【diễn biến chính west ham gặp wolves】Doanh nghiệp trước cuộc đua bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử mới
Các diễn giả chia sẻ về cơ hội mua sắm giải trí trực tuyến. Ảnh: T.D |
Ngày 23/12, thông tin tại chương trình Cà phê doanh nhân chủ đề “Cơ hội mới cùng kênh mua sắm giải trí trực tuyến” do Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) tổ chức, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam cho biết, trung bình, người Việt đang dành 1-2 giờ mỗi ngày để lướt TikTok. TikTok có một “ngôi chợ” rất đông khách hàng vì có đến hàng chục triệu người dùng. Có những phiên livestream với lượng tương tác rất lớn, thu hút đến 25 triệu lượt thả tim. Trên nền tảng có hơn 2 triệu nhà sản xuất nội dung sẵn sàng bán hàng.
Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, hiện có hàng trăm nghìn nhà sáng tạo nội dung, hàng triệu video được đưa lên nền tảng mỗi ngày. Trong đó, các nhà sáng tạo nội dung kể các câu chuyện về sản phẩm bằng các video mô tả sản phẩm để hỗ trợ cho dịch vụ bán hàng. Khi ấy người tiêu dùng sẽ có nhu cầu mua hàng ngay tại thời điểm đó, kích cầu tiêu dùng và tạo ra nhu cầu mua sắm mới. Điều này khác biệt với cách mua hàng truyền thống khi người mua có nhu cầu, tìm hiểu sau đó mới tìm mua hàng.
Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc KIDO, cho hay nền tảng mạng đã xóa bỏ các rào cản về vật lý, kỹ thuật để mỗi ngày có đến hàng triệu phiên livestream, bán hàng. Quan trọng hơn, mô hình bán hàng thông qua nền tảng công nghệ sẽ giúp cho khách hàng mua được hàng giá tốt, được hậu mãi cao hơn khi các nhà bán hàng giảm bớt các chi phí kinh doanh.
Để tận dụng lợi thế này, KIDO này đã đầu tư vào kênh E2E để tạo nên một kênh tiếp thị với một trung tâm thương mại online. Với nền tảng mới này, các đơn vị đang thuê mặt bằng trong những trung tâm thương mại truyền thống có thêm kênh bán hàng online để mở rộng hơn thị trường thay vì chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng.
Theo các chuyên gia, mua sắm online đã trở nên phổ biến. Các phiên bản khác nhau của thương mại điện tử như mua sắm trên sàn, trên mạng xã hội gắn với bán hàng (social commerce) và giờ đây là khái niệm mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment). Dự đoán Việt Nam sẽ hình thành một nền kinh tế social commerce. Đây sẽ là xu thế tất yếu, đòi hỏi doanh nghiệp mọi thành phần phải tham gia.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, việc nhiều nơi ở TPHCM xuất hiện làn sóng trả mặt bằng, bán buôn ế ẩm có nguyên nhân do sự cạnh tranh của các kênh thương mại điện tử, các hình thức bán hàng hiện đại.
Theo ông Vũ, doanh số bán hàng qua các kênh thương mại điện tử đã tăng ấn tượng thời gian qua và cạnh tranh cũng càng khốc liệt hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải có các hướng đi khác biệt cho từng đối tượng riêng lẻ để có thể kinh doanh hiệu quả.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cha đưa vợ lẽ đến gặp mẹ
- ·Chợ truyền thống ở Vĩnh Phúc bắt nhịp công nghệ số
- ·Giữ nguyên lãi suất các khoản vay hỗ trợ nhà ở năm 2016
- ·Quý ông hoang mang khi xuất tinh nhưng tinh trùng ‘chạy’ chỗ khác
- ·Năm 2024: Dịch bệnh được kiểm soát, khống chế tốt, không để lây lan diện rộng
- ·Điều hành xăng dầu phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam
- ·Lộ trình tiêu thụ xăng E5: Khó đạt mục tiêu?
- ·4 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD
- ·VNPT trao tặng máy điện thoại và sim viễn thông cho hộ nghèo, cận nghèo theo Đề án 06
- ·Giá vàng tăng trở lại, USD giảm nhẹ
- ·Long An: Tổng dư nợ từ hoạt động tín dụng đạt 143.494 tỉ đồng
- ·Những mặt hàng xuất khẩu chính 10 tháng năm 2015
- ·Bác sĩ ‘bệnh viện nghìn tỷ’ đồng loạt nghỉ việc vì… lương thấp
- ·Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chỉ đạt hơn 27 tỷ USD trong 11 tháng
- ·Nồi nấu phở bằng điện Quang Huy gia công giải pháp tiết kiệm tối ưu chi phí
- ·EVNGENCO1 đặt mục tiêu vượt kế hoạch sản lượng điện năm 2024
- ·Thâm hụt thương mại với Trung Quốc gia tăng mạnh
- ·Công bố tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD
- ·Lạm phát cao bất ngờ khiến giá vàng, cổ phiếu Mỹ sụt mạnh
- ·Uống rượu, ăn nấm lạ, 3 giáo viên bị ngộ độc cấp cứu