【sjk – kups】Đã cắt giảm 95,35% dòng thuế XK sang Trung Quốc
Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, Trung Quốc hiện là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong ACFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm. Việt Nam được giữ lại 456 dòng thuế gồm những mặt hàng nhạy cảm và Trung Quốc có khả năng cạnh tranh rất cao như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.
Trong khi đó, Trung Quốc xóa bỏ thuế quan 95% số dòng thuế ngay từ năm 2011, số dòng thuế nhạy cảm còn lại cũng được cam kết cắt giảm về 5% đến 50% vào cuối lộ trình là năm 2018.
Hiện tại, Trung Quốc cắt giảm cho Việt Nam 7.845 dòng thuế, chiếm 95,35% tổng số dòng thuế và chiếm 91,59% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 5% - 50% vào cuối năm 2018. Một số mặt hàng Trung Quốc vẫn duy trì thuế suất gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, cà phê, gia vị, xăng dầu, phân bón, nhựa nguyên liệu, vải may mặc, nguyên liệu dệt may, da giày, động cơ, máy móc thiết bị, ô tô, động cơ, bộ phận phụ tùng ô tô, đồ nội thất...
Như vậy, xét về tổng quan, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn khi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Tuy vậy, đại diện Bộ Tài chính chỉ ra một thực trạng: Mặc dù có nhiều lợi thế hơn nhưng nhập siêu từ Trung Quốc mỗi năm một lớn.
Trong giai đoạn 2011-2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng bình quân 8,9%/năm. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 13 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2012 và chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
Đối với số liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, giai đoạn 2011-2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng trưởng bình quân 22,5%. Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là gần 37 tỷ USD, tăng 28,8% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 27,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thế giới.
Tình hình nhập siêu từ Trung Quốc gia tăng nhanh trong những năm qua. Năm 2011 Việt Nam nhập siêu 13,4 tỷ USD, năm 2012 nhập siêu 16,3 tỷ USD, năm 2013 nhập siêu 23,6 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế - ông Tùng bình luận.
Để tận dụng tốt hơn nữa những FTA đã ký và sẵn sàng đối mặt với những FTA sắp ký, ông Hà Duy Tùng khuyến cáo: “Doanh nghiệp cần phải chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin các cam kết về hội nhập, tập trung tìm hiểu các mặt hàng có lộ trình cắt giảm thuế để có chiến lược điều chỉnh sản xuất, kinh doanh phù hợp, tận dụng được các cơ hội cũng như sẵn sàng cho cạnh tranh; cần xác định được lợi thế của mình, từ đó đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- ·Trực tiếp bóng đá Ipswich Town 1
- ·Sao Indonesia 'khiêu chiến' tuyển Việt Nam, Thái Lan
- ·Indonesia chốt đội hình U21 đấu tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024
- ·Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thêm một Phó Chủ tịch
- ·Quang Hải ghi bàn, đội tuyển Việt Nam đánh bại đội K.League
- ·Xuân Son ghi hattrick vượt Tiến Linh, CLB Nam Định thắng đậm Bình Dương
- ·Mẹ cầu thủ lao vào sân tát trọng tài
- ·Nam nữ chưa kết hôn muốn về sống chung...
- ·Huyền thoại Hàn Quốc khiến Đặng Văn Lâm, Nguyễn Filip 'bở hơi tai'
- ·Ông Bế Xuân Trường được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
- ·Tuyển Việt Nam sang Hàn Quốc tập huấn: Văn Lâm, Tuấn Hải mang món đồ đặc biệt
- ·Nữ bác sĩ 'ngày chữa bệnh, đêm đánh người nhập viện' gây sốt cõi mạng Trung Quốc
- ·Nhận định Man Utd vs Bodo/Glimt: HLV Amorim chào sân Old Trafford
- ·Mối tình có sức cảm hóa đại ca băng “Gió lộng”
- ·Tại sao tuyển Việt Nam tới Hàn Quốc chưa đầy 6 tiếng đã phải tập luyện?
- ·Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Daegu FC hôm nay 29/11
- ·Tiến Linh tiếp tục ghi bàn, tuyển Việt Nam thắng trận giao hữu ở Hàn Quốc
- ·Đường gần, sao cứ… ‘bay vòng’ cho xa?
- ·8 đội tham dự giải Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2024