【bảng xếp hạng arap xe ut】Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Chất lượng thể chế đóng vai trò mấu chốt
Do đó,ângcaonănglựccạnhtranhquốcgiaChấtlượngthểchếđóngvaitròmấuchốbảng xếp hạng arap xe ut bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp (DN), việc tăng chất lượng thể chế đóng vai trò quan trọng, quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển DN.
* Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ:
Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, phục vụ và tạo mọi điều kiện cho DN
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển DN sẽ góp phần triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
|
Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên nền tảng kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, cần dựa trên 4 yếu tố: Nỗ lực của Nhà nước; áp lực của hội nhập quốc tế; động lực của DN, Hiệp hội DN; và cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển nền kinh tế.
Thủ tướng cũng đã nói, chúng ta phải khai thác các nguồn lực tối đa cả về nội lực và ngoại lực để phát triển. Nhà nước phải đóng vai trò “bà đỡ đặc biệt” trong những giai đoạn đầu phát triển của DN. Chúng ta nên nhận thức đúng hơn vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Chúng ta khẳng định, Nhà nước có vai trò dẫn dắt và phục vụ cho DN; vai trò của thị trường là phân bổ; vai trò của DN là phát triển, dựa trên đổi mới và sáng tạo.
Như vậy, Nhà nước phải “nâng cấp mình lên đạt chuẩn quốc tế”, thì bản thân các DN cũng phải nâng lên về vấn đề quản trị và sáng tạo phát triển DN.
Cùng với đó, chúng ta phải nhận thức đầy đủ về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hy vọng tạo ra làn sóng đầu tư mới. Làn sóng khởi nghiệp quốc gia có hay không đều phụ thuộc vào Nhà nước. Nhà nước sẽ đóng vai trò là người kiến tạo, phục vụ và tạo mọi điều kiện cho DN. Đó mới là mấu chốt…
* Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa:
Cải cách thuế và hải quan khiến thế giới nhìn tích cực hơn về Việt Nam
Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ Việt Nam triển khai thời gian qua đã được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Lần đầu tiên có một Nghị quyết của Chính phủ với nội dung chú trọng về những vấn đề hết sức cụ thể, thiết thực, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, với mũi tên hướng vào hai lĩnh vực quan trọng là thuế và hải quan.
|
Đây cũng là lần đầu tiên có hệ thống đánh giá và đo lường bằng các chuẩn mực quốc tế để so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, từ đó xác định các biện pháp để thu hẹp dần khoảng cách về năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung, năng lực cạnh tranh của ngành Thuế và Hải quan nói riêng.
Phải nói rằng, những kết quả lớn lao mà Việt Nam đã đạt được từ một khoảng thời gian khá ngắn trong cải cách thủ tục ở hai lĩnh vực thuế và hải quan đã khiến cho thế giới có cái nhìn tích cực về Việt Nam với một sự tin tưởng hơn, lạc quan hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
Có lẽ, ấn tượng nhất phải kể đến là thời gian tuân thủ thuế đã giảm một cách nhanh chóng và giảm đáng kể. Theo thống kê, thời gian nộp thuế đã giảm được 420 giờ nộp thuế trên tổng số 537 giờ, chỉ còn 117 giờ. Được biết, so với mục tiêu cần đạt mức 121,5 giờ của Chính phủ đề ra thì năm 2015, ngành Thuế Việt Nam đã vượt chỉ tiêu 4,5 giờ. Cùng với đó, thời gian thông quan của hải quan cũng như các cơ quan liên quan đến việc thông quan hàng hóa cũng giảm khá nhiều.
Bên cạnh đó, một số sửa đổi về chính sách để đạt được mục tiêu giảm thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế và thông quan cho hàng hóa cũng là điều rất đáng ghi nhận của Chính phủ và Bộ Tài chính.
* Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc:
Thể chế nào, doanh nhân đó
Liệu có làn sóng đầu tư mới, làn sóng phát triển mới hay không? Câu trả lời tùy thuộc vào câu hỏi đặt ra cho Đảng và Nhà nước: Liệu có làn sóng cải cách thể chế hay không?
|
Đại hội Đảng lần thứ XII lần đầu tiên khẳng định, Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN theo hướng hiện đại theo chuẩn mực của thế giới và cũng lần đầu tiên nhắc đến kinh tế tư nhân là động lực và xây dựng quốc gia khởi nghiệp. Do đó, “thể chế nào, doanh nhân đó, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.
Để Việt Nam trở thành quốc gia có thể chế tiên tiến hàng đầu thế giới, Chính phủ phải vừa một tay cố gắng tạo môi trường bình đẳng, một tay khác hỗ trợ DNNVV. Đó là sứ mệnh của mọi Chính phủ.
