【trận midtjylland】Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đường tham dự Hội nghị cấp cao APEC 21
trận midtjyllandxml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Với chủ đề “Châu Á - Thái Bình Dương tự cường: động lực cho tăng trưởng toàn cầu”, APEC năm nay tập trung vào 3 ưu tiên là thực hiện Mục tiêu Bogor, tăng trưởng bền vững gắn với công bằng và tăng cường kết nối. Tại Hội nghị cấp cao APEC lần này (diễn ra trong 2 ngày 7 và 8/10), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các nhà lãnh đạo những nền kinh tế thành viên APEC sẽ trao đổi về tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay và vai trò của APEC trong việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương; tầm nhìn APEC về kết nối trong cấu trúc quốc tế và khu vực đang định hình; tăng trưởng bền vững, công bằng và các thách thức về an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng. Ngoài phiên toàn thể và các phiên họp kín, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn tham dự Đối thoại với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC); tham dự cuộc gặp cấp cao các thành viên tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP; đồng thời sẽ có một số cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước.
Được thành lập vào tháng 11/1989 với 12 thành viên sáng lập, đến nay, APEC đã trở thành cơ chế hợp tác kinh tế có quy mô lớn nhất trong khu vực, với 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có 9 nước thuộc nhóm G20, chiếm 59% dân số, 50% lãnh thổ, hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu. Cùng với các cơ chế hợp tác khác như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEAN với các đối tác, TPP, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), liên kết kinh tế Đông Bắc Á..., APEC đang góp phần tích cực vào quá trình xây dựng một cấu trúc hợp tác khu vực theo hướng đa tầng nấc, duy trì vai trò đầu tàu của châu Á - Thái Bình Dương trong tiến trình tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 75% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. APEC không chỉ là một diễn đàn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, an ninh mà còn là một kênh hiệu quả để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và làm sâu sắc quan hệ song phương với các thành viên, trong đó có hầu hết những đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam. Với ý nghĩa quan trọng đó, Việt Nam sẽ tham gia và đóng góp tích cực cho thành công của Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 21, vì sự năng động, tự cường và phát triển của châu Á - Thái Bình Dương.
Theo SGGPO
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vợ chia sẻ chuyện “thầm kín” trên facebook
- ·Sẽ cử khoảng 1.800 cán bộ ra nước ngoài đào tạo
- ·Hơn 500 đoàn viên thanh niên tham gia “Xuân
- ·Tín hiệu vui ở Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân
- ·Em chỉ là người đến sau...
- ·Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng 2012
- ·Không được quy định mức tài trợ
- ·Bước đột phá ở trường cấp 2
- ·Xe máy kéo bò ngang nhiên diễu phố
- ·112 nghề trọng điểm sẽ được đào tạo theo chuẩn quốc gia và quốc tế
- ·Lương tối thiểu, mức mới như thế nào?
- ·Đảm bảo an toàn cho thi tốt nghiệp THPT, đại học
- ·Học sinh, sinh viên khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp xã hội
- ·Hà Nội đảm bảo không mất điện trong kỳ thi đại học
- ·Sợi dây kỷ vật và hành trình tìm lại người cha giàu có
- ·Sinh viên nào được ưu tiên ở nội trú?
- ·Tuyển sinh hệ trung cấp: Vi phạm sẽ bị cắt chỉ tiêu
- ·Năm học 2013
- ·Mời tham gia viết chủ đề: “Yêu nhanh, sống thoáng nên không?”
- ·Khởi công xây dựng “Nhà lưu trú thanh thiếu niên”