【ketquabongda anh】“Giải cứu” đường tồn kho
Trước áp lực về lượng đường tồn kho cao kỷ lục của các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh nên để phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp,ảicứuđườngtồketquabongda anh mới đây, lãnh đạo tỉnh đã đề ra giải pháp giải cứu.
Đường tồn kho của Casuco đang được ngành chức năng tỉnh kêu gọi cán bộ và Nhân dân giải cứu.
Khi cam kết của Việt Nam về Khu vực mậu dịch tự do (AFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 thì hạn ngạch nhập khẩu đường được dỡ bỏ, thuế xuất nhập khẩu đường từ các nước trong khu vực ASEAN vào thị trường Việt Nam từ 30% xuống còn 5% và đến năm 2020 là bằng 0%. Chính vấn đề trên nên đường nhập khẩu từ các nước trong khu vực, nhất là từ Thái Lan với giá rẻ hơn đường Việt Nam đã ồ ạt đổ bộ vào và đang “hạ” doanh nghiệp đường trong nước ngay trên sân nhà. Điều này được thể hiện khi giá đường trên thị trường đã giảm mạnh trong niên vụ ép 2017-2018 này và hiện dao động từ 12.000-12.500 đồng/kg, giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Giá giảm nhưng tình hình tiêu thụ không mấy dễ dàng do đường Thái Lan có giá rẻ hơn đường trong nước gần 1.000 đồng/kg, từ đó dẫn tới tình trạng tồn kho với số lượng lớn.
Điển hình tại Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) có hai nhà máy đóng trên địa bàn tỉnh, tính đến tháng 2-2018, toàn công ty tồn kho khoảng 30.000 tấn đường và đây là con số cao kỷ lục trong nhiều năm qua. Ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Casuco, cho biết: Áp lực đường tồn kho hiện không chỉ có ở Casuco mà là tình hình chung của toàn ngành mía đường. Mọi năm tết đến, người ta mua về trữ để qua tết bán ra nhưng năm nay thì họ không trữ nữa mà mua đến đâu bán đến đó.
Trước sự khó khăn của ngành đường, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kêu gọi Nhân dân và cán bộ, công chức trong tỉnh hưởng ứng, ủng hộ tiêu thụ lượng đường tồn kho nhằm giúp cho doanh nghiệp mía đường, cũng như nông dân trồng mía. Ngay sau khi có ý kiến của lãnh đạo tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh đã phối hợp với Sở Nội vụ để nắm danh sách và xây dựng kế hoạch để kêu gọi người lao động mua, tiêu thụ đường. Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Theo kế hoạch, mức dự kiến là các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ mua ủng hộ 20kg/người; Ban Chấp hành tỉnh 10kg/người; còn cán bộ, công chức 5kg/người. Kế hoạch này sẽ được triển khai thực hiện ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp mang tính tình thế để góp phần chia sẻ với ngành mía đường trong lúc khó khăn. Còn về lâu dài thì các nhà máy đường phải có biện pháp căn cơ hơn từ vùng mía nguyên liệu đến nhà máy đường để có thể trụ vững trước thời kỳ hội nhập. Bởi theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện các nhà máy đường ở Thái Lan mua mía nguyên liệu của người dân tại nhà máy chỉ dao động từ 700-750 đồng/kg, trong khi các nhà máy đường trong nước mua mía nguyên liệu của nông dân dao động 950-1.000 đồng/kg, từ đó dẫn tới giá bán đường thành phẩm cao hơn đường Thái Lan khoảng 1.000 đồng/kg. Chính điều này khiến cho đường trong nước sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho nhiều.
Trước những diễn biến thực tế của ngành mía đường như hiện nay, giải pháp trước mắt là ngành nông nghiệp tỉnh đang phối hợp cùng các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh tiến hành tính toán giúp nông dân hạ giá thành sản xuất, phấn đấu đến năm 2020 sẽ hạ giá thành từ 750 đồng/kg mía xuống còn 500 đồng/kg. Để làm được vấn đề này thì ngành nông nghiệp tỉnh đang tìm cách tháo gỡ cái khó nhất hiện nay là về hạ tầng cho vùng nguyên liệu để đưa cơ giới vào các khâu trong sản xuất mía nhằm giảm giá thành cũng như giải quyết bài toán về thiếu hụt nhân công lao động nông thôn.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Trong quý I của năm 2018 này, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiến hành rà soát lại vùng mía nguyên liệu của tỉnh để sắp xếp lại diện tích cho phù hợp và khả năng sẽ chỉ còn khoảng 8.000ha trong niên vụ tới. Sau khi quy hoạch vùng mía xong sẽ có giải pháp về hạ tầng nội đồng, thực hiện mô hình cánh đồng lớn, cũng như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mía mới chất lượng đến với người nông dân. Riêng đối với nhà máy đường, để đối phó với đường Thái Lan giá rẻ thì cần đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm sản xuất ra đường có giá thành thấp hơn đường Thái Lan, từ đó không những được người tiêu dùng trong nước chấp nhận mà còn xuất khẩu nước ngoài. Mặt khác, các nhà máy đường cũng mở rộng xúc tiến thương mại không những trong nước mà còn ngoài nước để có nhiều khách hàng hơn…
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Anh sẽ kiếm tiền để cưới em
- ·NA deputies look to build consensus in seventh session
- ·PM Phúc to visit Russia, Norway and Sweden
- ·Norway is Việt Nam's important partner in Northern Europe: PM
- ·Năm mới, quyết tâm giành thắng lợi mới
- ·French naval frigate Forbin visits HCM City
- ·Việt Nam keen to boost comprehensive relations with Bhutan: PM
- ·Seminar discusses ASEAN
- ·Quyền lợi của khách hàng được bảo đảm khi đổi lịch ghi chỉ số công tơ điện
- ·Disciplinary measures against senior officials issued
- ·Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công
- ·PM hopes Vietnam Airlines will become a five
- ·Vietnam a trustworthy partner for sustainable peace: Party and State leader
- ·Việt Nam welcomes India’s investment: Prime Minister
- ·Quy định về việc phân công quyền Chủ tịch nước
- ·Italian Prime Minister to visit Việt Nam
- ·Election to UNSC an opportunity for Việt Nam to prove its capability
- ·Appeal trial held for former public security officers
- ·“Bẫy cát” trên cầu Kiện Khê
- ·Top Cambodian legislator visits Việt Nam