【keo nha cai d】IMF cảnh báo các ngân hàng trung ương về “sự thật khó chịu” trong cuộc chiến lạm phát
Bà Gita Gopinath - Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của IMF, cho biết: “Nếu bạn nhìn vào thâm hụt tài chính dự kiến của nhiều nước G7, chúng có vẻ quá cao trong thời gian quá dài”. Ảnh: FT |
Cơ quan ngân hàng trung ương kêu gọi tăng lãi suất nhiều hơn để chống lạm phát Quan chức ECB họp trong bối cảnh căng thẳng về lãi suất và lạm phát |
Giải quyết các lỗ hổng tài chính nên được ưu tiên hơn lạm phát
Ngày 27/6, phát biểu tại hội nghị thường niên của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang diễn ra tại Sintra, Bồ Đào Nha, bà Gita Gopinath cho rằng, các nhà hoạch định chính sách có nguy cơ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa việc giải quyết khủng hoảng tài chính trong tương lai tại các quốc gia đang mắc nợ nặng nề và tăng chi phí đi vay đủ để chế ngự lạm phát dai dẳng.
“Chúng ta vẫn chưa đạt được điều đó, nhưng đó là một giải pháp” – Gopinath nói với báo chí trước bài phát biểu của mình. “Trong môi trường đó, bạn có thể thấy các ngân hàng trung ương điều chỉnh chức năng phản ứng của họ và nói: 'Được rồi, có lẽ chúng ta sẽ chịu đựng lạm phát cao hơn trong một thời gian nữa'...” – Gopinath cho biết thêm.
Theo bà Gita Gopinath, ECB và các ngân hàng trung ương phải duy trì lộ trình kiểm soát lạm phát, ngay cả khi chi phí vay tăng làm tăng nguy cơ suy thoái. “Lạm phát mất quá nhiều thời gian để quay trở lại mục tiêu” – Gopinath nói. “Điều này có nghĩa là các ngân hàng trung ương, bao gồm cả ECB, phải duy trì cam kết chống lạm phát bất chấp rủi ro tăng trưởng kinh tế yếu hơn”. |
Mức nợ cao của nhiều chính phủ châu Âu khiến họ dễ bị tổn thương trước một cuộc khủng hoảng tài chính khác. Bà Gopinath cho biết: “Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta phải nhận ra rằng, lạm phát mất quá nhiều thời gian để giảm xuống mức mục tiêu - đó là sự thật khó chịu đầu tiên - và điều đó có nghĩa là lạm phát có nguy cơ sẽ cố thủ lâu hơn”.
“Khi các chính phủ thiếu không gian tài chính hoặc hỗ trợ chính trị để đối phó với các vấn đề, các ngân hàng trung ương có thể cần điều chỉnh chức năng phản ứng chính sách tiền tệ của họ để giải quyết căng thẳng tài chính” - bà nói trong bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, bà Gopinath nói thêm, cần phải có một “giới hạn cao” trước khi các ngân hàng trung ương hàng đầu chấp nhận lạm phát duy trì lâu hơn trên mức mục tiêu 2%, như đã xảy ra ở Mỹ vào những năm 1960.
Căng thẳng tài chính trong khu vực đồng Euro “cũng có thể có những tác động đa chiều trong khu vực, với chênh lệch lãi suất tăng nhiều hơn ở một số nền kinh tế có nợ cao” và điều này có thể “khuếch đại các lỗ hổng khác phát sinh từ nợ hộ gia đình và một phần lớn các khoản thế chấp có lãi suất thay đổi ở một số quốc gia” – bà Gopinath nói.
ECB và các ngân hàng cần tăng lãi suất hơn nữa
Trong bài phát biểu của mình, lãnh đạo cấp cao của IMF cũng cho rằng, ECB và các ngân hàng trung ương khác “nên sẵn sàng phản ứng mạnh mẽ” trước các dấu hiệu lạm phát dai dẳng ngay cả khi điều đó dẫn đến “sự suy giảm mạnh hơn” trên thị trường lao động.
Anh là quốc gia duy nhất thuộc nhóm G7 có lạm phát vẫn ở mức cao bất chấp một số đợt tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục. Ảnh: NYTimes |
ECB đã tăng lãi suất tiền gửi cơ bản với tốc độ chưa từng thấy từ âm 0,5% năm ngoái lên 3,5% vào đầu tháng này, đồng thời báo hiệu một đợt tăng 0,25 điểm phần trăm khác “rất có thể xảy ra” vào tháng 7.
Bà cho biết, các chính phủ cũng có thể giúp chống lại lạm phát bằng cách giảm chi tiêu do thâm hụt ngân sách để cắt giảm nhu cầu và giảm số tiền mà ECB cần để tăng lãi suất.
Giống như Chủ tịch ECB Christine Lagarde, bà Gopinath kêu gọi các chính phủ tham gia cuộc chiến chống lạm phát thay vì gây thêm rắc rối bằng hỗ trợ tài chính toàn diện. Điều đó sẽ cho phép việc tăng lãi suất kết thúc sớm hơn và hạn chế một số hậu quả. Bà nói: “Một số tác dụng phụ của việc chống lạm phát bằng chính sách tiền tệ có thể được giảm bớt bằng cách trao cho chính sách tài khóa một vai trò lớn hơn”. Tuy nhiên, “việc đảm bảo ổn định giá cả là tùy thuộc vào các ngân hàng trung ương, bất kể lập trường tài chính như thế nào”. |
“Xét đến các điều kiện kinh tế mà chúng ta có, cả do lạm phát cao và mức nợ cao kỷ lục, cả hai sẽ kêu gọi thắt chặt chính sách tài khóa” - Gopinath nói. “Nếu bạn nhìn vào thâm hụt tài chính dự kiến của nhiều nước G7, thì chúng có vẻ quá cao trong thời gian quá dài” - bà nói thêm.
ECB đã tạo ra một chương trình huy động trái phiếu, được thiết kế để tránh tăng chi phí vay vốn có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khác của khu vực đồng Euro. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được kiểm chứng và Gopinath cho biết, cần phải làm nhiều hơn nữa để chuẩn bị ứng phó với những căng thẳng tài chính tiềm ẩn.
Bà kêu gọi các chính phủ của khu vực EU đồng ý với các quy tắc mới để giảm thâm hụt ngân sách và mức nợ đã tăng trên 100% tổng sản phẩm quốc nội ở nhiều quốc gia, bao gồm Pháp và Ý, đồng thời tạo ra một chương trình bảo hiểm tiền gửi duy nhất cho tất cả các ngân hàng khu vực đồng Euro, để thay thế hệ thống chắp vá hiện tại của các quốc gia.
Chi phí và lợi ích của việc nới lỏng định lượng cũng có thể cần được xem xét lại - ngay cả khi nó vẫn là một “công cụ quan trọng” khi tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao và lạm phát thấp, nhưng chi phí đi vay đang ở gần mức sàn.
“Cần thận trọng hơn khi sử dụng QE (nới lỏng định lượng) và đi kèm với nó là những hứa hẹn về chính sách lãi suất thấp trong tương lai, khi việc làm phần lớn đã phục hồi và lạm phát chỉ ở dưới mức mục tiêu một cách khiêm tốn. Việc duy trì QE trong những trường hợp như vậy làm tăng nguy cơ nền kinh tế sẽ trở nên quá nóng và chính sách sẽ buộc phải thay đổi đột ngột” - bà nói.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tiến độ Khu tái định cư dự án đường Vành đai 3 đoạn qua Long An thế nào?
- ·PC1 bị phạt và truy thu thuế hơn 3,7 tỷ đồng
- ·Thanh Hóa: Bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp, tiêu thụ hộp đen máy xúc
- ·Thông báo lịch tạm ngừng cấp điện công tác trên địa bàn tỉnh từ ngày 05/4 đến ngày 11/4/2023
- ·Xây dựng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói: Mở đường xuất khẩu nông sản
- ·Cao su Tân Biên sắp tiêu hết tài sản cố định
- ·Chăm lo quyền lợi cho lao động nữ
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai duy trì đà tăng tích cực
- ·Công ty Donoithatxeoto Việt Nam
- ·Chính trực và khách quan
- ·Giá vàng hôm nay 9/11: Tiếp tục đi xuống
- ·CĐV Đông Nam Á dậy sóng, chê cầu thủ Indonesia tại AFF Cup 2022
- ·Địa điểm Hóc Mụ Bồi
- ·Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn: Hải quan Hà Nội cần tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý
- ·Độ trần sao xe ô tô 4 chỗ trọn gói, các kiểu độ trần sao ô tô
- ·Bảng xếp hạng La Liga 2022
- ·Linh hoạt trong công tác tuyên truyền giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới
- ·Việt Nam thoát thua Thái Lan AFF Cup 2022: Khi ông Park sai lầm
- ·Thi công Đường tỉnh 823D còn vướng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ
- ·Cả nước chỉ còn 17% trung tâm đăng kiểm đang tạm thời đóng cửa