【tỷ so bong da】Điều chỉnh thuế GTGT nhìn trong tổng thể bức tranh ngân sách
TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng,ĐiềuchỉnhthuếGTGTnhìntrongtổngthểbứctranhngânsátỷ so bong da cần có cái nhìn tổng quát và công bằng về đề xuất sửa đổi, bổ sung tại luật thuế này.
PV: Thưa ông, đề xuất sửa đổi một loạt chính sách thuế của Bộ Tài chính trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 5 luật thuế đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là những sửa đổi về thuế GTGT. Ông có cho rằng, đề xuất sửa đổi sắc thuế này là hợp lý?
- TS. Nguyễn Minh Phong:GTGT là sắc thuế phổ biến trên thế giới. Nếu tính cả các sắc thuế có tính chất tương tự như thuế GTGT là thuế tiêu dùng/thuế hàng hóa dịch vụ, số quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên 160 nước năm 2014 và 166 nước năm 2016.
Trong giai đoạn 2009 - 2014, có khoảng hơn 20 quốc gia thực hiện điều chỉnh tăng thuế suất phổ thông thuế GTGT. Hiện nay, mức thuế suất phổ thông GTGT bình quân ở các nước OECD khoảng 19%, ở các nước khu vực EU khoảng 22% và Nhật Bản cũng đã điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu dùng từ 5% lên 8%...
Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Còn thuế suất thuế GTGT của Việt Nam hiện ở nhóm mức thấp trên thế giới.
|
PV: Như ông đã trao đổi, việc điều chỉnh thuế GTGT là xu thế chung chứ không chỉ riêng Việt Nam. Song nhiều ý kiến còn băn khoăn do việc điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng đến cả người dân và doanh nghiệp (DN), quan điểm của ông thế nào?
- TS. Nguyễn Minh Phong:Qua tìm hiểu dư luận, đúng là việc tăng thuế GTGT đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía người dân. Đây là một sắc thuế ảnh hưởng tới số đông, do đó, khi đề xuất tăng thuế này thì những băn khoăn đặt ra là điều dễ hiểu.
Tăng, giảm các sắc thuế để đảm bảo bền vững ngân sách là việc làm bình thường của các quốc gia. Tuy nhiên việc tăng thuế thông thường ít nhận được sự đồng thuận của xã hội và bao giờ cũng khó hơn việc giảm thuế. Tất nhiên khó vẫn phải làm. Cá nhân tôi cho rằng, việc tăng thuế GTGT bao nhiêu và tăng vào thời gian nào các cơ quan hữu quan cần tính toán kỹ lưỡng thêm để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, phù hợp theo lộ trình chiến lược cải cách hệ thống thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó, đổi mới, lành mạnh bức tranh ngân sách, tăng sức bền vững cho nền tài chính quốc gia.
PV: Trong dự thảo luật, Bộ Tài chính đề xuất sửa rất nhiều nội dung về thuế GTGT, nhưng dường như dư luận chỉ quan tâm đến khía cạnh tăng thuế VAT thêm 2%, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
- TS. Nguyễn Minh Phong:Đúng là các ý kiến mới chỉ tập trung nhiều hơn vào mức thuế suất phổ thông. Cá nhân tôi cho rằng, cần có cái nhìn tổng quát và công bằng về đề xuất sửa đổi, bổ sung tại luật thuế này. Không nên nhìn nhận rằng, Bộ Tài chính chỉ đề xuất tăng thuế nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, không quan tâm những tác động đến sản xuất và đời sống.
Ngay tại dự thảo luật cũng có nhiều đề xuất sửa đổi mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đơn cử như đề xuất về chuyển “Phân bón, máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu đánh bắt cá xa bờ...” từ diện không chịu thuế GTGT sang diện chịu thuế GTGT ở mức thuế suất 5%. Với đề xuất này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh những mặt hàng này từ chỗ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cần xem lại đề nghị bỏ quy định “sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” không chịu thuế GTGT, vì có thể gây ra sử dụng lãng phí tài nguyên.
Đồng thời, chúng ta cần xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; hoàn thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế GTGT phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế...
Ở Việt Nam, việc tăng thuế GTGT cần cân nhắc các mặt hàng tăng thuế để không ảnh hướng quá lớn tới đời sống người dân lao động thu nhập thấp.
Qua đây, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, bảo đảm hài hòa mục tiêu và lợi ích, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu và điều tiết tiêu dùng xa xỉ, tăng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lòng tin và chất lượng sống người dân; cũng như triển khai đồng thời với các giải pháp tiết kiệm chi tiêu, thúc đẩy cải cách hành chính phải là nguyên tắc xuyên suốt cùng với mục tiêu cân đối NSNN trong điều chỉnh thuế lần này.
PV: Xin cảm ơn ông!
Duy Thái (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tôi bị chồng sỉ nhục, lăng mạ phải làm sao?
- ·Video trực thăng Nga 'sống sót' dù bị gãy đuôi
- ·Giá gas hôm nay ngày 10/4/2024: Tăng nhẹ gần 1%, sản lượng tồn kho cao
- ·Tỷ giá hôm nay ngày 25/4: USD trung tâm tăng điểm phiên đầu tuần
- ·Vợ chồng mắc bệnh tâm thần làm sao nuôi con, trả nợ
- ·Hải quan Bình Phước: Chặn 4 container sữa, đồ dùng trẻ em quá cảnh vi phạm
- ·Tỷ giá hôm nay ngày 27/4: USD trung tâm đứng giá
- ·Thủ tướng: Năm 2020, cơ bản giải quyết được quá tải bệnh viện
- ·Tính thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà hóa giá
- ·Hải quan Mộc Bài bắt giữ 10.000 bao thuốc lá lậu
- ·Kì lạ làm 3 năm liền mà công ty kiên quyết không kí hợp đồng?
- ·Những sai lầm bảo quản thực phẩm Tết
- ·Giá vàng hôm nay ngày 5/5: Vàng thế giới tăng 12 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 17/4/2024: Đồng Euro phục hồi mạnh mẽ, VCB tăng 171,35 VND/EUR
- ·Những đồ ăn ngày Tết không nên ăn
- ·Tổ chức y tế thế giới: 8.235 người tử vong vì dịch Ebola
- ·VPBank và SMBC ký MoU về hợp tác kinh doanh trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Việt Nam
- ·Tỷ giá AUD hôm nay 11/4/2024: Giá đô Úc tại MB, Vietinbank giảm hai chiều; AUD chợ đen giảm
- ·Người vợ mang trọng bệnh cầu khẩn cứu chồng
- ·Mắc bệnh vì ngồi từ 8