【kết quả seri a】Nghề may phát triển, cơ hội cho nhiều lao động nông thôn
Hiện nay,ềmayphttriểncơhộichonhiềulaođộkết quả seri a các công ty, cơ sở may trên địa bàn tỉnh đã giúp nhiều lao động nông thôn có việc làm ổn định, không phải đi làm xa ở các tỉnh, thành phố khác.
Công ty Cổ phần may xuất khẩu Vị Thủy, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Thu nhập khá ổn định
Đến Công ty Cổ phần may xuất khẩu Vị Thủy (ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy) vào buổi sáng, lúc này các công nhân đang tất bật, người thì may quần tây, người thì may đồ thời trang, người thì ủi… Ông Danh Thanh, Quản lý xưởng Công ty Cổ phần may xuất khẩu Vị Thủy, cho biết: “Hiện xưởng có từ 85 đến 90 lao động. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan. Khi vào làm ở công ty, lao động được hỗ trợ tiền cơm, tham gia bảo hiểm đầy đủ”.
Cuộc sống khó khăn, không có việc làm ổn định, khi biết Công ty Cổ phần may xuất khẩu Vị Thủy tuyển công nhân, chị Nguyễn Thị Bích, ở ấp 9, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, đã xin vào làm. Mới vào làm được hơn 1 tháng, chị Bích cảm thấy rất phấn khởi vì đáp ứng được yêu cầu của công ty. Chị Bích chia sẻ: “Khi vào công ty, chúng tôi được hướng dẫn cách may theo sản phẩm cụ thể nên rất thuận lợi; quản lý hướng dẫn tận tình. Từ ngày có công việc ổn định, tôi rất mừng vì vừa có thu nhập trang trải cuộc sống, vừa chủ động được thời gian chăm sóc gia đình, lo cho con cái. Nếu cố gắng, trung bình mỗi tháng công nhân chúng tôi có thu nhập từ 4,6 đến 5,5 triệu đồng”.
Gia đình chị Bích là hộ nghèo ở địa phương, trước đây để lo cuộc sống, chị đi làm phụ hồ, nhưng công việc không được thường xuyên, thu nhập lúc có lúc không. Khi được vào làm ở công ty không chỉ có thu nhập ổn định, chị còn được tham gia các chế độ bảo hiểm đầy đủ.
Còn chị Phan Thị Thu Nhớ, ở ấp 3, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Mặc dù đi làm ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh có thu nhập cao hơn nhưng làm xa nhà, rồi chi phí nhà trọ tốn kém. Vào làm ở Công ty Cổ phần may xuất khẩu Vị Thủy, vừa gần nhà, thu nhập ổn định và quan trọng là có thể tranh thủ thời gian gần gũi, chăm sóc con cái”.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, công ty đang tuyển thêm công nhân. Đây là điều kiện thuận lợi giúp lao động địa phương có việc làm tại quê nhà mà không phải đi làm xa. Ông Võ Hoàng Thâm, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nàng Mau, cho biết: “Sau khi Công ty Cổ phần may xuất khẩu Vị Thủy có thông báo tuyển dụng lao động, địa phương đã rà soát lao động nhàn rỗi, có đủ điều kiện giới thiệu cho công ty. Bên cạnh đó, những lao động trước đây đi làm ăn xa sau khi về quê cũng tìm được việc làm tại công ty, từ đó ổn định cuộc sống. Đến nay, trên địa bàn thị trấn có 1 công ty may, 3 cơ sở may gia công tại gia đình, tạo việc làm cho khoảng 200 lao động”.
Cơ hội cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ
Còn Tổ may công nghiệp ở ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, cũng góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn trong và ngoài địa phương. Tổ may do chị Nguyễn Thị Phương Kiều làm tổ trưởng. Chị Kiều cho biết: “Sản phẩm làm ra chủ yếu giao cho các công ty, cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi còn chủ động kết nối may gia công cho các tiểu thương bán đồ may mặc tại một số chợ. Với những chị em chưa có tay nghề tham gia vào tổ được hướng dẫn tận tình”.
