【hong kong vs uzbekistan】Chiến tranh thương mại Mỹ
Những đòn thăm dò đầu tiên
Giống như hai võ sĩ hạng nặng trong một trận chiến sinh tử,ếntranhthươngmạiMỹhong kong vs uzbekistan trong giai đoạn đầu cuộc chiến cả Mỹ và Trung Quốc đều không vội vàng tung hết đòn hiểm mà chủ động giữ miếng và chỉ tung ra những đòn thăm dò đối phương.
Đòn thăm dò đầu tiên của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhằm vào lượng lõi nhôm mà Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Giới chức Mỹ khẳng định sẽ đánh thuế rất nặng vào mặt hàng này với lý do Bắc Kinh đã trợ giá quá mức. Theo đó, các sản phẩm lõi nhôm của các công ty Trung Quốc sẽ chịu “thuế chống trợ cấp” ở mức từ 17-81% giá xuất khẩu vào Mỹ.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc Mỹ tung ra các đòn trừng phạt nhằm vào các công ty mà Mỹ cho là “gian lận hoặc vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu” là điều rất bình thường và cũng không nên vội đưa ra bất kỳ nhận định nào.
Tuy nhiên, chính các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại, đòn thăm dò này của Mỹ có thể khiến Trung Quốc nhanh chóng đáp trả bằng việc đánh thuế nặng nề vào các hàng hóa của Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc khiến cho hai nước lún sâu vào giai đoạn sau của cuộc chiến.
Điều này là bởi, Trung Quốc được đánh giá là “đặc biệt nhạy cảm” với những vấn đề liên quan đến thương mại- động lực chính giúp kinh tế Trung Quốc “thăng hoa” trong gần 2 thập kỷ qua kể từ khi nước này trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
Chính vì thế, theo các chuyên gia, trước đòn thăm dò từ Mỹ, Trung Quốc cảm thấy phải “bảo vệ lợi ích về thương mại tại thị trường Mỹ” trong khi vẫn sẽ tạo ra những “lợi thế rất lớn cho các công ty trong nước”- điều mà phía Mỹ cho là “không thể chấp nhận được”.
Mỹ sẵn sàng tung các đòn kỹ thuật tiếp theo để ngăn cản các công ty Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ vì thế khó tránh khỏi nguy cơ bùng nổ.
Lưỡng hổ tranh đấu, không ai được lợi
Ngay khi Mỹ áp đặt thêm các loại thuế với những mặt hàng chủ lực của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ đáp trả bằng các biện pháp tương tự.
Các doanh nghiệp Mỹ chịu tác động bởi hành động đáp trả của Trung Quốc sẽ vận động tích cực để Tổng thống Donald Trump tung đòn mạnh hơn. Hệ quả là Trung Quốc sẽ phản ứng dữ dội hơn và vòng xoáy ăn miếng trả miếng sẽ diễn ra liên miên.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nếu bùng nổ sẽ tác động đến cả những người làm việc trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các rào cản thương mại do hai bên lập ra và cả người tiêu dùng.
Hơn thế nữa, chiến tranh thương mại càng leo thang, cả hai bên sẽ càng phải chi nhiều tiền hơn cho hoạt động bảo hộ sản xuất trong nước trong khi việc xuất khẩu hàng hóa sang nước đối tác sẽ bị ngưng trệ. Người tiêu dùng cũng sẽ phải chấp nhận chi nhiều tiền hơn để mua sản phẩm trong khi sự lựa chọn của họ bị thu hẹp đáng kể.
Ngoài ra, nhiều công ty sẽ lâm vào tình trạng khó khăn do không xuất khẩu được hàng hóa. Lợi nhuận giảm sút khiến họ phải sa thải nhân công dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Điều này không chỉ khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng mà còn khiến gánh nặng về an sinh xã hội tăng lên.
Đòn đau từ quá khứ giúp Mỹ trưởng thành
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ và Trung Quốc lao vào một cuộc chiến tranh thương mại. Dù được đánh giá cao hơn do nắm trong tay nhiều công cụ thương mại quốc tế rất mạnh, Mỹ cũng không ít lần “thấm đòn đau” từ Trung Quốc.
Gần đây nhất, trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, doanh nghiệp Trung Quốc với ưu thế về nhân công giá rẻ đã buộc doanh nghiệp Mỹ phải đứng trước lựa chọn khó khăn, giảm lương của công nhân hay cắt lãi để duy trì hoạt động nếu không muốn đóng cửa nhà xưởng.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp Mỹ được đánh giá là “gần như không bị tổn thương” nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra như trước đây. Điều này là bởi, chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã tăng chóng mặt trong một thập kỷ qua và đang ở mức tiệm cận với Mỹ.
Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo, kinh tế Mỹ vẫn sẽ bị tác động ít nhiều nếu chấp nhận bước vào chiến tranh thương mại với Trung Quốc và những con số thống kê từ lịch sử thương mại Mỹ cũng cho thấy rõ điều này.
Cụ thể, khi Mỹ lần đầu tiên nâng mạnh hàng rào thuế quan đối với các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ hồi năm 1807, Tổng Thu nhập Quốc dân của Mỹ đã giảm 5%- tương đương với khoảng 500 tỷ USD nếu tính theo thời giá hiện nay.
Hơn thế nữa, với vị thế là 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, hệ lụy từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ không chỉ gây tác động đến nền kinh tế của hai nước mà còn khiến thương mại thế giới “rung chuyển”.
Theo tính toán của nhà kinh tế học Ralph Ossa, một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu (với giả định là mọi quốc gia sẽ tăng thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu vào nước mình) sẽ khiến GDP trung bình trên toàn cầu giảm 3,5%. Trong đó, “đóng góp” của Mỹ và Trung Quốc được cho là chiếm tới 3/4 con số này.
(责任编辑:World Cup)
- ·Doanh nghiệp bị phạt khi không đăng ký nội quy lao động
- ·Xây dựng kịch bản thi tốt nghiệp THPT để ứng phó với dịch bệnh Covid
- ·Nhân sự mới TP.HCM, Bến Tre, Nam Định, Quảng Trị
- ·Quốc hội bước vào tuần làm việc bận rộn
- ·Anh Lê Quốc Bạo được bạn đọc ủng hộ hơn 92 triệu đồng
- ·Thủ tướng Việt Nam và Australia nhất trí tăng gấp đôi đầu tư hai chiều
- ·Khai mạc Phiên họp thứ 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Chống dịch quyết liệt nhưng công xưởng không thể ngừng hoạt động
- ·Hai chị em Lê Trân
- ·Khoảng cách nông thôn và thành thị đang được rút ngắn
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 3/2019
- ·Phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2020
- ·Thủ tướng: Việt Nam không chấp nhận dự án đầu tư chất lượng thấp
- ·Chủ tịch Quốc hội hai nước Việt Nam và Bulgaria hội đàm
- ·Mắc ung thư xương, cánh cửa tương lai khép lại với nam sinh nghèo học giỏi
- ·15 ca mắc Covid
- ·Thủ tướng nghe các nguyên lãnh đạo góp ý về kinh tế
- ·Người dân Dải Gaza cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp
- ·Giấy chứng nhận ATTP hết hạn thì phải làm thế nào?
- ·Tiếp sức cho những cây viết trẻ