【lịch bóng đá ngoài hạng anh】Tập trung 3 động lực tăng trưởng
Tập trung nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhằm sớm đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy các động lực tăng trưởng |
Giải ngân đầu tư công hiệu quả sẽ góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Ảnh minh họa: ST |
Đẩy mạnh giải ngân “vốn mồi”
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có đưa ra kịch bản tăng trưởng cho cả năm 2023 dù thấp hơn so với mục tiêu, chỉ ở mức 6% thì tăng trưởng quý 3 cũng phải đạt 6,8% và tăng trưởng quý 4 phải đạt 9%. Còn nếu muốn đạt mục tiêu 6,5% của Quốc hội thì tăng trưởng quý 3 tối thiểu phải 7,4% và quý 4 phải 10,3%. Đây là những con số khá thách thức đối với kinh tế Việt Nam trước xu hướng biến động ngày càng phức tạp, khó lường về địa chính trị và kinh tế trên thế giới.
GS, TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân:
Thời gian vừa qua, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ, như quyết định ngay việc giãn, hoãn các khoản đóng góp, tiền thuế… Chúng ta đang có dư địa khá tốt để thực hiện chính sách tài khóa. Ví dụ như có thể xem xét giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhóm doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn, các giải pháp hỗ trợ xã hội hay giãn hoãn nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho những doanh nghiệp có khả năng vì khó khăn quá mà phải sa thải lao động... Về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, tuy nhiên các ngân hàng cần tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, việc tăng lương cơ sở mới kể từ tháng 7/2023 sẽ là nhân tố để kích thích nhu cầu tiêu dùng do tăng thu nhập, nâng cao mức độ thụ hưởng của người lao động. Đồng thời, lạm phát được kiểm soát hiệu quả cũng là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng. Ông Paulo Medas, chuyên gia Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF):
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023, đạt khoảng 4,7% cho cả năm nhờ xuất khẩu phục hồi và các chính sách trong nước nới lỏng. Lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Trong trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi các cải cách cơ cấu được thực thi. Dù vậy, trong ngắn hạn, rủi ro đối với tăng trưởng vẫn lớn. Tăng trưởng có thể không được như kỳ vọng nếu cầu bên ngoài vẫn tiếp tục yếu hoặc đầu tư vẫn kém. Các vấn đề đang diễn ra trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản ngày càng sâu sắc, cùng với nợ xấu gia tăng có thể gây tổn hại đến khả năng hỗ trợ tăng trưởng của các ngân hàng. Các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã triển khai giúp giảm nhẹ tác động của những “cơn gió ngược”, song nỗ lực hơn nữa để bảo đảm sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô cũng như đẩy nhanh các cải cách sẽ có thể bảo đảm rằng nền kinh tế vẫn đang dựa trên một nền tảng vững chãi. Sự phối hợp các chính sách cần được điều chỉnh cân bằng lại với trọng tâm lớn hơn vào hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất. Xuân Thảo(ghi) |
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 và Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu. Trong đó lưu ý cần đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện các công trình hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia đi qua các địa phương...
Là điểm sáng của nền kinh tế trong nửa đầu năm 2023 và cũng là 1 trong 3 động lực tăng trưởng chính, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 30/6 đã có bước cải thiện đáng kể, ước đạt 215.579 tỷ đồng, bằng 30,49% kế hoạch được Thủ tướng giao từ đầu năm và cao hơn mức cùng kỳ năm 2022 (27,75%). Đặc biệt, số vốn đầu tư công tuyệt đối đã giải ngân trong nửa đầu năm nay cao hơn khoảng 65.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy chuyển biến tích cực trong hoạt động giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, với tốc độ giải ngân kể trên, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm là khá lớn, khoảng 711.000 tỷ đồng bao gồm cả vốn kế hoạch năm 2023 và bổ sung từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội. Đây cũng là nhiệm vụ lớn và nặng nề trong 6 tháng cuối năm, đòi hỏi các cấp, ngành tiếp tục nỗ lực đáp ứng được mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% trong tổng kế hoạch được Thủ tướng giao.
Về khả năng giải ngân kế hoạch vốn được giao, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, thời gian qua, các dự án lớn, công trình giao thông trọng điểm đã được khởi công, cho thấy tín hiệu rất tốt khi việc giải ngân được thực hiện ngay lập tức, giúp cho khối lượng giải ngân đạt kết quả cao hơn. Bên cạnh đó, cần phải nhắc đến điểm thuận lợi là kỳ họp Quốc hội vừa qua đã có quyết nghị tháo gỡ cho giải ngân vốn đầu tư công cũng như cho phép tiếp tục giao nguồn vốn trung hạn vào các dự án chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó sẽ tạo điều kiện có thêm dự án để có thể triển khai từ giờ đến cuối năm.
