【kết quả vòng bảng c1】Rèn kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cho sinh viên
Môi trường học tập của sinh viên thường có nhiều áp lực, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và cả trí lực. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập cũng như các em có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào môi trường làm việc sau này, điều cần thiết là sinh viên phải rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cả trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp.
Môi trường học tập của sinh viên thường có nhiều áp lực, đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và cả trí lực. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập cũng như các em có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào môi trường làm việc sau này, điều cần thiết là sinh viên phải rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống cả trong lĩnh vực chuyên môn và trong giao tiếp.
Trong hoạt động học tập, nhiều sinh viên chưa có phương pháp học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thân cũng như chưa thật sự linh hoạt trong quá trình sắp xếp thời gian khoa học, hợp lý. Hơn nữa, nhiều sinh viên còn học với thái độ đối phó, máy móc, chưa triệt để biến kiến thức thành vốn sống, kinh nghiệm từng trải mà chủ yếu phục vụ cho các bài kiểm tra và thi cử.
Sinh viên trong giờ thực tập tại trường. Ảnh: NHẬT NAM |
Ðiều đó làm giảm chất lượng rèn luyện, hạn chế tư duy và mơ hồ trong việc tích luỹ kiến thức chuyên môn cũng như hạn chế những yếu tố thúc đẩy tinh thần cầu tiến trong học tập và chiếm lĩnh tri thức của các em. Do đó, đòi hỏi người giáo viên, giảng viên phải là người khơi dậy những yếu tố mang tính chất quyết định cho động cơ, mục tiêu học tập của sinh viên. Họ phải thường xuyên tổ chức những hoạt động học tập đa dạng trên lớp nhằm thu hút sự quan tâm của sinh viên nhiều hơn.
Chất lượng học tập của sinh viên được đánh giá thông qua các bài thi, kiểm tra mà thực tế các bài thi, kiểm tra mà sinh viên phải đối mặt có thể không giống như các em từng trải qua trong môi trường THPT. Các hình thức thi này có thể sẽ làm hạn chế chất lượng thực chất nếu như các em không chuẩn bị tâm lý và bình tĩnh khi thi, kiểm tra. Các em có thể bị lúng túng khi gặp dạng đề hay hình thức kiểm tra mới. Ðiều đó ảnh hưởng đến thời gian làm bài, kéo theo chất lượng bài thi, kiểm tra thấp.
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho sinh viên kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống vướng mắc trong thi, kiểm tra để các em có thể tự tin, bình tĩnh, đáp ứng những yêu cầu của các bài thi, kiểm tra là yếu tố cần được quan tâm thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện cho các em kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống trong hoạt động hằng ngày cũng khá quan trọng. Ðó là mối quan hệ giao tiếp giữa giáo viên, giảng viên với sinh viên, giữa cán bộ quản lý lớp (giáo viên chủ nhiệm) với sinh viên lớp mình phụ trách… Nếu các mối quan hệ, sự gắn bó giữa người học với người hướng dẫn, quản lý trong môi trường học tập có xu hướng tích cực sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người học về môi trường được đào tạo; tăng cường động cơ, thái độ, tình cảm của người học. Từ đó, các em có những ấn tượng tốt đẹp với môi trường mà mình được đào tạo, xây dựng lòng tin, tình yêu, sự gắn bó với nghề nghiệp sau khi ra trường cũng như ảnh hưởng đến cách ứng xử, giải quyết tình huống của các em sau này.
Môi trường dạy nghề không chỉ cung cấp kiến thức mà còn rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức trong ứng xử, giao tiếp, làm nâng giá trị nghề nghiệp hơn nữa. Bản thân các đối tượng giao tiếp phải có quan điểm và xu hướng giải quyết tình huống rõ ràng, tích cực.
Hằng năm, Trường Cao đẳng Y tế thường tổ chức các hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu về kiến thức và cả về kỹ năng cho sinh viên thông qua các kỳ thi, kiểm tra, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, báo chí học đường… Dù là những hoạt động mang tính thường xuyên hay thời vụ, cao điểm thì đều gắn liền với hoạt động học tập và rèn luyện tay nghề, cách ứng xử, giải quyết tình huống trong học tập, thi, kiểm tra và giao tiếp; nhất là vấn đề giao tiếp với bệnh nhân. Các hoạt động này đan xen, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và luôn thu hút được sự quan tâm, tham gia tích cực của không ít sinh viên.
Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện kỹ năng của sinh viên để các em sau khi ra trường có thể mạnh dạn, tự tin, linh hoạt ứng xử trong chuyên môn và trong giao tiếp với mọi người, nhất là với người bệnh”./.
Nguyễn thuỷ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·PTT Trương Hòa Bình yêu cầu báo cáo thực hiện kết luận MobiFone mua AVG trong tháng 5
- ·Đề xuất ban hành Nghị quyết thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Quảng Ngãi
- ·Quảng Nam: Doanh nghiệp xin điều chỉnh tiến độ Dự án Khu tái định cư tại Điện Bàn
- ·Điều tra nguyên nhân tài xế ngồi chết bất thường trong xe bán tải
- ·Lùi thời hạn cấp giấy phép lái xe quốc tế
- ·Tập đoàn Everland được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án du lịch tại Phú Yên
- ·Vịnh giải trí Safabay Cẩm Phả đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường
- ·Akari City Nam Long
- ·Dưới 20 điểm nên chọn học ngành kế toán ở trường nào để dễ đậu?
- ·Đại đô thị phía Đông Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ sau 1 năm vận hành
- ·Thủ tướng: Chính phủ khuyến khích thu hút vốn ngoài Nhà nước đầu tư cho ngành điện
- ·Hàng trăm dự án bất động sản có nguy cơ tiếp tục “đứng hình”
- ·Nhà đầu tư đề xuất dự án Nhà ở xã hội Khu tái định cư Hòa Hiệp 4
- ·Mở đợt kiểm tra, xử lý bến thủy nội địa hoạt động không phép trên nhánh cù lao Rùa sông Đồng Nai
- ·Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X: Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam,
- ·Vinhomes Grand Park hưởng lợi lớn từ các dự án phát triển giao thông, hạ tầng, tiện ích
- ·Vụ chế phẩm xử lý nước hồ: Đề nghị y án 8 năm tù với Nguyễn Đức Chung
- ·Quảng Ngãi: Xây dựng quy hoạch khu đô thị dịch vụ hiện đại rộng 298 ha
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 408 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Khánh thành Trung tâm Camera giám sát an ninh ở phường Mỹ Phước