【kết quả u19 nữ châu âu】ĐBSCL vào đợt hạn mặn khốc liệt
Bài 3:Thích ứng hiệu quả trong mùa hạn mặn
Nắng nóng diễn ra gay gắt,ĐBSCLvođợthạnmặnkhốcliệkết quả u19 nữ châu âu nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại nhiều nơi thiếu hụt, nhưng với sự nhạy bén nên nhiều nông dân đã thích ứng được với tình hình khô hạn như hiện nay.
Nông dân Hậu Giang đã và đang tích cực triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng “thuận thiên”.
Cách làm hay trong canh tác nông nghiệp
Là người có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề trồng dưa hấu, nhiều năm qua, ông Nguyễn Chí Dũng, ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, luôn áp dụng và thành công với mô hình trồng dưa hấu dùng màng phủ nông nghiệp. Đặc biệt, vào thời điểm nắng nóng và thường xuyên thiếu hụt nguồn nước tưới như hiện nay thì cách làm trên càng phát huy hiệu quả.
Ông Dũng cho biết khi dùng màng phủ nông nghiệp trồng dưa hấu thì cả vụ dưa từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 60 ngày, anh chỉ tưới nước chưa được 10 lần vào thời điểm dây dưa còn nhỏ, bộ rễ chưa nhiều. Bởi khi dùng màng phủ đậy trên bề mặt của đất sẽ luôn tạo độ ẩm cho đất, nông dân chỉ cần thỉnh thoảng bơm nước vào các rãnh của liếp dưa, từ đó rễ dưa hấu sẽ tự hút nước nên người trồng không phải đi tưới nước mỗi ngày như những ruộng dưa không dùng màng phủ nông nghiệp. Ngoài giúp nhà nông tiết kiệm nguồn nước và giảm công sức đi tưới dưa mỗi ngày vào mùa khô hạn thì mô hình dùng màng phủ nông nghiệp trong canh tác dưa hấu còn nhẹ phân, ít sâu bệnh, ít phải làm cỏ, bộ lá bền nên đến khi thu hoạch dây dưa vẫn xanh tốt. Nhờ vậy, dinh dưỡng nuôi trái cao dù trong mùa khô hạn như hiện nay, từ đó kết quả trái dưa đạt theo yêu cầu khoảng 90%”.
Hiện ông Dũng trồng 6 công dưa hấu đang ở giai đoạn để trái, với giống dưa hạt lép. Nhìn ruộng dưa xanh tốt, ông Dũng đánh giá vào đợt thu hoạch sắp tới đây sẽ đạt năng suất từ 3,5-4 tấn trái/công (một công 1.300m2), với giá bán hiện tại là 7.300 đồng/kg, ước chi phí đầu tư khoảng 12 triệu đồng/công thì ông kỳ vọng đợt thu hoạch dưa hấu mùa khô hạn năm nay sẽ mang về nguồn thu nhập hấp dẫn cho gia đình.
Bên cạnh cách làm hiệu quả trên thì ở vụ lúa Hè thu năm nay, nhiều nông dân tại cánh đồng thuộc ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, cảm thấy rất phấn khởi vì có trạm bơm điện phục vụ sản xuất lúa được thuận lợi nhiều mặt, đặc biệt là ngay vào lúc mùa khô hạn như lúc này.
Vụ lúa Hè thu năm nay, ông Mười cùng ông Toàn và đông đảo bà con tại cánh đồng lúa ở ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Tường, cảm thấy phấn khởi khi có trạm bơm điện phục vụ nguồn nước cho sản xuất lúa đạt hiệu quả hơn.
Anh Huỳnh Út Mười, có 1,2ha lúa Hè thu vừa xuống giống hơn 10 ngày tuổi ở ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh Tường, cho biết đây là vụ lúa đầu tiên mà anh và bà con ở cánh đồng lúa rộng khoảng 80ha nơi đây có được trạm bơm điện phục vụ. Phải công nhận rằng, khi có trạm bơm điện bơm nước vào cánh đồng đã giải quyết được nhiều khó khăn cho bà con. Cụ thể, vào thời điểm khô hạn như lúc này, mỗi khi muốn bơm nước từ dưới kênh vào ruộng để diệt mầm cỏ dại hay bón phân thì bà con phải thức khuya, dậy sớm để canh con nước lớn bơm vào ruộng, thậm chí phải canh 2-3 ngày mới bơm đủ lượng nước mình cần vào ruộng. Còn bây giờ, có trạm bơm đưa nước vào đầy kênh nội đồng, nông dân chỉ việc đi khai cống trước ruộng mình để lấy nước, sau đó về nhà nghỉ ngơi, đợi vài tiếng đồng hồ sau thì lên bí bọng lại là xong. Cuối vụ chỉ trả 150.000 đồng/công tiền bơm nước cho đơn vị quản lý trạm bơm. Còn trước đây, khi mình tự bơm bằng máy của gia đình thì tốn hơn 200.000 đồng/công mà cực hơn rất nhiều so với trạm bơm điện.