Đánh giá về động lực tăng trưởng chính trong 6 tháng cuối năm, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho biết, giải ngân nguồn vốn đầu tư công sẽ là “vốn mồi” quan trọng để thúc đẩy phát triển hạ tầng, tạo thuận lợi cho kinh doanh cùng các hoạt động kinh tế trên diện rộng. Đầu tư công không phải chỉ thực hiện trong năm nay, trong nhiệm kỳ này mà là nhiệm vụ của Nhà nước trong rất nhiều năm nữa. Chính vì vậy, Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công và ở các lĩnh vực liên quan đến đầu tư như đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản..., bởi một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng.
“Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu lãnh đạo trực tiếp phụ trách từng nhóm dự án cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc thì ở đó đầu tư công được đẩy mạnh. Thực tế cũng cho thấy, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương nào bám sát, đánh giá đúng tình hình, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, chủ động, linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án, chuẩn bị tốt mặt bằng sạch cho thi công, thì ở đó, giải ngân vốn đầu tư công cao hơn những nơi khác”, bà Nga nhấn mạnh.
Sự phục hồi của doanh nghiệp sẽ là động lực cho các tháng cuối năm
Bên cạnh việc triển khai các giải pháp để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn đầu tư công, nhiều chuyên gia đánh giá hoạt động du lịch tăng trưởng sẽ tạo cơ hội cho nhiều ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tại chỗ. Hoạt động xuất khẩu nông nghiệp và thủy sản tiếp tục ổn định; nhiều sản phẩm đang vào mùa có khả năng xuất khẩu cao.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo tăng trưởng GDP khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm 2023 như Quốc hội, Chính phủ đã đề ra (để đạt được mục tiêu này, tăng trưởng quý 3 và quý 4 phải đạt lần lượt khoảng 9,5% và 8,5%). Theo tính toán của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 (kịch bản cơ sở) ở mức khoảng 5-5,5% (thấp hơn so với dự báo 5,5-6% hồi tháng 3), trong đó tăng trưởng quý 3 có thể đạt 7-7,2% và quý 4 đạt 6,8-7%. Về lạm phát, với các yếu tố hỗ trợ đang chiếm ưu thế (các mặt hàng do Nhà nước quản lý tiếp tục được điều tiết hợp lý, lãi suất giảm, tỷ giá ổn định…), chỉ số CPI 6 tháng cuối năm dự báo sẽ thấp hơn nửa đầu năm. Tuy nhiên, các yếu tố áp lực lạm phát vẫn còn (giá dầu và giá hàng hóa thế giới dù hạ nhiệt song còn cao; giá nguyên vật liệu trong nước có độ trễ so với đà giảm giá thế giới; lộ trình tăng giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá điện, lương tối thiểu vùng, dịch vụ y tế, giáo dục… đã và đang tăng; cung tiền và vòng quay tiền cải thiện cùng với đà hồi phục sức cầu vào thời vụ cuối năm). Dự báo lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ tăng 3,8-4,2%, thấp hơn so với mục tiêu 4,5%. Điều này cũng góp phần củng cố dư địa cho các chính sách tài khóa và tiền tệ đang triển khai. |
Ngoài ra, chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt sẽ tiếp tục thể hiện là bệ đỡ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và kích cầu tiêu dùng. Theo kết quả điều tra xu hướng sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, 72,6% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh quý 3/2023 so với quý 2/2023 tốt hơn và giữ ổn định (34,3% tốt hơn, 38,3% giữ ổn định), 27,4% đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn hơn. Đánh giá này lạc quan hơn nhận định quý 2 so với quý 1 (27,5% tốt hơn và 36,7% giữ ổn định). Sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp sẽ là động lực cho tăng trưởng các tháng cuối năm. Mặt khác, việc tăng lương cơ sở từ tháng 7 sẽ là nhân tố kích thích nhu cầu tiêu dùng do tăng thu nhập, nâng cao mức độ thụ hưởng của người lao động. Đồng thời, lạm phát được kiểm soát hiệu quả cũng là một yếu tố hỗ trợ tăng trưởng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, để khắc phục tình trạng sụt giảm đơn hàng của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng tiếp theo cần khẩn trương triển khai các chính sách tài khóa tiền tệ, cải cách thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất. Trong khi nhiều thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ chưa phục hồi, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp ưu tiên chuyển hướng khai thác các thị trường mới nổi, thị trường có tiềm năng (như các nước Trung Đông, châu Phi, châu Mỹ La tinh, Nam Á…).
Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại; cảnh báo các “rào cản” mới của đối tác và các vụ việc phòng vệ thương mại để giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có phản ứng chính sách phù hợp. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai thác ưu đãi của các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên; đồng thời đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết các FTA mới với các nước, khu vực còn tiềm năng, như: Israel, sớm kết thúc đàm phán trong quý 4/2023 với UEA, Mercosur… để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh các giải pháp phát triển thị trường nêu trên, cần chú trọng thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, như: tập trung giải quyết các vướng mắc về vốn, cơ chế, chính sách như kiến nghị của các địa phương với các đoàn công tác của Chính phủ; thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics đồng bộ, hiệu quả; tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hải quan; triển khai có hiệu quả Cơ chế một cửa Quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN…
Tuy vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng 9% trong 6 tháng cuối năm 2023, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của cả 3 thành tố tạo nên tăng trưởng (đầu tư công, tiêu dùng, xuất khẩu). Đây là kỳ vọng thách thức trong bối cảnh môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế đều bộn bề khó khăn.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2023 dưới 4,5% hoàn toàn khả thi
Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, tổng cầu yếu, cung tiền tăng chậm, lãi suất cao không chỉ khiến lạm phát giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2023, mà còn tiếp tục có tác động kiềm chế tốc độ tăng CPI trong 6 tháng cuối năm. Mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2023 dưới 4,5% hoàn toàn khả thi. Cùng với kết quả kiểm soát lạm phát, chỉ số CPI trong 6 tháng đầu năm cùng những khó khăn từ kinh tế thế giới, ông dự báo như thế nào về lạm phát trong những tháng tiếp theo? Có thể khẳng định mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2023 dưới 4,5% là hoàn toàn khả thi. Dự báo sẽ có 2 kịch bản cho việc kiểm soát lạm phát năm 2023. Theo đó, ở kịch bản 1, nếu giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát của các nền kinh tế lớn vẫn ở mức cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định FTA, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,3% - 7% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,3% - 3,5%. Ở kịch bản 2, nếu giá dầu thô, nguyên vật liệu dao động ở mức như hiện nay, cơ hội chống lạm phát của các quốc gia tốt hơn, kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn dự báo từ đầu năm, các gói hỗ trợ hồi phục và tăng trưởng kinh tế phát huy tốt tác dụng, doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, nắm bắt và thích ứng với các Hiệp định FTA đã ký kết và những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu, khu vực du lịch, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, giải ngân đầu tư công đạt mức cao, tăng trưởng GDP năm 2023 có thể đạt mức 6,7% - 7,3% thì khả năng lạm phát cả năm có thể sẽ ở mức là 3,5% - 3,8%. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, theo ông, đâu sẽ là những thách thức mà kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt và cần triển khai những giải pháp cụ thể nào? Dù áp lực lạm phát tại Việt Nam không quá lớn trong 6 tháng còn lại của năm 2023, song không nên chủ quan. Bởi trong bối cảnh kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi vẫn có những diễn biến phức tạp, vẫn có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam trong những tháng cuối năm như lạm phát toàn cầu vẫn còn ở mức tương đối cao; hoạt động du lịch, dịch vụ và hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng trở lại sẽ đẩy cầu tiêu dùng tăng,... Vì vậy, để có thể giữ lạm phát ở mức dưới 4,5% và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5% như chỉ tiêu của Quốc hội đã đề ra từ đầu năm và ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát, cần tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP quý 2/2023 chỉ tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, là tốc độ tăng thấp trong nhiều năm. Vì vậy, rất cần thúc đẩy mức tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, bởi tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp ổn định tâm lý, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính – tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số CPI bình quân. Đặc biệt, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương và Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, tránh tình trạng “té nước theo mưa” của một số chủ thể, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa, thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch bệnh, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Đặc biệt là thời điểm sau ngày 1/7/2023 khi việc tăng lương cơ sở được thực hiện hay giá dịch vụ giáo dục tăng theo lộ trình cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, có thể làm tăng các chi phí dịch vụ công cũng góp phần làm tăng sức ép lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần có sự theo dõi chặt chẽ về sự biến động trên cả thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh các tình huống đột xuất có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát. Để gỡ nút thắt về tín dụng, giải toả ách tắc trên thị trường vốn, các điều kiện cho vay cần linh hoạt hơn, đặc biệt là yêu cầu về tài sản thế chấp. Ngoài bất động sản, ngân hàng có thể chấp nhận thế chấp bằng nguyên vật liệu, hoặc các hợp đồng kinh tế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Mặt khác, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng rà soát lại toàn bộ thủ tục, điều kiện tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Trong đó, có thể phối hợp với các bộ, ngành để triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương. Xin cảm ơn ông! Xuân Thảo (thực hiện) |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Arsenal giật lại top 4 từ Man Utd
- ·Hướng đến kết quả thuận lợi
- ·Hướng đến kết quả thuận lợi
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Đà Nẵng đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng xử lý nước thải ven biển
- ·Bổ sung cảng đường thủy nội địa Bạch Long Vỹ vào quy hoạch
- ·Cần Thơ xây dựng cầu Tây Đô với tổng mức đầu tư trên 208 tỷ đồng
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á, Việt Nam
- ·Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·Thọ Xuân phấn đấu là trung tâm phát triển động lực của tỉnh Thanh Hóa
- ·Hậu Giang đề xuất vay vốn ODA cho Dự án phát triển hạ tầng đô thị Ngã Bảy
- ·Đà Nẵng chi hơn 665 tỷ đồng cho 5 dự án đầu tư công
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Quảng Ngãi loại khỏi quy hoạch thủy điện siêu nhỏ
- ·Cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam: Động lực từ những việc chưa làm được
- ·U19 Bình Dương giành vé dự VCK U19 Quốc gia 2022
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Đắk Lắk kiến quyết điều chuyển vốn các dự án chậm giải ngân