【keo bong da chau au】Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Giảm giờ làm sẽ giảm 0,5% tăng trưởng mỗi năm
Bộ luật tác động tới hàng chục triệu người lao động
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chiều 23/10,ộtrưởngĐàoNgọcDungGiảmgiờlàmsẽgiảmtăngtrưởngmỗinăkeo bong da chau au Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi cơ bản phù hợp với các nội dung, nguyên tắc của ILO về các tiêu chuẩn lao động cơ bản như bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động quyền tự do liên kết, thương lượng tập thể của tổ chức, người lao động, đồng thời phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh, nội dung bộ luật kỳ này điều chỉnh toàn diện cả về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động tới khoảng 20 triệu người. Đồng thời, áp dụng một số tiêu chuẩn, điều kiện lao động đối với nhóm không có quan hệ lao động và lao động khu vực phi chính thức, nhất là về bảo vệ người lao động, đặc biệt là người lao động đặc thù như trẻ em, lao động nữ, người cao tuổi, một số vấn đề về tiền lương, chống phân biệt đối xử, an toàn vệ sinh lao động.... Nhóm đối tượng này khoảng 34 triệu người, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Theo cơ quan soạn thảo, các quy định này phù hợp với Hiến pháp, kiến nghị của ILO, thích ứng với sự linh hoạt của thị trường lao động, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức.
Về tuổi nghỉ hưu, Bộ LĐTB&XH đã tiến hành lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp xác định có 1.810 ngành nghề, lĩnh vực, công việc độc hại với số lượng hơn 3 triệu người. Theo đó, số người này sẽ thuộc nhóm được nghỉ hưu sớm.
Tốc độ tăng trưởng có thể giảm
Đối với đề nghị giảm giờ làm việc chính thức, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng đây vấn đề lớn, có tác động tới tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, ngân sách… nên phải tính toán, nghiên cứu, lượng hoá rất cụ thể.
Hiện nay, thời gian làm việc bình thường là 48 giờ mỗi tuần và luật khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động làm việc 40 giờ mỗi tuần. Hiện có 89,6% doanh nghiệp thực hiện 48 giờ, 3,6% thực hiện 44h, 6,8% thực hiện 40 giờ. So với 10 nước ASEAN, có 8 nước quy định giờ làm việc 48 giờ.
Riêng hai nước có giờ làm thấp hơn chúng ta là Singapore và Indonesia. Trong đó, Singapore thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 65.000 USD/người/năm, gấp 12 lần Việt Nam. Indonesia có dân số 270 triệu người và tỉ lệ thất nghiệp là 6%. Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, khi sang nghiên cứu phía bạn cho biết họ giảm giờ làm để chia sẻ công việc làm của mọi người, tránh tình trạng thất nghiệp tăng cao.
Về góc độ kinh tế, Bộ trưởng cho biết nếu giảm từ 48 giờ xuống 44 giờ thì tổng thời gian làm việc bình thường một năm giảm 208 giờ. Tổng chi phí lao động tăng thêm 17%, tổng giá trị xuất khẩu giảm đi 20 tỷ USD một năm. Điều quan trọng, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm đi 0,5% mỗi năm.
"Chúng ta đang là quốc gia nỗ lực để không rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Các chuyên gia dự báo, nếu muốn không rơi vào bẫy này thì Việt Nam phải phấn đấu tăng trưởng kinh tế 7% mỗi năm" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói thêm.
Làm việc 9 - 10 giờ/ngày sẽ không có gia đình hạnh phúc Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận chiều 23/10, Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, hiện nay ở Việt Nam có 2 nhóm người: người làm cho cơ quan nhà nước thì làm việc 5 ngày/tuần; người làm trong các doanh nghiệp thì làm việc 6 ngày - 48 giờ/tuần. Rõ ràng điều này không bình đẳng. Trên thế giới hiện chỉ còn 2 nước làm việc trên 40 giờ/tuần là: Mexico 48 giờ/tuần và Hàn Quốc 43 giờ/tuần, còn các nước khác đã xuống dưới 40 giờ/tuần. "Làm thêm giờ, trong ngắn hạn thì doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, người lao động có thêm thu nhập, nhưng hậu quả là sức khoẻ người lao động giảm sút, năng suất lao động không tăng" - Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhận xét. Về khía cạnh gia đình, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: "Nếu chúng ta làm việc mỗi ngày 9 - 10 giờ trong cả năm thì không thể có gia đình hạnh phúc". Để tăng năng suất lao động, ông cho rằng nguồn gốc phải là đổi mới công nghệ, chứ không phải là tăng giờ làm. |
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Công bố thêm 22 sản phẩm đạt tiêu chuẩn chuẩn cấp quốc gia OCOP 5 sao
- ·Chính phủ Hàn Quốc cáo buộc các giáo sư y khoa 'tống tiền’ người dân
- ·Thịt bò siêu bổ dưỡng sức khỏe nhưng ai không nên ăn?
- ·Tăng cường công tác liên ngành trong thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm
- ·Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt
- ·Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện việc lập quy hoạch vùng của các vùng kinh tế trọng điểm
- ·Nữ bệnh nhân 23 tuổi vụ tai nạn xe khách ở Tuyên Quang nguy kịch
- ·Jelly Mask Premium
- ·Khảo sát các mô hình chuyển đổi cây trồng vật nuôi hiệu quả tại huyện Bến Lức và Thủ Thừa
- ·Nhập viện vì tai nạn sinh hoạt hy hữu
- ·Phát huy vai trò nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội
- ·Condotel, biệt thự biển sẽ thoái trào trong vài năm tới
- ·Bộ Y tế lên tiếng thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'
- ·Hơn 300 công nhân đi viện sau bữa trưa, Bộ Y tế đề nghị đình chỉ bếp ăn
- ·Kiểm soát tốt chi phí vốn, VPBank tối ưu cơ hội kinh doanh trong Q2
- ·Kiện phòng vệ thương mại 6 tháng đầu năm cao hơn cả năm 2019
- ·Bỏ tính giá điện lũy tiến 6 bậc sẽ không còn tiền điện vọt tăng?
- ·Bế tắc vì Covid
- ·Việt Nam đang nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU
- ·Thủ tướng chỉ thị về đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp