【thanh hoá vs viettel】Bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn văn hóa với phát triển vùng đồng bào DTTS
VHO - Qua hơn 3 năm thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn,ảođảmhàihòagiữabảotồnvănhóavớipháttriểnvùngđồngbàthanh hoá vs viettel phát huy văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển du lịch”, các địa phương đã tổ chức phục dựng, bảo tồn và phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc, sát với tình hình thực tế. Trong đó, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, phát huy đã trở thành sản phẩm du lịch thu hút đông đảo du khách.
Bảo tồn, kết nối di sản văn hoá trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn
Là cơ quan chủ trì, triển khai thực hiện Dự án số 6 với 19 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Bộ VHTTDL đã tích cực phối hợp, chỉ đạo các địa phương đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng sản phẩm đặc thù phục vụ phát triển du lịch, tạo việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.
Trong đó, xác định làng, bản, buôn, sóc, ấp là địa bàn cơ sở để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng đời sống văn hóa mới, trong đó chú trọng phát huy vai trò cộng đồng các dân tộc - chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là những người có khả năng nuôi dưỡng và phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa truyền thống với nòng cốt là các nghệ nhân, người có uy tín và trí thức là người dân tộc thiểu số trong xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu.
Qua hơn 3 năm thực hiện Dự án 6, các địa phương đã tổ chức phục dựng, bảo tồn và phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc, sát với tình hình thực tế. Trong đó, nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lễ được bảo tồn, phát huy đã trở thành sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch đến thăm quan, trải nghiệm tại nhiều địa phương trên cả nước.
Thông qua các dự án bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống, nhiều hạng mục bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy, các thiết chế văn hóa được nâng cấp, xây mới phù hợp với không gian, kiến trúc truyền thống; không gian văn hóa; không gian làng bản được gìn giữ, các tri thức dân gian được khôi phục, duy trì…
Từ nguồn vốn của Dự án 6, các địa phương đã chủ động khai thác tiềm năng từ văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch. Từ đó nhân rộng, phát triển để xây dựng các làng văn hoá - du lịch, điểm văn hoá du lịch, tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tốc độ xóa đói, giảm nghèo.
Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo nhiều mô hình nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số đã trở thành là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, trao truyền và giới thiệu , quảng bá , lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng, bước đầu trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như: mô hình nhà rông của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên; nhà sàn của người Tày, Thái, Mường vùng núi phía Bắc... Qua đó, khích lệ cộng đồng các dân tộc tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới.
Bộ VHTTDL đã chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn, tạo điều kiện về nguồn nhân lực để phát triển du lịch cộng đồng như Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, các tỉnh khu vực Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long…sau khi Dự án 6 triển khai đã phát huy hiệu quả, trở thành sản phẩm văn hóa du lịch phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Nhiều mô hình xây dựng làng văn hóa, mô hình nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch trở thành những mô hình điểm về bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch như: Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Cần Thơ...
Mỗi địa phương có cách làm có hiệu quả khác nhau phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng dân tộc. Nhiều địa phương đã tổ chức các tuyến du lịch trải nghiệm gắn với giữ gìn văn hoá truyền thống và các trò chơi dân gian, từ đó, đã tạo điều kiện thu hút người dân ở thôn, bản, ấp tham gia thường xuyên hơn vào các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Nhiều lễ hội truyền thống lành mạnh được phục hồi, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hoá
Thông qua nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Dự án 6 cho thấy hiệu quả từ việc thực hiện chính sách văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng ổn định, cải thiện, nâng cao mọi mặt đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Nguồn lực đầu tư cho đã thu hút được sự tham gia tích cực của cộng đồng các dân tộc, các tổ chức xã hội đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, đồng thời tạo cơ hội nâng cao thu nhập của nhân dân bằng nguồn lực văn hóa truyền thống quý báu.
Để triển khai thực hiện Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" có hiệu quả, trong thời gian tới các địa phương cần tập trung một số giải pháp sau.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Cấp ủy Đảng, chính quyền tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi theo hướng toàn diện, bền vững tạo sinh kế cho đồng bào.
Trong quá trình thực hiện Dự án số 6 cần có sự kế thừa, chọn lọc và phát huy có hiệu quả bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, đồng thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời những biểu hiện làm mai một văn hóa truyền thống dân tộc.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Tựa game Axie Infinity của người Việt bị hack hơn 600 triệu USD
- ·Viettel chính thức đón nhận thực tập sinh xuất sắc tham gia các dự án chuyển đổi số quốc gia
- ·Bộ Công Thương ứng dụng dữ liệu dân cư trong giải quyết thủ tục hành chính
- ·Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- ·Yêu cầu sớm có giải pháp khuyến khích, thúc đẩy người dân dùng dịch vụ ký số từ xa
- ·Ưu đãi không giới hạn với tài khoản Super Zero của TPBank
- ·Cổng mua xe trực tuyến lớn nhất ra mắt giải pháp Otocheck và Otocare
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Đưa chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp vào kế hoạch hằng năm của bộ, tỉnh
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Việt Nam đặt mục tiêu có thêm 10 triệu thuê bao sử dụng smartphone năm 2022
- ·Vai trò của AI đối với các nguồn tin tình báo mở
- ·Cách đăng ký gói cước 4G Vina miễn phí cuộc gọi tin nhắn
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Các tài khoản ngân hàng của người dùng Việt Nam liên tục bị hacker nhắm tới
- ·Cách đăng ký 4G VinaPhone 1 tháng không giới hạn dung lượng
- ·Indonesia đánh thuế thu nhập, VAT với tài sản kỹ thuật số từ tháng 5
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Giá 17.000 USD, NFT bà Phương Hằng và ông Quyết chưa có người mua