【ket qua bong sa】Bảo đảm quyền được giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
Chiều 9/6 Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm tại hội trường. |
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm,ảođảmquyềnđượcgiảitrìnhcủangườiđượclấyphiếutínnhiệmtạiQuốchộket qua bong sa bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND cần bảo đảm quyền được giải trình của người được lấy phiếu, theo ý kiến tại Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vnđã thông tin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành bổ sung quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tếvà không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên theo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền như dự thảo Nghị quyết.
Bởi việc này có cơ sở thực tiễn, thể hiện tính nhân văn và phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cần nêu rõ thời gian không điều hành công tác là từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.
Một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo cần lý giải rõ hơn về lý do về việc dự thảo Nghị quyết không đưa một số chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm, chẳng hạn như Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, phó trưởng ban của HĐND, Hội thẩm Tòa án nhân dân.
So với nội dung giải thích thuật ngữ “lấy phiếu tín nhiệm” trong Nghị quyết số 85/2014/QH13, dự thảo Nghị quyết đã sửa đổi, bổ sung nội hàm của thuật ngữ này theo hướng lấy phiếu tín nhiệm không chỉ làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ mà còn làm cơ sở cho việc “đưa ra khỏi quy hoạch, thực hiện quy trình, thủ tục cho từ chức hoặc bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm”.
Ủy ban Pháp luật cho rằng, phần nội dung mới được bổ sung để giải thích thuật ngữ “lấy phiếu tín nhiệm” thực chất là hệ quả đối với người qua lấy phiếu có tín nhiệm thấp chứ không phải là mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm nói chung là để đánh giá cán bộ, vì thế không nên sửa.
Liên quan đến quy trình, có ý kiến cho rằng mặc dù dự thảo Nghị quyết quy định người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến trước Quốc hội, HĐND nhưng nếu thực hiện quyền này khi chưa có ý kiến thảo luận của đại biểu tại Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc tại Tổ đại biểu HĐND thì việc giải trình sẽ không có nhiều ý nghĩa.
Do đó, ý kiến này đề nghị chỉnh lý theo hướng bổ sung trình tự Quốc hội, HĐND thảo luận tại hội trường trong trường hợp cần thiết và cho phép người được bỏ phiếu tín nhiệm trình bày ý kiến trước Quốc hội, HĐND sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Thường trực HĐND báo cáo kết quả thảo luận tại Tổ đại biểu HĐND.
Việc này để bảo đảm quyền được giải trình của họ cũng như tăng tính minh bạch, dân chủ, chuyên nghiệp và pháp quyền trong hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm. Quy định như vậy cũng bảo đảm sự tương đồng với quy trình miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Về hệ quả, dự thảo quy định: người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức, trường hợp không xin từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Có ý kiến cho rằng, mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là nhằm giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để “tự soi”, “tự sửa”. Vì vậy, đề nghị thiết kế quy định theo hướng trường hợp có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì vẫn nên có cơ chế cho họ có thể chủ động xin từ chức.Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn mới trình Quốc hội, HĐND xem xét miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.
Quy định như vậy vẫn bảo đảm phù hợp với tinh thần của Quy định số 96-QĐ/TW và quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương vì theo quy định của Hiến pháp và các Luật nói trên thì đối với các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn hiện không chia thành 2 quy trình hay 2 mức độ riêng cho việc cho từ chức và miễn nhiệm như các quy định trong Đảng
Theo nghị trình Kỳ họp thứ năm của Quốc hội, chiều 30/5 Quốc hội sẽ nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Ngay sau đó nội dung này được tiến hành thảo luận tại tổ.
Chiều 9/6, Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết tại hội trường, sau đó bấm nút thông qua vào chiều 23/6.
(责任编辑:La liga)
- ·Gỡ vướng pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại DNNN
- ·Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh vòng 36 mới nhất
- ·U22 Việt Nam đấu U22 Myanmar: Chỉ thắng là không đủ
- ·Liverpool qua mặt MU ở cuộc đua ký Mac Allister
- ·Phát triển nông nghiệp hữu cơ: 'Không tuân thủ quy định sẽ bị loại khỏi sân chơi'
- ·Bắt 118 vụ sử dụng kích điện khai thác thuỷ sản trái phép
- ·Kết đắng cho kẻ lừa đảo bằng chiêu góp vốn làm ăn và đặt cọc mua đất
- ·Tích cực, chủ động, quyết liệt đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Phóng viên phải nhạy bén chính trị, đưa thông tin khách quan'
- ·10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2022
- ·Doanh nghiệp giấy kêu khó, Chính Phủ yêu cầu thay đổi phương thức kiểm tra chuyên ngành
- ·Tiếp tục siết loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất
- ·Văn hóa nâng bước Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tăng rất mạnh, thanh khoản sát mốc 600 nghìn hợp đồng
- ·Lùi thời gian khôi phục hoạt động trao đổi cư dân biên giới qua các cửa khẩu phụ Lạng Sơn
- ·Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu
- ·Lịch thi đấu bóng đá SEA Games 32 hôm nay 16/5
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng bật tăng ấn tượng
- ·Grab thừa nhận tăng cước, chất lượng tài xế giảm sau mua Uber
- ·Văn Tùng đánh đầu gỡ hòa 1