Từ trước tới nay, việc hỗ trợ DNNVV chưa được ổn. Chỉ khi nào DN khó khăn thì mới hỗ trợ, nhưng giờ phải thay đổi, phải hỗ trợ những DN có tiềm năng cạnh tranh vươn lên nhưng gặp khó tạm thời. Chọn những doanh nghiệp có tiềm năng nhất để hỗ trợ, để họ có thể vượt lên, trở thành đầu tàu của nền kinh tế. Từ đó chúng ta có những DN tư nhân mạnh, trở thành đối tác của các tập đoàn lớn thế giới, trở thành thương hiệu quốc gia. Các DN sẽ đứng trên vai Nhà nước để phát triển. Đây là tư duy cần được áp dụng để phát triển.
Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, cần phải thay đổi quản trị và nắm bắt tốt thông tin về thể chế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. DN hãy tập trung vào sáng tạo, tìm lợi nhuận chân chính, phải đảm bảo sự minh bạch, liêm chính, thay vì tìm những mối quan hệ để tìm kiếm lợi nhuận bất minh.
Bởi vậy, bên cạnh việc Chính phủ phải nâng cấp mình lên để đạt chuẩn mực quốc tế, thì DN cũng phải nâng cấp mình.
* Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:
Bộ Tài chính là cấu phần quan trọng trong tiến trình cải cách môi trường kinh doanh
Bộ Tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ trong toàn bộ quá trình cải cách, nâng cao môi trường kinh doanh, chất lượng cạnh tranh quốc gia, mà còn giữ cấu phần lớn trong mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.
|
Riêng về góc độ cải cách môi trường kinh doanh, vai trò của Bộ Tài chính được thể hiện rất lớn trên nhiều mặt khác nhau. Theo đó, đây là cơ quan nhà nước trực tiếp thiết kế các quy định liên quan tới các vấn đề thuế quan; nhưng đồng thời là cơ quan tạo ra các quy định hỗ trợ DN giảm các gánh nặng tài chính; và cũng là đầu mối tạo liên hệ hỗ trợ liên thông giữa ngành Tài chính với các đơn vị khác trong và ngoài nước gắn với hoạt động hỗ trợ DN.
Hơn nữa, ở Việt Nam, Bộ Tài chính lại quản lý rất nhiều lĩnh vực, liên quan tới đời sống của DN, tổ chức, cá thể kinh doanh; do đó, theo tôi, Bộ đóng vai trò hàng đầu trong việc cải cách thể chế, cải cách môi trường kinh doanh.
Thời gian qua, cá nhân tôi cho rằng, Bộ Tài chính đã làm được nhiều việc, giúp DN giảm được gánh nặng tài chính, nhất là gánh nặng về thuế, chi phí kinh doanh. Cùng với đó, ngành Tài chính đã hỗ trợ được DN trong các vấn đề liên quan tới thể chế gắn với môi trường quốc tế, từ đó, hỗ trợ DN cạnh tranh.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Môi trường quản lý thuế, hải quan thì tốt, nhưng nhũng nhiễu vẫn còn, đâu đó vẫn còn tình trạng thiếu minh bạch, ảnh hưởng tới bức tranh chung của nền tài chính quốc gia.
Duy Thái - Tố Uyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tiếp tục dừng các chuyến bay, xe khách đi/đến Đà Nẵng
- ·Nga phạt hàng loạt ứng dụng lưu trữ dữ liệu người dùng ở nước ngoài
- ·Mất việc vì TikTok
- ·Snapchat bỗng nhiên trở thành ‘đối thủ’ của Zoom
- ·Bảng xếp hạng PCI 2019 và những thành công về cải cách ở các địa phương
- ·iPhone 14 Pro Max có thêm điểm đặc biệt về màn hình
- ·Tin gây thất vọng về iPhone 14 Max giá rẻ sắp ra mắt
- ·Thử nghiệm mới của Facebook cho phép tài khoản có tối đa năm trang cá nhân
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 305 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Rà soát doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh toàn quốc
- ·Phát huy lợi thế ngành điều Việt Nam
- ·CI/CD & Kubernetes
- ·Vinatex tăng tốc sản xuất 50 triệu chiếc khẩu trang/tháng
- ·iPhone 14 Pro Max vừa lộ bản thiết kế chi tiết?
- ·Thông quan cửa khẩu Hữu Nghị giải tỏa nông sản bị ùn ứ vì dịch virus corona
- ·Microsoft, Facebook đua nhau sa thải nhân viên chuẩn bị ‘đón bão’
- ·Mở cổng tra cứu online kết quả xét tuyển sớm vào PTIT năm 2022
- ·Vinatex xin giãn giao hàng xuất khẩu để may khẩu trang
- ·Dự thảo Nghị định thi hành về việc thực hiện một số biện pháp liên quan đến cấm vũ khí hóa học
- ·Việt Nam đứng thứ 3 khu vực về người dùng vi phạm bản quyền video trực tuyến