【người chơi olympiakos】Đấu giá 3 khối băng tần cho 5G, giá khởi điểm thấp nhất 1.956 tỷ đồng
Theo đó, phương án tổ chức đấu giá bao gồm các nội dung chính về điều kiện sử dụng băng tần, thời hạn giấy phép, yêu cầu cam kết triển khai mạng viễn thông, giá khởi điểm, bước giá và tiền đặt trước.
Có 3 khối băng tần được đưa ra đấu giá, mỗi khối có độ rộng 100 MHz. Mỗi doanh nghiệp chỉ được phép trúng tối đa 1 khối băng tần. Như vậy sẽ có 3 doanh nghiệp có thể có băng tần qua đấu giá để triển khai 5G.
Giá khởi điểm được xác định theo quy định của Nghị định 63/2023/NĐ-CP cho khối băng tần 2500-2600 MHz cho 15 năm sử dụng là: 3.983.257.500.000 đồng (Ba nghìn chín trăm tám mươi ba tỷ, hai trăm năm mươi bảy triệu, năm trăm nghìn đồng). Riêng doanh nghiệp đấu giá trúng băng tần 2500-2600 MHz có thể sử dụng để triển khai thêm 4G.
Giá khởi điểm của khối băng tần từ 3700 MHz đến 3800 MHz cho 15 năm sử dụng là 1.956.892.500.000 đồng (Một nghìn chín trăm năm mươi sáu tỷ, tám trăm chín mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng).
Giá khởi điểm của khối băng tần từ 3800 MHz đến 3900 MHz cho 15 năm sử dụng là 1.956.892.500.000 đồng (Một nghìn chín trăm năm mươi sáu tỷ, tám trăm chín mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng).
Khối băng tần 2500-2600 MHz trước, sau đó đấu giá khối băng tần 3800 MHz đến 3900 MHz và cuối cùng là khối băng tần 3700 MHz đến 3800 MHz.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ TT&TT thông báo công khai phương án tổ chức đấu giá, doanh nghiệp phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá tới Cục Viễn thông thông qua một trong các phương thức sau: Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp. Các hồ sơ nộp không đúng thời hạn trên sẽ không được tiếp nhận và giải quyết.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách tổ chức trúng đấu giá từ tổ chức đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ TT&TT ra quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá gửi tổ chức trúng đấu giá. Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá gồm các thông tin: Tổ chức trúng đấu giá, khối băng tần trúng đấu giá, thời hạn được phép sử dụng, số tiền trúng đấu giá, phương thức nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và trách nhiệm của tổ chức trúng đấu giá trong việc nộp đầy đủ, đúng hạn tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần.
Kết thúc cuộc đấu giá, Bộ TT&TT thông báo công khai thông tin về cuộc đấu giá trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Bộ TT&TT phê duyệt kết quả trúng đấu giá, doanh nghiệp trúng đấu giá phải nộp một lần tối thiểu 50% số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày Bộ TT&TT phê duyệt kết quả trúng đấu giá, doanh nghiệp trúng đấu giá phải nộp tiếp một lần tối thiểu 50% số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện còn lại, cộng với số tiền lãi tính theo quy định.
Trong thời hạn 60 tháng kể từ ngày Bộ TT&TT phê duyệt kết quả trúng đấu giá, tổ chức trúng đấu giá phải nộp tiếp một lần toàn bộ số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện còn lại, cộng với số tiền lãi tính theo quy định.
Sau 2 năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz, doanh nghiệp cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần 2500-2600 MHz. Doanh nghiệp phải cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500-2600 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần này.
Tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 2500-2600 MHz, doanh nghiệp phải triển khai tối thiểu 30% số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện đã cam kết triển khai trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 2500-2600 MHz.
Sau 2 năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần 3700-3800 MHz hoặc băng tần 3800-3900 MHz, doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần trúng đấu giá tương ứng. Doanh nghiệp phải cam kết chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3700-3800 MHz hoặc băng tần 3800-3900 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần trúng đấu giá tương ứng.
Tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3700-3800 MHz hoặc băng tần 3800-3900 MHz, doanh nghiệp phải triển khai tối thiểu 30% số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện đã cam kết triển khai trong 02 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần trúng đấu giá tương ứng.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Tuyển sinh trung cấp, cao đẳng 2017: Các trường được trao quyền tự chủ
- ·Dấu ấn từ phong trào thi đua quyết thắng
- ·Nhiều chính sách thu hút thí sinh
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Phòng ngừa từ xa, khắc phục nhanh và thực chất
- ·THÔNG BÁO MỜI THẦU: Gói thầu vận chuyển xăng dầu năm 2025
- ·Giữ vững mối quan hệ đảng viên đồn biên phòng sinh hoạt chi bộ tại các ấp, khóm ven biển
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Giữ vững an ninh trật tự biên giới biển
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Sẵn sàng hỗ trợ giáo dục Cần Thơ
- ·Bất an “mùa lở”
- ·Vùng Cảnh sát biển 4 phát động cao điểm thi đua
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Vững tâm chống chọi mưa bão
- ·Nỗi niềm nghề rẫy mùa hạn
- ·Tuyển sinh các ngành liên thôngchính quy và hệ vừa làm vừa học
- ·Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- ·Khôi phục vành đai xanh