【twente – feyenoord】Doanh nghiệp Việt học được rất ít từ khu vực FDI
TheệpViệthọcđượcrấtíttừkhuvựtwente – feyenoordo báo cáo Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam vừa được công bố ngày 3/11, doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang có mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước, song chỉ 1/5 số doanh nghiệp Việt “chơi” được với doanh nghiệp FDI.
“Doanh nghiệp nội địa Việt Nam chưa tối ưu hóa được mối quan hệ với doanh nghiệp FDI, chỉ một số ít đơn vị tư nhân đóng vai trò thu mua đầu vào hay có khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài”, Giáo sư John Rand, trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết.
Tỷ lệ khách hàng hoặc nhà cung cấp là doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 20%.
Dù là nước có thu nhập thấp hoặc trung bình thấp đang tranh thủ hút dòng vốn ngoại để cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, song khảo sát gần 8.000 doanh nghiệp, nhóm tác giả báo cáo phản ánh chưa nhìn thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp FDI trong chuyển giao công nghệ. Phần lớn chỉ có doanh nghiệp nội địa chuyển giao công nghệ với nhau (chiếm 66%).
“Hiện chuyển giao công nghệ tại Việt Nam diễn ra chủ yếu giữa doanh nghiệp trong nước, một nguyên nhân khiến quá trình chuyển giao diễn ra chậm chạp", Giáo sư John Rand nhận định.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ này chưa tác động hai chiều là khu vực FDI đang được hưởng ưu đãi nhiều hơn doanh nghiệp trong nước. “Khi không chơi cùng một sân chơi bằng phẳng thì các doanh nghiệp được ưu đãi sẽ chơi với nhau, bỏ lại cả một khu vực rộng lớn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận được công nghệ chuyển giao từ lực lượng lớn kia”, bà Lan phát biểu.
Lấy ví dụ từ dự án của Samsung, vị chuyên gia này cho hay cả những đơn vị nước ngoài làm phụ trợ cho doanh nghiệp này cũng được hưởng ưu đãi về thuế, trong khi doanh nghiệp trong nước phải chịu thuế thu nhập 22%. Sự bất bình đẳng dẫn tới không thể khuyến khích chuyển giao công nghệ.
"Cần đặt doanh nghiệp trong một sân chơi sòng phẳng hơn với doanh nghiệp trong nước thì mới khuyến khích chuyển giao công nghệ. Đừng nhắm mắt nghĩ là phải ưu đãi nhiều cho FDI thì họ sẽ chuyển giao", bà nói.
Thêm vào đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng hoạt động nghiên cứu phát triển vẫn còn yếu, cần tích cực đầu tư đổi mới công nghệ. Khảo sát cho thấy, chỉ khoảng 514 trong tổng số 8.010 doanh nghiệp được điều tra (chiếm 6,4%) đầu tư vào một số hình thức nghiên cứu và triển khai. Trong đó, hơn một nửa chi phí nghiên cứu dành cho phát triển công nghệ mới đối với thị trường doanh nghiệp hoạt động chứ không phải là nghiên cứu tiên phong, vốn chỉ chiếm khoảng 4% tổng chi phí nghiên cứu.
Theo báo cáo xếp hạng năng lực Việt Nam toàn cầu, năm 2014, Việt Nam đứng thứ 68, với một số yếu tố kém lạc quan như mức độ hấp thụ công nghệ (xếp thứ 99), các yếu tố đổi mới sáng tạo và độ tinh xảo kinh doanh (xếp thứ 98). “Điều này cho thấy đã đến thời điểm Việt Nam phải đi trên con đường cải tiến về công nghệ", Giáo sư Finn Tarp - Đại học Copenhagen khẳng định.
Ông cho rằng cải thiện năng lực cạnh tranh thông qua phát triển công nghệ sẽ quyết định số phận kinh tế Việt Nam có tươi sáng, khẳng định trên thị trường quốc tế hay không. "Điều quan trọng là chặng đường phía trước còn dài và chúng ta phải tiếp tục đi, không thể dừng lại giữa đường", Giáo sư Tarp nói.
Báo cáo năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Tổng cục Thống kê, Đại học Copenhagen (Đan Mạch). Khảo sát năm 2013 tiến hành với 8.010 doanh nghiệp, bao gồm 40% doanh nghiệp nhỏ, 37% doanh nghiệp vừa, 14% doanh nghiệp lớn và 9% doanh nghiệp siêu nhỏ.
TheoVnexpress
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Tiếp tục chặt hạ 130 cây xà cừ trên đường Kim Mã để làm đường sắt đô thị
- ·Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố điểm chuẩn và tiêu chí phụ
- ·Quảng Ninh: Thuyền viên tàu du lịch ăn cắp tiền của du khách
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Học phí Đại học Thương mại năm 2017 – 2018 tăng 10% so với năm trước, cụ thể là bao nhiêu?
- ·Người bắt được rùa vàng mà thương lái ngã giá 'khủng' đã làm gì?
- ·Bất ngờ về kỷ lục số giáo viên tham gia lớp học mô phỏng phi hành gia tại Mỹ
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Công bố điểm chuẩn trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Trưởng phòng CSGT TPHCM: Người dân được quyền quay phim CSGT
- ·Điểm trúng tuyển trường ĐH Sư Phạm TP.HCM có ngành chỉ bằng điểm sàn
- ·Công bố điều tra nhân viên ngành nào bức xúc nhất Việt Nam: Kết quả bất ngờ
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Tân sinh viên nên ở nhà trọ hay ký túc xá khi lên thành phố học đại học
- ·Danh sách các trường đại học còn chỉ tiêu xét tuyển đợt 2
- ·Hà Nội trích 8,567 tỷ đồng để tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Khám xét nhà riêng và nơi làm việc của bà Hứa Thị Phấn