Cùng chia sẻ niềm vui khi có trạm bơm điện phục vụ sản xuất lúa cho mình, anh Nguyễn Văn Toàn, có 1ha ruộng cặp ranh ông Mười, bộc bạch: “Đường kênh vào cánh đồng chỉ có một đường nhỏ độc đạo, do đó, vào mùa khô như hiện nay thì nguồn nước không nhiều nên bà con phải đợi chờ hộ này bơm xong thì mới đến lượt hộ khác, chứ bơm một lượt thì không đủ nước. Còn bây giờ có trạm bơm điện đưa nước từ kênh lớn vào kênh nhỏ dẫn đi khắp cả cánh đồng nên bà con có thể đồng loạt mở đường cống, bọng dẫn nước của ruộng mình ra là có nước đầy đủ vào ruộng, đồng thời không phải lo đi canh bờ mẫu vì sợ nước tràn qua ruộng người khác như trước nữa. Với việc đưa vào khai thác trạm bơm điện mang lại nhiều tiện ích và đúng vào thời điểm khô hạn nguồn nước như hiện nay đã làm cho bà con ở cánh đồng nơi đây rất phấn khởi”.
Nghị quyết “thuận thiên”phát huy hiệu quả
Có thể thấy, Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long ngày 17-11-2017 về thích ứng với biến đổi khí hậu (Nghị quyết thuận thiên), đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Nhận định được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với cây trồng chủ lực của tỉnh là lúa nên trong thời gian qua việc chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác được cho là một hướng đi hiệu quả để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Hậu Giang. Mặt khác, việc làm trên không chỉ phù hợp với nhiệm vụ cụ thể tại Nghị quyết 120 của Chính phủ mà còn phù hợp với định hướng dịch chuyển quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp toàn vùng ĐBSCL gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản - cây ăn trái - lúa gạo.
Từ nhiều năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã tập trung vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây ăn trái và kết hợp nuôi thủy sản để giúp bà con tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Theo đánh giá của ngành chức năng, tại nhiều địa phương trong tỉnh, sự chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có ý nghĩa quan trọng vì sự chuyển đổi này giúp khắc phục một phần áp lực do biến đổi khí hậu gây ra như hạn mặn và đa dạng cơ cấu cây trồng, qua đó cải thiện việc tăng thu nhập cho nông dân.
Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi sẽ có sự tác động thay đổi tư duy và tập quán sản xuất của nông dân, đồng thời tạo cơ hội thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến nông sản. Ngoài ra, môi trường canh tác được cải thiện nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất theo hướng an toàn, giảm phát thải khí nhà kính, từ đó giúp tiết kiệm nước so với trồng lúa và nhiều lợi ích thiết thực khác. Bên cạnh đó, nông dân trong tỉnh còn tuân thủ việc thay đổi khung lịch thời vụ xuống giống lúa, rau màu… sớm hơn như thông lệ; nhờ vậy đã né và làm giảm đáng kể tình hình ảnh hưởng, thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, nhất là xâm nhập mặn.
Như mô hình tôm - lúa ở vùng ngoài đê bao thuộc xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, người dân đã tận dụng nước mặn trong mùa khô để nuôi tôm sú, tôm thẻ nhằm tăng nguồn thu nhập. Mô hình này được các nhà khoa học, ngành nông nghiệp đánh giá cao vì sản xuất theo hướng “thuận thiên”. Đối với những lúc hạn mặn gay gắt như hiện nay thì người dân nơi đây thả nuôi tôm, còn khi mưa xuống thì trồng lúa, vừa tăng được nguồn thu nhập vừa giảm chi phí trong quá trình sản xuất, bình quân lợi nhuận cũng được vài chục triệu đồng/vụ/ha. Do mô hình mang lại hiệu quả nên diện tích nuôi tôm trên đất lúa vùng này có năm lên đến hơn 100ha và trong mùa khô hiện tại người dân nơi đây vẫn duy trì thực hiện.
Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, thông tin: Thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, thời gian qua, địa phương đã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ tại các vùng bị xâm nhập mặn của huyện như xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Vĩnh Viễn A. Ngoài ra, bà con nông dân cũng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình chuyên lúa sang lúa - màu, lúa - cá, lúa - tôm và sang cây ăn trái… Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trên đã dần tạo nên những vùng nguyên liệu ổn định chất lượng để thu hút doanh nghiệp đầu tư, bao tiêu nông sản như: vùng chuyên canh mãng cầu xiêm, vùng chuyên canh bưởi da xanh... Nhờ vậy, đã góp phần cải thiện nguồn thu nhập cho người dân địa phương.
Một điểm đáng ghi nhận khác trong việc dịch chuyển sản xuất theo định hướng chiến lược mới trong phát triển ngành nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu là lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều bước đột phá. Cụ thể, nông dân đã đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh thay cho quảng canh. Có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP, SQF 1000) và hình thành một số vùng nuôi tập trung như: cá tra ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy; cá đồng ở huyện Vị Thủy, Long Mỹ. Bên cạnh đó, ngành chức năng của tỉnh còn hỗ trợ người nuôi thủy sản thực hiện thành công nhiều mô hình khuyến ngư theo hướng nâng cao giá trị và liên kết chuỗi.
Bộ NN&PTNT cho biết, diện tích đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt gần 3 triệu héc-ta. Đây là vùng có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh về sản xuất nông nghiệp với lĩnh vực trồng trọt và thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt. Hiện sản lượng nông nghiệp của vùng chiếm trên 50% so với cả nước, còn lương thực xuất khẩu chiếm trên 90%, cây ăn trái và thủy sản trên 70%. Do đó, vùng ĐBSCL giúp Việt Nam từ nước thiếu ăn, hiện trở thành nước xuất khẩu lương thực top 3 thế giới.
Để phát triển bền vững vùng ĐBSCL trong thời gian tới, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương của vùng đã có những đề xuất với Chính phủ, cùng Bộ NN&PTNT về những giải pháp như sớm triển khai thực hiện các đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL, cũng như Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030; sớm ban hành cơ chế tài chính và chính sách đặc thù, ưu đãi cho phát triển vùng ĐBSCL, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng. Hỗ trợ đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi “Thuận thiên có kiểm soát” theo định hướng chuyển đổi, cơ cấu ngành nông nghiệp...
Để chủ động, ứng phó tình trạng thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn trong đợt cao điểm mùa khô này, tỉnh Hậu Giang cũng đã bố trí cơ cấu mùa vụ cho hợp lý, thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Tăng cường công tác quan trắc mặn thường xuyên kịp thời, chính xác; thực hiện các giải pháp vận hành các trạm bơm điện do tỉnh quản lý đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt người dân, để giúp người dân sản xuất theo hướng “thuận thiên” hiệu quả.
HOÀI THU - HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mẹ nghèo bó tay vì không có tiền giữ mắt còn lại cho con
- ·Gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- ·Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị thăm, chúc tết đồn biên phòng, huyện miền núi
- ·Biên giới 1979: Tâm nguyện của Tướng Nguyễn Đức Huy 40 năm sau
- ·Tin vui từ gia đình bé Phạm Thị Thu Thủy
- ·Thủ tướng: Nhân dân sẽ không chấp nhận nếu chúng ta không tiến bước
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị với doanh nghiệp
- ·Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ
- ·Đi ô tô vào đường một chiều bị tước bằng bao nhiêu lâu?
- ·Hà Nội ghi nhận 1 bệnh nhân tái dương tính với SARS
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 12/2017
- ·Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn
- ·Cán bộ kiểm tra container, DN phải lo ăn ngủ đưa đón, kinh phí đâu ra?
- ·Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được giao Quyền Chủ tịch, TGĐ Viettel
- ·Sinh viên có được miễn nghĩa vụ quân sự?
- ·Thủ tướng dự lễ động thổ dự án trọng điểm quốc gia của Hàn Quốc
- ·Dịch corona ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tăng trưởng
- ·Chính phủ khóa XIV là nhiệm kỳ đầu tiên không nợ đọng văn bản
- ·Được cho đất nhưng vẫn không phải... của mình
- ·Tây Ninh, Hà Tĩnh công bố quyết định nhân sự của Bộ trưởng Công an