【bxh saudi】Vũ khí công nghệ cao uy lực khủng của thế kỉ 21
Vũ khí công nghệ cao là bước ngoặt giúp thay đổi diện mạo và tính chất của mọi cuộc chiến tranh trong tương lai.
Laser năng lượng cao HELLADS
Các loại máy bay quân sự không người lái của Mỹ thế hệ mới sẽ không chỉ mang theo một số hỏa tiễn nhất định,ũkhícôngnghệcaouylựckhủngcủathếkỉbxh saudi mà còn được gắn loại súng laser siêu nhẹ, có khả năng hủy diệt các vật thể liên tục. Trong vòng 4 năm qua, Cơ quan Nghiên cứu Vũ khí Tối tân (DARPA) đã chuyển cho nhà thầu General Atomics trên 60 triệu USD để phát triển và quy hoạch HELLADS trở thành một tia năng lượng cường độ 150kW với một sự khác biệt.
Lazer năng lượng cao là một vũ khí công nghệ cao của thế kỉ 21. Ảnh minh họa
DARPA nói rằng trong 'giai đoạn phát triển cuối cùng', hệ thống này sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Nó chỉ nặng 750kg, tức là còn chưa bằng một chiếc xe siêu nhẹ. Tiềm lực của tia laser có thể được khuếch đại bởi chính năng lượng của chiếc UAV Predator. Mặc dù được mệnh danh là 'tia hủy diệt', vũ khí laser giúp làm giảm thiệt hại phụ với độ chính xác cao.
Sát thủ radar
Choáng váng bởi những tổn thất nặng nề do hỏa lực tên lửa phòng không Việt Nam, người Mỹ đã cấp tốc phát triển trên cơ sở tên lửa không chiến một loại vũ khí mới là tên lửa chống radar AGM-45 Shrike. Nhiều thời gian đã trôi qua từ đó và nay tên lửa chống radar siêu âm mới AGM-88E có những khả năng hiếm có.
Sát thủ radar là một dạng vũ khí công nghệ cao khắc chế được radar. Ảnh minh họa
Tên lửa được trang bị một sensor thông minh dùng để phát hiện bức xạ của các radar đối phương và tự động dẫn tên lửa đến đó. Nhất là các thủ đoạn thay đổi liên tục tần số và ngắt radar đều vô hiệu với tên lửa này vì tên lửa “ghi nhớ” được hướng và tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống đạo hàng quán tính hay GPS.
Kinh nghiệm các cuộc chiến gần đây cũng được tính đến khi đối phương bố trí các hệ thống tên lửa phòng không trong các sân khu nhà ở và thậm chí trong các bệnh viện. AGM-88E được lắp ngòi nổ lập trình, cho phép giảm thiểu uy lực sát thương của phần chiến đấu 66 kg hoặc ngắt hoàn toàn chế độ nổ của đầu đạn, biến tên lửa thành một mẫu mô hình đúc cao tốc. Tên lửa cũng được trang bị một camera video cao tốc dùng để ghi và truyền đến máy bay các hình ảnh mục tiêu và khu vực xung quanh cho đến thời điểm tiêu diệt mục tiêu.
Tuy nhiên, tính năng mạnh mẽ của AGM-88E cũng thể hiện ở giá cả, khi một quả tên lửa giá rất đắt, lên tới gần 1 triệu USD. Tức là tương đương với một quả tên lửa hành trình Tomahawk, vốn có tầm bắn xa và uy lực mạnh hơn nhiều lần.
Tên lửa AGM-88E có chiều dài hơn 4 m và nặng 361 kg, có tầm bắn hơn 100 km và tốc độ đến 2М. Lần đầu tiên, AGM-88 được sử dụng trong chiến dịch El Dorado Canyon chống Libya (1986). Khi đó, trong cuộc tập kích dài 12 phút, gần 100 máy bay Mỹ đã thả 60 tấn bom đạn. Mặc dù các biến thể đầu của AGM-88 có độ tin cậy không cao (15 trong 30 tên lửa phóng đi bắn trượt mục tiêu), quân đội Libya đã mất 5 đơn vị phòng không được trang bị các hệ thống phòng không khác nhau của Liên Xô và Pháp. Người Libya chẳng hề có sự kháng cự đáng kể nào, người Mỹ tổn thất 10 máy bay (theo thông tin của tình báo Liên Xô), phần lớn do nguyên nhân kỹ thuật.
Thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2
Chiếc máy bay không người lái Phương tiện kỹ thuật siêu thanh Falcon (HTV-2) được thiết kế cho việc bay qua vùng từ trung lưu trở lên. Nó có vận tốc Mach 20, tương đương 25.000 km/h (tương đương với 20 lần tốc độ âm thanh trong bầu khí quyển.). Mục đích của thiết kế là tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu trên Trái đất với vũ khí thông thường. Với tốc độ này, Falcon HTV-2 có thể bay từ New York tới Los Angeles trong vòng 12 phút.
