【kpbd hom nay】Cần kiểm kê di sản văn hoá Khmer Nam Bộ ở Cà Mau
Cà Mau có ít nhất 3 cộng đồng dân tộc cùng tồn tại và phát triển (Kinh, Hoa, Khmer). Điều đó cũng có nghĩa là đã có nền văn hoá đa tộc người với tư cách là chỉnh thể mang những đặc trưng riêng được hình thành từ quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá tộc người. Mối quan hệ văn hoá tốt đẹp đó là kết tinh của quá trình lịch sử hợp tác, gắn bó lâu đời và để lại cho các thế hệ hôm nay 1 tài sản văn hoá to lớn.
Cà Mau có ít nhất 3 cộng đồng dân tộc cùng tồn tại và phát triển (Kinh, Hoa, Khmer). Điều đó cũng có nghĩa là đã có nền văn hoá đa tộc người với tư cách là chỉnh thể mang những đặc trưng riêng được hình thành từ quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá tộc người. Mối quan hệ văn hoá tốt đẹp đó là kết tinh của quá trình lịch sử hợp tác, gắn bó lâu đời và để lại cho các thế hệ hôm nay 1 tài sản văn hoá to lớn.
Tuy nhiên, như đã biết, tính từ ngày xác lập vị thế của mình, nơi mảnh đất cực Nam này luôn phải trải qua chiến tranh liên tục. Những cuộc chiến đó dù ít, dù nhiều cũng đã tàn phá nhiều di sản văn hoá các dân tộc. Văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer cũng không nằm ngoài hệ luỵ đó.
Nhiều nét văn hoá Khmer đặc trưng cần được giữ gìn và phát triển. Ảnh: CTV |
Tuy rằng Ðảng và Nhà nước ta hiện nay luôn quan tâm đến sự phát triển của văn hoá và đã có nhiều chính sách nhằm bảo vệ và phát huy văn hoá Khmer nhưng việc nhận thức về vị trí, vai trò của văn hoá Khmer vẫn chưa sâu sắc và chưa đồng đều ở các địa phương. Ở góc độ khác, xu thế đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ và bắt đầu lan dần về nông thôn, xu hướng “sùng ngoại, bài cổ” đang hình thành. Ðiều đó không những kìm hãm tiến trình bảo tồn, phục hưng những giá trị bản sắc dân tộc ngay trên chính cái nôi của nền văn minh nông nghiệp mà còn tác động đến 1 bộ phận dân cư, nhất là lớp trẻ, hình thành khuynh hướng văn hoá “hiện đại”. Trước thực trạng đó, văn hoá dân tộc - trong đó có văn hoá tộc người Khmer - đang đứng trước nguy cơ mai một.
Thực tế, nhiều di sản văn hoá Khmer đang mất dần vị trí trong đời sống cộng đồng. Chẳng hạn như sự quên lãng dần các làn điệu dân ca (hát à day), sân khấu truyền thống (dù kê, dì kê, rô băm…), múa hát cộng đồng (lâm-thol), nghề truyền thống, lễ hội dân gian, tôn giáo, phong tục, tập quán, tín ngưỡng…
Bảo tàng Cà Mau đang có cuộc trưng bày chủ đề “Văn hoá 3 dân tộc Kinh - Hoa - Khmer”, ngành văn hoá tỉnh Cà Mau đang tiến hành kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên toàn tỉnh và cũng đang tiến hành lập kế hoạch triển khai đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Những việc làm đó là rất cần thiết nhưng cần thiết hơn nữa là phải có cuộc kiểm kê riêng đối với các loại hình di sản của dân tộc Khmer. Vì đây là 1 bộ phận văn hoá đặc sắc trong không gian văn hoá của Cà Mau. Ðây sẽ là tiền đề, căn cứ khoa học để xây dựng một số chính sách phát triển văn hoá các dân tộc, phục vụ thiết thực cho cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở tỉnh nhà; góp phần đẩy lùi các hiện tượng văn hoá được du nhập từ bên ngoài, không phù hợp với văn hoá dân tộc Việt Nam.
Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trước nhất cần triển khai và quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội Ðảng các cấp, xem công tác bảo tồn và phát huy vốn văn hoá đặc sắc của dân tộc người Khmer Nam Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng là vấn đề cấp bách. Việc bảo tồn di sản văn hoá cần được tiến hành, tư duy theo quan điểm tích cực. Việc bảo tồn di sản văn hoá không có nghĩa là quay lại với quá khứ, phục cổ, quên đi hiện tại và không hướng tới tương lai mà là lấy nền móng căn bản truyền thống văn hoá để phát huy những giá trị cao đẹp trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, để bảo tồn di sản văn hoá, không chỉ sưu tầm, bảo quản những giá trị hiện tại mà còn phải truyền bá những giá trị di sản đó cho những thế hệ nối tiếp, làm kim chỉ nam định hướng cho sự phát triển hướng tới sự hoàn thiện con người./.
Thạch Nam Phương
(责任编辑:World Cup)
- ·Chạy tình...tình lỡ
- ·Đề minh hoạ môn Địa lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025
- ·Vị vua hiếu thảo bậc nhất sử Việt, tự dâng roi mây lên mẹ xin chịu đòn là ai?
- ·Bi kịch thiên tài có IQ cao hơn Albert Einstein, 11 tuổi đỗ ĐH Harvard
- ·Xăng RON95
- ·Câu đố kiểm tra chỉ số IQ tưởng dễ nhưng khiến nhiều người 'bó tay'
- ·Đề minh hoạ môn Hóa học thi tốt nghiệp THPT 2025
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu phát triển đất nước
- ·Ghi điểm với vợ yêu, tưởng khó mà dễ
- ·Thu sai hơn 37 tỷ đồng học phí, trường Đại học Thủ Dầu Một nộp lại ngân sách
- ·Biển và em
- ·90% người viết sai chính tả: 'Xào xáo' hay 'sào sáo'?
- ·Ai vừa đỗ trạng nguyên, chưa kịp làm quan đã mất mạng vì cơn ghen của vợ?
- ·Bi kịch thiên tài có IQ cao hơn Albert Einstein, 11 tuổi đỗ ĐH Harvard
- ·Thông tin mới khắc phục của Samsung Z Flip 6 so với tiền nhiệm
- ·Câu đố gây tranh cãi, chỉ 1% người tìm ra đáp án
- ·Câu đố thử thách IQ ai cũng nên thử một lần
- ·FPT Software đầu tư 125 tỷ đồng đào tạo nguồn lực ICT tiếng Nhật
- ·“Phiên bản báo VietNamNet cho điện thoại di động còn nhiều bất cập”
- ·Ép học sinh giỏi toàn diện chẳng khác nào 'bắt cá leo cây'