会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nasaf qarshi】Đại biểu Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định tự chủ ở bệnh viện công!

【nasaf qarshi】Đại biểu Quốc hội: Đề nghị bổ sung quy định tự chủ ở bệnh viện công

时间:2024-12-23 23:51:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:443次

Quốc hội thảo luận về Luật khám bệnh,ĐạibiểuQuốchộiĐềnghịbổsungquyđịnhtựchủởbệnhviệncônasaf qarshi chữa bệnh (sửa đổi).

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sáng 24-10, nhiều đại biểu tán thành về sự cần thiết phải ban hành luật đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo hoàn thiện các yêu cầu để phù hợp với thực tế hiện nay.

Vì sao nhiều y bác sỹ nghỉ việc?

Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) bày tỏ băn khoăn khi trong thời gian qua có hàng chục nghìn cán bộ y tế nghỉ việc, rời khỏi các bệnh viện công, kể cả các bệnh viện lớn - nơi mà rất nhiều các y bác sĩ mong muốn được làm việc.

Theo ông, việc cán bộ y tế xin nghỉ việc tại bệnh viện công hay các bệnh viện lớn luôn trong tình trạng quá tải (vì được đông đảo khách hàng lựa chọn) nhưng lại xin thôi tự chủ là một sự thất bại của chính sách trong cơ chế quản lý đối với bệnh viện công lập.

Cũng theo đại biểu đoàn Hà Nội, phần lớn các y bác sỹ đều mong muốn bệnh viện có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, thuốc và vật tư đúng chủng loại để thầy thuốc được toàn quyền lựa chọn thực hiện các phác đồ điều trị hữu hiệu nhất mà không bị giới hạn bởi các ràng buộc khống chế về chi phí, danh mục các loại thuốc và thiết bị.

Hơn nữa, nếu các bác sỹ được hưởng mức thù lao thỏa đáng với công sức và đóng góp của họ thì người thầy thuốc sẽ toàn tâm, toàn ý dành hết năng lực vào công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện mà không phải 'chân trong chân ngoài' lo tất bật với phòng khám tư.

Trong khi đó, đông đảo bệnh nhân mong muốn và sẵn sàng chi trả viện phí cao để được khám, chữa và điều trị trong điều kiện tốt nhất tại các bệnh viện công lập. Song sức hút tại các bệnh viện tư hoặc các bệnh viện quốc tế lớn hơn vì thiết bị hiện đại hơn.

“Tất cả những vấn đề nêu trên đều xuất phát từ nguyên nhân căn bản là cơ chế quản lý đang trói buộc, chưa cho phép các bệnh viện khai thác phát huy hết các tiềm năng, lợi thế vốn có của mình,” đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Từ những đánh giá trên, đại biểu Đoàn Hà Nội đề xuất dự thảo Luật khám, chữa bệnh sửa đổi cần bổ sung các quy định về việc trao quyền cho các bệnh viện được tự quyết định trong hoạt động khám chữa bệnh cũng như tổ chức bộ máy và con người, đặc biệt là tự chủ và quyết định những vấn đề tài chính của bệnh viện, kể cả nguồn tài chính do ngân sách đầu tư.

Ngoài ra, luật cũng cần quy định cơ chế xác định giá dịch vụ y tế đối với cơ sở khám chữa bệnh tự chủ có sự khác biệt so với cơ chế chưa tự chủ trên nguyên tắc giá dịch vụ y tế khám chữa bệnh phải đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí.

Cơ chế tính đúng, tính đủ đối với các cơ sở khám chữa bệnh chưa tự chủ cần phải dựa vào yếu tố kỹ thuật và nằm trong khung giá dịch vụ y tế do Bộ Y tế ban hành.

"Các bệnh viện tự chủ phải được tự quyết định giá dịch vụ y tế trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do đơn vị tự xây dựng và công khai để người lao động trong bệnh viện cùng tham gia giám sát," đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Đại biểu này cũng đề nghị cần định rõ cơ chế quản lý tài chính đối với việc tự chủ để các bệnh viện có thể tự quyết định sử dụng nguồn thu, tự quyết định mức chi trả tiền lương, cũng như tự quyết định đầu tư, mua sắm và trích các quỹ đầu tư phát triển cũng như các quỹ hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo.

“Để tránh quan niệm không đúng về tự chủ là khoán trắng cho bệnh viện tự lo, cần quy định rõ trong luật về nguồn ngân sách Nhà nước không cấp chi thường xuyên cho các bệnh viện tự chủ phải dành để chi trả khám chữa bệnh cho các bệnh nhân thuộc đối tượng mà xã hội cần phải chi trả thông qua cơ chế đặt hàng và ngân sách Nhà nước phải đầu tư cho các mục tiêu phát triển…,” đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Còn theo đại biểu Trần Khánh Thu, đoàn Thái Bình, hiện nay các cơ sở y tế công lập đang gặp khó khăn trong việc thực hiện tự chủ song dự thảo luật (sửa đổi) lại chưa có điều khoản quy định về thực hiện tự chủ tại đơn vị y tế công lập.

Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung thêm điều khoản quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị y tế công lập; trong đó cần xác định mức độ tự chủ, nguyên tắc phân loại, tiêu chí, phân loại mức độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Nhấn mạnh thêm ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội nội dung quy định về vấn đề tự chủ tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh trong Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi lần này để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn mà thực tiễn đặt ra và đề nghị xem xét thông qua Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi tại kỳ họp thứ 5.

Tính đúng, tính đủ nhưng không tăng chi phí

Tranh luận về ý kiến cho rằng cấp giấy phép hành nghề thời hạn chỉ còn 5 năm sẽ gây tốn kém, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đoàn Bình Định phân tích sau 5 năm kể từ thời điểm được cấp phép hành nghề, nếu như các bác sỹ tham gia đủ các khóa đào tạo liên tục, đạt đủ điểm số theo quy định thì sẽ được tự động gia hạn giấy phép hành nghề. Theo đại biểu đây là thông lệ của thế giới và nên ủng hộ, tuy nhiên cần tổ chức thực hiện cho đúng.

Làm rõ nội dung về Hội đồng y khoa quốc gia, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng đây là quy định tiến bộ rõ rệt trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi lần này và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo đại biểu, trong giai đoạn đầu tiên nên quy định Chính phủ bổ nhiệm người đứng đầu Hội đồng Y khoa, Bộ Y tế cung cấp hệ thống vận hành, Hội đồng Y khoa hoạt động độc lập nhưng cần bổ sung chức năng tổ chức giám sát, đào tạo liên tục và đặc biệt là chức năng phân xử đúng sai trong các tai biến y khoa.

Về hợp tác công tư, ông cho rằng các hình thức cho vay, cho thuê, mua trả chậm, tài trợ liên kết với tổ chức nước ngoài… đã được ban soạn thảo tiếp thu rõ ràng, tuy nhiên cần quy định thêm về hợp tác phi lợi nhuận. Theo đó, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền để xây dựng và các cơ sở công lập sẽ sử dụng tiền lãi tiếp tục tái đầu tư cho phục vụ hoạt động nhân đạo.

Trong khi đó, để hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Hữu Thông, đoàn Bình Thuận đề nghị quy định phòng khám đa khoa khu vực thuộc trung tâm y tế cấp huyện được tổ chức giường lưu và theo dõi điều trị người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ để phù hợp với định kỳ thực tế hiện nay. 

Góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Văn Cường (đoàn Thanh Hóa) đề nghị cần bổ sung nội dung về quản lý bệnh, quản trị bệnh viện vào đối tượng tại Điều 4, bởi hiện nay có khoảng 50.000 cán bộ y tế được đào tạo, tuy nhiên lực lượng về quản lý bệnh viện chỉ khoảng 200 cán bộ và là sự mất cân đối.

Về lâu dài, đại biểu đề nghị cần đào tạo lực lượng này nhằm hạn chế sự dịch chuyển nhân lực từ khối lâm sàng sang khu vực chức năng và nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở khám, chữa bệnh./.

Theo TTXVN

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo
  • Màn ứng xử giúp Đỗ Thị Quỳnh đăng quang Hoa hậu Doanh nhân châu Á Việt Nam 2022
  • Nữ MC song ngữ IELTS 7.5 lọt top 10 Miss Charm Vietnam
  • Tranh cãi chuyện Á hậu Phương Nhi làm giám khảo hoa hậu
  • Hiệp định EVFTA: Cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam bứt phá
  • Bị chỉ trích trang điểm đậm khi đi từ thiện, Hoa hậu Bảo Ngọc giải thích
  • Thí sinh Hoa hậu Việt Nam phải thi mặt mộc 2 lần, vì sao?
  • Những mỹ nhân có khả năng giành vương miện Hoa hậu Trái Đất 2022
推荐内容
  • Quảng Ninh: Mưa lớn, tàu du lịch bị chìm do không thoát nước kịp
  • Á Hậu Phương Anh bị loại khỏi Top 15  Hoa hậu Quốc tế 2022
  • Thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2022 khoe tài múa võ, tay không chặt nát chồng gỗ
  • Người đẹp nổi bật trong phần thi áo tắm ở Chung khảo Hoa hậu Việt Nam
  • Hà Nội: Cháy chung cư quận Nam Từ Liêm, cư dân hốt hoảng tháo chạy
  • Bảo Ngọc, Ngọc Thảo chấm thi người đẹp tài năng 'Hoa hậu Việt Nam 2022'