【kqbd ligue 1】Công nghiệp chế biến, chế tạo: Động lực chính tạo khởi sắc cho xuất khẩu
Thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo và các ngành công nghiệp chủ lực Phấn đấu tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến,ôngnghiệpchếbiếnchếtạoĐộnglựcchínhtạokhởisắcchoxuấtkhẩkqbd ligue 1 chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm |
Xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục dẫn đầu
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, trong tháng 1/2024 chiếm gần 85% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ước đạt 28,52 tỷ USD, tăng 7,4% so với tháng trước.
Tháng 1/2024, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đang duy trì vị trí đầu tàu dẫn dắt trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. |
Đà tăng trưởng này có sự đóng góp lớn của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong tháng đầu tiên của năm 2024 ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 56,3% so với tháng trước là do Samsung mới cho ra mắt dòng sản phẩm mới Samsung Galaxy S24 vào giữa tháng 1/2024.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ cũng tăng 4,6% so với tháng trước, ước đạt 1,4 tỷ USD. Phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 10,8%, ước đạt 1,3 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 8,1%, ước đạt 900 triệu USD.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng cao như: Hàng dệt may tăng 28,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 74,6%; giày dép các loại tăng 35%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 57,4%...
Tuy nhiên, một số mặt hàng có phần chững lại hoặc giảm so với tháng trước, đơn cử như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 12,1%, ước đạt 5 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 0,7%, ước đạt 3,8 tỷ USD; hàng dệt may giữ nguyên ở mức 2,9 tỷ USD; giày dép giảm 0,4%, ước đạt 1,85 tỷ USD…
Điều đáng quan tâm là xuất khẩu những nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng lớn trong bối cảnh hoạt động công nghiệp gặp khó khăn, phục hồi chậm, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm, đã khiến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tuy có chuyển biến tích cực nhưng còn chậm, mới chỉ bắt đầu phục hồi từ cuối quý III, đầu quý IV (so với cùng kỳ năm trước, IIP bắt đầu tăng sau 9 tháng), IIP toàn ngành công nghiệp năm 2023 chỉ tăng khoảng 2,3%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây.
Giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến chế tạo
Thời gian qua có nhiều yếu tố giúp xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo duy trì vị trí đầu tàu dẫn dắt trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Cụ thể, nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đã thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm; kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng; mức suy giảm xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực tiếp tục được thu hẹp (xuất khẩu sang thị trường Mỹ thu hẹp từ mức giảm 22,6% trong nửa đầu năm 2023 xuống mức giảm khoảng 11,2% trong cả năm 2023; EU thu hẹp từ mức giảm 10,1% trong nửa đầu năm 2023 xuống còn khoảng 4,8% trong cả năm 2023; Hàn Quốc thu hẹp từ mức 10,2% xuống còn khoảng 2,5%...).
Vì vậy, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến chế tạo, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu (85%) trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu.
Về phía Bộ Công Thương cũng cho rằng, cần có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài chính với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh ổn định. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới.
Tại Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương đến năm 2030, Bộ Công Thương nêu rõ, tiếp tục mở rộng xuất khẩu để khai thác có hiệu quả tiềm năng thị trường gắn với chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có tỷ lệ nội địa hoá lớn và đáp ứng tiêu chuẩn cao về tiêu chuẩn chất lượng và phát triển bền vững của các thị trường.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên khoảng 90%, trong đó tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ trung bình và cao tăng lên khoảng 70%.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bảng giá xăng dầu Giá xăng dầu hôm nay 18/3
- ·Gõ cửa thăm nhà tập 227: Bỏ việc lương cao, thực hiện ước mơ tặng người cha mù
- ·Phóng sinh ngày Tết, cẩn thận bị xử phạt đến 500 triệu đồng
- ·4 ngày Tết: Hơn 10 vạn lượt khách tham quan, "xin chữ" tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- ·Viettel Fastest 2020: 450 triệu đồng ủng hộ chương trình Trái tim cho em
- ·PNJ lan tỏa thông điệp ‘có nhau đậm tình’ mùa cưới
- ·Con nước sông Hồng
- ·Hành trình chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam
- ·Phát triển thêm được 24.700 người tham gia BHXH tự nguyện chỉ trong 1 ngày ra quân
- ·Hệ sinh thái biển vịnh Nha Trang dần phục hồi tích cực
- ·Cuộc chiến giữa Grab và Goviet: 'Kẻ tám lạng, người nửa cân'
- ·Không khí lạnh tăng cường mạnh, vùng núi xuất hiện băng giá
- ·Điều tra nguyên nhân vụ cháy chợ nông sản ở thành phố Hưng Yên
- ·Kinh doanh cá chép bận rộn trước 23 Tháng Chạp
- ·Chọn bánh trung thu chất lượng tốt là quyết định của người tiêu dùng
- ·Nhiều dịch vụ cho tổ chức nước ngoài không được áp thuế GTGT 0%
- ·Chàng trai châu Phi bán món ăn Việt Nam ngon lạ, khách mang xô, chậu tới mua
- ·Khởi công xây dựng Nhà máy điện gió đầu tiên tại Sóc Trăng
- ·Saigontaxi Group gặt hái thành công từ hướng đi đúng và dám nghĩ, dám làm
- ·Thu ngân sách 5 tháng đạt 36,6% dự toán