【soi kèo sapporo】Hiệp Tùng Xoá thế “ốc đảo”
Nằm giáp ranh huyện Đầm Dơi, trước đây, muốn đến xã Hiệp Tùng (huyện Năm Căn) chỉ có cách đi đò. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014-2015, Hiệp Tùng đã có lộ bê-tông về đến trung tâm xã, nhờ đó bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.
Nằm giáp ranh huyện Đầm Dơi, trước đây, muốn đến xã Hiệp Tùng (huyện Năm Căn) chỉ có cách đi đò. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014-2015, Hiệp Tùng đã có lộ bê-tông về đến trung tâm xã, nhờ đó bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.
Anh Mai Thanh Phong, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã, cho biết: “Do đặc thù nơi đây người dân có đất rộng nhưng nền đất yếu nên rất khó phát triển nuôi tôm công nghiệp; thế mạnh là tôm quảng canh cải tiến. Nhờ nguồn nước ở đây rất tốt, đỡ chi phí xử lý nên người dân chỉ cần làm bờ tốt là họ có thể kết hợp tôm - rừng, năng suất tôm nuôi rất cao”.
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến của bà Nguyễn Thị Tuyết, ấp 5, xã Hiệp Tùng góp phần nâng cao thu nhập. |
Tuy nhiên, do tâm lý “nóng vội” của người dân, có thời điểm họ ồ ạt phát triển diện tích tôm công nghiệp, nhưng địa phương kiên quyết trong quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi tôm công nghiệp.
Chủ tịch UBND xã Hiệp Tùng Võ Việt Kháng cho hay: “Phương châm của địa phương là không phát triển ồ ạt về diện tích. Tuy nhiên, thận trọng nhưng không có nghĩa là bảo thủ. Chúng tôi tuyên truyền để người dân nắm thật vững kỹ thuật, có đủ điều kiện về vốn mới bắt đầu làm. Trong quá trình nuôi, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư theo sát địa bàn để kịp thời xử lý vi phạm và hỗ trợ về kỹ thuật lúc dân cần. Chính sự phối hợp chặt chẽ như trên mà hiệu quả tôm nuôi được đảm bảo, rủi ro trong sản xuất ít xảy ra”.
Song song với việc kiềm chế phát triển diện tích tôm công nghiệp, địa phương tăng cường tuyên truyền nhân rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Anh Phong cho biết: “Thế mạnh ở đây là đất rộng (bình quân mỗi hộ từ 3-5 ha) nên việc làm đầy đủ ao lắng đến ao dèo và nguồn nước tốt cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình này”.
Nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất tăng gấp ba lần nuôi tôm quảng canh truyền thống. Hiện tại, xã thành lập được hai tổ hợp tác nuôi tôm ở ấp 5 và ấp 7B. Đã có 700 ha trong số hơn 2.000 ha đất nuôi thuỷ sản được người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến, tỷ lệ này dù chưa cao nhưng bước đầu hướng đến mô hình bền vững.
Từ những bước đi vững chắc, đến nay, thu nhập của người dân được nâng từ 29 triệu đồng/người/năm (năm 2014) lên 36 triệu đồng/người/năm (năm 2015). Xã cơ bản hoàn thành 15/18 tiêu chí NTM (không thực hiện tiêu chí chợ). Những tháng đầu năm 2016, địa phương ra quân xây dựng được gần 5.000 m lộ nông thôn (trong tổng số 20.000 m cần hoàn thiện). 3/5 trụ sở văn hoá ấp được khởi công xây dựng (dự kiến hoàn thành vào đầu quý II). Trường THCS Hiệp Tùng đang hoàn chỉnh về cơ sở vật chất, chờ công nhận đạt chuẩn quốc gia. Ông Kháng khẳng định: “Lộ trình cho từng tiêu chí xây dựng NTM đã được lên kế hoạch; nguồn vốn cũng sẵn sàng, giờ chỉ còn đợi thời gian, khả năng cuối năm 2016 có thể đề xuất công nhận xã đạt chuẩn NTM”.