Từ quy mô ban đầu chỉ có 4 máy may, đến nay tổ may công nghiệp của chị Kiều đã tăng lên 30 máy. Hiện có 10 máy đặt tại tổ, còn 20 máy chị cho các chị không có điều kiện lại trực tiếp tổ may mượn về nhà để may. Chị Nguyễn Thúy An, ở ấp 6, xã Vị Tân, chia sẻ: “Trước đây, tôi đi làm ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó về quê. Tôi vào làm ở tổ may được 2 năm rồi, làm việc tại đây vừa gần nhà, không bị gò bó về thời gian, lại vừa có thể lo cho con cái, nói chung có nhiều thuận tiện. Công việc đều, tiền công tính theo sản phẩm làm ra, bình quân mỗi ngày tôi cũng kiếm được khoảng 200.000 đồng. Ở nông thôn có công việc, thu nhập như vậy, lao động chúng tôi mừng lắm”.
Cứ 3, 4 ngày, tổ may giao sản phẩm cho các công ty, cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, bình quân từ vài trăm, có thời điểm lên đến cả nghìn hàng. Với số lượng đơn hàng đều đặn, bình quân mỗi tháng trừ chi phí, chị Kiều thu về từ 20 đến 30 triệu đồng.
Trên địa bàn thành phố Vị Thanh có 1 công ty may quần áo và 12 cơ sở may, tổ may đang hoạt động. Bà Võ Thị Hồng Lan, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Vị Thanh, cho biết: “Các công ty, cơ sở may đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ”.
Chưa có số liệu thống kê chính thức có bao nhiêu cơ sở may, tổ may trên toàn tỉnh, nhưng hiệu quả giải quyết việc làm mà các công ty, tổ may mang lại thấy rõ, giúp người lao động được chuyển đổi ngành nghề, tham gia lao động công nghiệp, có thêm việc làm và tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà không phải đi làm xa quê.
Tại nhiều xã, phường, thị trấn, chính quyền địa phương, hội, đoàn thể đã hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở may, tổ may tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với ngành chức năng, cơ quan chuyên môn tổ chức đào tạo nghề may công nghiệp nhằm cung ứng lao động cho các cơ sở, tổ may, công ty may trên địa bàn.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong năm 2023, toàn tỉnh mở 21 lớp may công nghiệp, với 525 học viên theo học. Các địa phương đang rà soát nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu xã hội, để mở các lớp đào tạo nghề phù hợp gắn với giải quyết việc làm. Trong đó, nghề may công nghiệp tiếp tục được các địa phương đăng ký, vừa tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn… |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dựng tóc gáy với ‘hòn đảo chết’ nơi con người phải đeo mặt nạ
- ·HLV Phan Thanh Hùng xuất sắc nhất V
- ·Để xúc tiến sản phẩm OCOP gắn với du lịch
- ·Đại hội học sinh Đông Nam Á: Việt Nam dẫn đầu với 16 HCV
- ·Nếu muốn xem chung kết U23 châu Á miễn phí hãy đến đây
- ·Người nuôi dê gặp khó
- ·Để hàng Việt chinh phục người tiêu dùng Việt
- ·Giải judo quốc tế mở rộng tại Hồng Kông: Bạc Liêu đoạt 2 huy chương
- ·Hà Nội: Phấn đấu 100% chuỗi cung ứng nông sản được truy xuất nguồn gốc
- ·Một trong “tứ đại gia” của Ngoại hạng Anh tới Việt Nam
- ·Tăng phí trông giữ xe ô tô, người dân 'điên đảo' tìm chỗ gửi xe
- ·Độc, lạ thú chơi bonsai siêu tí hon
- ·Nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- ·Gần 200 cụ tham gia hội thao chào mừng Ngày quốc tế Người cao tuổi
- ·Khai thác chuyến xe khách liên tỉnh Long An – Đà Lạt
- ·Năm nhiệm vụ, sáu giải pháp của ngành giao thông vận tải trong năm 2023
- ·Bóng đá ngày Tết, xem gì?
- ·Trước thềm U19 châu Á 2014: Đội Việt Nam chỉ tập… 1 buổi
- ·Ai là người tiết lộ thông tin hành khách đi máy bay cho các hãng taxi?
- ·Thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu bền vững