Thiết bị bay siêu thanh sẽ trở thành một loại vũ khí công nghệ cao được ưu chuộng trong tương lai. Ảnh minh họa
Theo Lầu Năm Góc, HTV-2 là đại diện cho quân sự Mỹ trong khả năng đáp trả với bất kỳ tín hiệu cảnh báo, dù ở mức độ nào. Nó có thể thay thế tên lửa đạn đạo mang đầu đạn mà không gây ra sự hiểu nhầm của Nga hay Trung Quốc về một vụ tấn công hạt nhân.
Bom hạt nhân siêu chính xác
Từ những năm 1960, bom nhiệt hạch B61 là loại vũ khí chủ lực của Không quân Mỹ. Trong những năm tới, chỉ 400 quả bom các kiểu sẵn sàng chiến đấu loại này còn lại trong trang bị từ kho bom 1.000 quả. Nhưng vào năm 2018, các bom này sẽ có sự cải tiến quan trọng khi được lắp module dẫn theo GPS.
Nhờ module này, bom B61-12 sẽ có độ chính xác như bom thông thường chính xác cao, dẫn bằng GPS, tức là tiêu diệt mục tiêu với sai lệch tối đa chỉ 1-2 m.
Bom hạt nhân B61-12 có độ chính xác cao. Ảnh minh họa
Dường như, độ chính xác được cho là không cần thiết đối với bom đạn hạt nhân trên thực tế lại rất quan trọng vì cho phép giảm uy lực của phần chiến đấu trong khi giữ được xác suất tiêu diệt mục tiêu cao.
Tàu ngầm thế hệ mới SSBN-X
Bộ chỉ huy đóng tàu và vũ khí hải quân Mỹ NAVSEA đã ký với phân hãng Electric Boat của công ty General Dynamics hợp đồng thiết kế và đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN(X) mà trong tương lai sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Ohio. Hợp đồng này trị giá 1,849 tỷ USD.
Tàu ngầm thế hệ mới SSBN-X. Ảnh minh họa
Các chi tiết của SSBN(X) hiện được giữ kín. Dự đoán, ở giai đoạn 1, tàu sẽ được trang bị các tên lửa đường đạn tăng hạn Trident II D5LE (Life Extension) mang đầu đạn hạt nhân, cũng như các tên lửa hành trình đa nhiệm Tomahawk. Các lò phản ứng hạt nhân mới của các tàu sẽ không đòi hỏi nạp lại nhiên liệu trong suốt thời gian sử dụng SSBN(X). Mỗi tàu ngầm lớp này có 16 giếng phóng tên lửa đường đạn SSBN(X) bố trí trong khoang CMC mà Mỹ và Anh hợp tác phát triển.
Anh Toàn(Tổng hợp)
Những siêu vũ khí thay đổi cục diện chiến tranh tương lai(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gần ba năm mới trả lời đơn tố giác
- ·Đề xuất xây dựng cơ chế phát triển cho Khu kinh tế Vân Phong trong bối cảnh mới
- ·Gia nhập ASEAN là bệ phóng đưa Việt Nam ra biển lớn
- ·3 khu đô thị “khủng” ở Bình Định và thêm gần 800 triệu USD vào Tây Hồ Tây
- ·TP.HCM xác định phải vào đội hình chính, đá tiền đạo” trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- ·Đội tuyển Việt Nam vượt qua U22 ở hai trận giao hữu nội bộ
- ·Sôi nổi hội thao thể thao quốc phòng học sinh năm 2020
- ·Thể dục nghệ thuật Bình Dương: Đặt mục tiêu cao trong năm 2021
- ·Đầu tư cho chất lượng có tốn kém?
- ·Đầu tư 1,753 tỷ USD xây tuyến metro số 3, đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai
- ·Docker Hub bị tấn công, 190.000 người dùng bị ảnh hưởng
- ·Chủ tịch Thanh Hóa yêu cầu các ngành chú trọng giải ngân vốn ODA, đầu tư công
- ·Tập đoàn năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới muốn đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- ·Hà Tĩnh muốn đầu tư sớm cảng hàng không quốc tế
- ·NAMASKAR! Xin chào Ấn Độ
- ·Giải xe đạp nữ Bình Dương lần thứ 11 năm 2021
- ·U19 Becamex Bình Dương để thua đáng tiếc
- ·Chính phủ thúc Bộ GTVT sớm báo cáo kết quả nghiên cứu đường sắt tốc độ cao
- ·Apple mở đặt hàng trước với mẫu iPhone XR, giá từ 749 USD
- ·Những “vết gợn” tại Dự án Đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch