【91 phut tv】Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, quản lý đầu tư chặt chẽ
Quản lý đầu tư chặt chẽ
Phó Thủ tướng nêu rõ, “giải ngân vốn đầu tư công đúng ra trách nhiệm của ai người đó làm, không phải đôn đốc”, “quy định pháp luật chồng chéo, vướng mắc thì có đôn đốc cũng không làm được”. Với yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 vừa qua là làm thế nào thúc đẩy kinh tế nhanh nhất, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tránh ứ đọng nguồn lực, vướng mắc, gây khó khăn, cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư, chúng ta bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng, Chính phủ đã đề nghị sửa các luật: Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Bộ Tài chính xây dựng 1 luật sửa 7 luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì 1 luật sửa 4 luật.
“Chúng tôi rất hy vọng sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua, các quy định của pháp luật được ban hành chúng ta làm sẽ thuận lợi hơn”, chia sẻ điều này, Phó Thủ tướng dẫn chứng: Luật Đầu tư công có nhiều nội dung sửa đổi rất mới như giao địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Vốn đầu tư sau khi được các bộ, ngành, địa phương trình lên sẽ giao danh mục về cho địa phương quyết định làm và được điều chỉnh từ dự án này sang dự án khác, không phải trình lên trên, miễn là không vượt tổng mức vốn giao cho địa phương. Vốn chương trình mục tiêu cũng đổi mới theo hướng đó. Như vậy sẽ không mất nhiều thời gian, dự án sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả.
Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, dự án dở dang sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, nhà thầu suy yếu, không trả được khối lượng, chất lượng công trình ngày một giảm sút. Dự án liên quan đến công nghệ nếu kéo dài thời gian công nghệ sẽ lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu, lãng phí là hiện hữu.
Lấy ví dụ cụ thể về dự án đường cao tốc, Phó Thủ tướng cho rằng, chạy theo số lượng mà không quản chặt chất lượng để xảy ra lún, sụt thì hậu quả rất lớn, như dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư đã phải “trả giá”. Khi giao cho địa phương quyết phải tính toán kỹ.
“Khoán trắng cho tư vấn làm, hôm sau đường bị sụt, lún, vỡ là các đồng chí phải chịu hết, cho nên phải tính toán từ khâu thiết kế, con đường đó những phương tiện nào đi, chịu lực như thế nào?”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu phải tính đến tầm nhìn dài hạn, đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Yêu cầu các tỉnh miền núi cân đối lại tổng thu ngân sách, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất, để cam kết với Chính phủ cho đúng, Phó Thủ tướng lưu ý, nếu không đúng, phải họp ngay UBND, HĐND, đề nghị Chính phủ bố trí bổ sung vốn vào chương trình trung hạn thì công trình mới phát huy được hiệu quả, tránh bỏ dở dang khi thiếu vốn, dẫn đến không quyết toán được, mà bài học từ dự án Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam là một ví dụ.
“Phải tập trung đẩy nhanh đúng tiến độ, quản trị rất tốt. Phải cân đối tài khóa, nguồn thu ngân sách, không phải cam kết cho được việc để sau này không ai xử lý rất mệt”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tổ trưởng Tổ công tác cũng lưu ý, chỉ còn 45 ngày nữa hết năm 2024, tỷ lệ giải ngân đang rất thấp, các bộ, ngành trung ương chỉ được 36,09%, các địa phương được 52,19%, để giải ngân đạt 95% vốn như đã cam kết là phải nỗ lực rất lớn, khối lượng phải làm ngày, làm đêm, thủ tục phải kịp thời. Phải tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm, quản lý đầu tư chặt chẽ, nguy hiểm nhất là vi phạm về khối lượng và chất lượng công trình, đây là nguyên nhân của những nguyên nhân xảy ra thất thoát. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ các vướng mắc, các bộ, ngành phải đáp ứng kịp thời yêu cầu của địa phương; quyết tâm hoàn thành khối lượng trước ngày 31/12/2024.
Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề nghị của các tỉnh để điều chỉnh tổng mức đầu tư, thủ tục đầu tư, chuyển nguồn, tháo gỡ thủ tục đầu tư có vướng mắc, tham mưu bố trí vốn bổ sung cho các dự án, để hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả, sớm đưa công trình vào bàn giao, sử dụng. Bộ Tài chính tháo gỡ về nguồn vốn ODA, bố trí vốn, điều chỉnh vốn đầu tư khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tỷ lệ giải ngân thấp
Báo cáo của Bộ Kế hoạch cho thấy, tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 Thủ tướng Chính phủ giao cho 21 đơn vị (10 bộ, cơ quan trung ương, 11 địa phương) thuộc Tổ công tác số 4 là 47.236,241 tỷ đồng (chiếm 6,9% tổng kế hoạch đầu tư vốn của cả nước). Hiện chỉ còn Bộ Tài chính chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao với số vốn còn lại chưa phân bổ là 44,013 tỷ đồng, do chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chiếm 0,09% tổng kế hoạch đầu tư vốn của các đơn vị thuộc Tổ công tác số 4 và chiếm 0,3% tổng số vốn chưa phân bổ của cả nước.
(责任编辑:La liga)
- ·Đào được đá ruby tiền tỷ, tôi có phải nộp cho chính quyền?
- ·Đưa nghệ thuật đồ họa đến gần với công chúng
- ·Tỉnh Belgorod bị tấn công bằng đạn chùm, Nga bắn phá kho đạn Ukraine tại Sumy
- ·Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên HNX tăng 14,9%
- ·Làm thế nào để bảo vệ tên miền của doanh nghiệp?
- ·Tổng thống Pháp nói vụ bắt giữ CEO Telegram 'không liên quan tới chính trị'
- ·Khoáng sản Quang Anh bị phạt 60 triệu đồng
- ·Video tên lửa phòng không vác vai của Ukraine bắn hạ tiêm kích Su
- ·Ước mơ nhỏ nhoi của cô bé ung thư máu
- ·Dự kiến có 51 phiên đấu thầu trái phiếu trong năm nay
- ·Hùn tiền làm ăn với người yêu, chia tay làm sao đòi?
- ·Khối ngoại có tuần bán ròng mạnh nhất từ đầu năm đến nay
- ·Khoảnh khắc tên lửa Iskander bắn cháy hệ thống HIMARS Ukraine ở Sumy
- ·Chứng khoán KIS bị phạt 150 triệu đồng
- ·Thời nay đừng tin 'một mái nhà tranh hai trái tim vàng'
- ·Giải thưởng lớn nhất của người nghệ sĩ
- ·Tổng thống Pháp nói vụ bắt giữ CEO Telegram 'không liên quan tới chính trị'
- ·CIA nói Ukraine không định sáp nhập Kursk, tình hình ở Provsk cực kỳ khó khăn
- ·Xin giữ lấy nụ cười thiên thần của bé gái mắc bệnh ung thư
- ·FIT rót thêm vốn vào TSC và DCL