sẽ thiếu 70.000 tấn thịt hơi (tính cho 3 tháng gần Tết Nguyên đán là tháng 11, 12/2019 và tháng 1/2020).

Hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu

Xung quanh câu chuyện cung ứng thịt lợn, trong cuộc họp ngày 18/11 tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương đánh giá đầy đủ, thực chất mức độ thiếu hụt nguồn cung mặt hàng thịt lợn và có kế hoạch tái đàn, đề xuất số lượng nhập khẩu thịt lợn cụ thể từ các đối tác thương mại có quan hệ hai chiều với nước ta.

Điều này nhằm bù đắp phần thiếu hụt nguồn cung cho thị trường trong nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, minh bạch thông tin, bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện có 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Áo, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungari, Ấn Độ, Irelen, Litva, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Niuzelan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Mexico.

Bộ Công Thương khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương nhập khẩu lượng thịt lợn thiếu hụt để bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đề xuất các địa phương, bộ, ban ngành liên quan tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá dịp cuối năm; giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc buôn bán thịt lợn sang nước láng giềng nhằm vừa giữ được nguồn cung cho thị trường trong nước vừa tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trong nước.

Bên cạnh đó, các địa phương định hướng cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn mới (như thịt kho tàu, nhân bánh chưng, chân giò muối…) được chế biến từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

Bộ Công Thương cũng đề Nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo ngành thú y tạo điều kiện cho các sản phẩm thịt lợn, lợn thịt an toàn lưu thông qua các địa phương để bảo đảm nguồn cung thịt lợn cho các vùng, miền nhằm hạn chế tình trạng tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường…

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành từ tháng 4
  • Hải quan Long An: Nhiều giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
  • Kết quả bóng đá hôm nay 4/4
  • Cứu sống 2 mẹ con bị lũ cuốn khi qua đoạn đường ngập sâu
  • Khởi nghiệp thành công với nấm đông trùng hạ thảo
  • Khởi công xây dựng “Nhà Đại đoàn kết” tại Nam Đông
  • Quản lý hàng tạm nhập tái xuất: Nhìn từ biên giới Cao Bằng
  • HLV Philippe Troussier soi giò cầu thủ HAGL
推荐内容
  • Đan Mạch thúc đẩy hợp tác trong phát triển điện gió với Việt Nam
  • Tình quân dân trong mùa mưa bão
  • Tuần tra, phát hiện 207 viên ma túy
  • BXH Ngoại hạng Anh mùa giải 2022
  • Giới thiệu về dịch vụ MAPS API của VIETMAP
  • Câu chuyện tài chính của DIC Corp quanh đợt thoái trào của cổ phiếu DIG