Mặc dù xã phát triển khá về kinh tế, nhưng do đặc thù vùng tôm - rừng nên vấn đề xây dựng hạ tầng giao thông gặp rất nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Tuyết, ấp 5, xã Hiệp Tùng, bộc bạch: “Nền đất yếu nên việc làm lộ nơi đây rất khó. Người dân phải đóng góp rất nhiều từ việc làm lộ đất đen nên trong đóng góp làm lộ bê-tông là không kham nổi".
Ông Kháng cho hay, 20.000 m lộ là mới chỉ đáp ứng về cơ bản nhu cầu đi lại của người dân (đủ ở mức tối thiểu hoàn thành tiêu chí lộ trong xây dựng NTM). Để hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ nối liền thông suốt đến các ấp, xã cần phải xây dựng gần 55.000 m lộ. Tuy nhiên, do điều kiện nguồn vốn còn hạn chế nên địa phương sẽ tích cực vận động xã hội hoá để xây dựng từ từ.
“Tiêu chí nào chúng tôi cũng không ngán, ngán nhất tiêu chí giao thông”, trăn trở của Chủ tịch UBND xã Hiệp Tùng Võ Việt Kháng cũng chính là tâm trạng chung của lãnh đạo các xã thuộc huyện Năm Căn, Ngọc Hiển trong xây dựng NTM. Với tiêu chí giao thông, 1 m lộ ở vùng này làm phải tốn chi phí gấp ba lần vùng khác trong tỉnh, gấp năm lần so với các tỉnh khác trong cả nước.
Chính vì thế, để giúp xã Hiệp Tùng nói chung, các xã vùng rừng ngập mặn nói riêng đạt chuẩn NTM, thiết nghĩ Ban Chỉ đạo NTM của tỉnh, huyện cần có sự ưu tiên trong phân bổ vốn để xây dựng hạ tầng nông thôn. Tích cực kêu gọi sự vào cuộc giúp đỡ của các doanh nghiệp để người dân vùng rừng xây dựng NTM được bền vững./.
Bài và ảnh: Tâm Như
(责任编辑:World Cup)
- ·QR Code – xu hướng công nghệ trong cuộc chiến chống dịch Covid
- ·Giảm hơn 1.400 đồng mỗi lít, giá xăng RON95
- ·Giá vàng hôm nay, 1/5: Tiếp tục giảm mạnh
- ·Giá vàng hôm nay 24/1/2024: Vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng 12,6 triệu đồng/lượng
- ·Năm 2019, lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ cán mốc 500 tỷ USD
- ·Xuất khẩu gạo trong năm 2023 của cả nước đạt kỷ lục gần 8,3 triệu tấn
- ·Kinh nghiệm chọn dịch vụ thi công dán phim cách nhiệt cửa kính tại Long An
- ·Chứng khoán trên thị trường Âu
- ·Sự cố xe container chở cọc đè ống nước tại Hà Nội: Sẽ cấp nước trở lại đêm nay (3/6)
- ·Kịp thời tháo gỡ khó khăn, bảo đảm tiến độ các dự án
- ·Cơ hội kết nối, hợp tác nâng cao giá trị sản phẩm nông sản Việt Nam
- ·Chuyển biến tích cực từ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
- ·Viettel TP.HCM khẳng định ưu thế vững chắc trên bản đồ viễn thông
- ·Xuất khẩu rau quả của Việt Nam dự báo tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2024
- ·Travis Nguyễn thừa nhận mâu thuẫn với các 'chị đẹp'
- ·3 mẫu đồng hồ Replica 1 1 Ballon Bleu De Cartier nên sở hữu
- ·Giá vàng hôm nay, 30/12: Vàng thế giới kết thúc năm 2023 tại 2.062 USD/ounce
- ·Cầu Kênh 28 trên Đường tỉnh 831 sắp được thi công
- ·Bị chủ đầu tư đột ngột dừng hỗ trợ, cư dân chung cư Carina gửi đơn cầu cứu
- ·Phụ nữ mạnh dạn thay đổi cách làm kinh tế