【lịch bóng đá hôm nay vn】Làm thế nào để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ nhỏ ngày Tết
TheàmthếnàođểcânbằngdinhdưỡngchotrẻnhỏngàyTếlịch bóng đá hôm nay vno bác sĩ Trịnh Thị Huyền - Viện Dinh dưỡng quốc gia, ngày Tết, gia đình nào cũng chuẩn bị rất nhiều đồ ăn thức uống giàu năng lượng như bánh kẹo, nước ngọt, bánh chưng, đồ ăn chiên rán, đồ chế biến sẵn, cùng với việc di chuyển nhiều, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn làm cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng vì con trẻ có thể ăn quá nhiều hoặc chưa đủ lượng thức ăn cần thiết. Trong khi đó, hầu như trẻ nào cũng chỉ thích bánh kẹo, các loại đồ uống ngọt, hoặc có gas.
Thực tế, sau mỗi dịp Tết, trẻ đến khám tại Khoa Khám trẻ em - Viện Dinh dưỡng thường rơi vào tình trạng thừa cân béo phì do ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga hoặc sụt cân, suy dinh dưỡng do ăn uống thiếu khoa học gây rối loạn tiêu hóa hay ăn ít rau quả gây táo bón.
Để đảm bảo bữa ăn ngày Tết của trẻ đủ dinh dưỡng, bác sĩ Trịnh Thị Huyền lưu ý, các bậc cha mẹ nên cố gắng giữ cho giờ giấc sinh hoạt của trẻ đều đặn, đừng quá chênh lệch so với bình thường, không để trẻ mất bữa. Nên duy trì cho trẻ ngày 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ. Nếu đến bữa ăn của trẻ mà không chuẩn bị kịp đồ ăn thì cho trẻ ăn các món ăn nhẹ thay bữa như bánh flan, uống sữa và các chế phẩm từ sữa, trái cây, các loại hạt, trái cây sấy, ngũ cốc… hoặc có thể cho trẻ ăn trước khi đi chơi, đi chúc Tết.
Cha mẹ cho trẻ ăn những thực phẩm phù hợp với độ tuổi, dễ hấp thu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, đó là: nhóm bột đường (cơm, cháo, phở, bún, miến, bánh mì…), nhóm chất đạm (thịt, cá trứng, sữa và các chế phẩm sữa…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ…) và nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ, trái cây…). Đặc biệt nên chú ý bổ sung đủ rau xanh trong các bữa ăn ngày Tết cho cả gia đình hoặc có thể thay thế bằng quả chín trong trường hợp không tiện chế biến.
Đảm bảo các món ăn của trẻ phải được nấu mới, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm và tăng cảm giác ngon miệng. Cố gắng thay đổi món ăn, đa dạng thực phẩm và cách chế biến cho trẻ. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt… Việc sử dụng các thực phẩm giàu đường như bánh, kẹo, nước ngọt... hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, có nguy cơ tăng cân ở trẻ thừa cân béo phì, với một số trẻ khác lại làm trẻ mất cảm giác ngon miệng nếu ăn gần bữa chính, có thể là nguyên nhân gây nên trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng sau Tết.
Cha mẹ chú ý cho trẻ uống đủ nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả ép, hạn chế nước ngọt và đồ uống có ga, đồ uống có tính kích thích như trà, cà phê và không dùng đồ uống có cồn.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần cân bằng dinh dưỡng hàng ngày. Ảnh minh họa(责任编辑:Cúp C2)
- ·TS. Trần Đình Thiên: Cơ chế 'xin
- ·Sự thật không đơn giản về vốn ODA Trung Quốc
- ·Bảo vệ đại tràng khỏi rượu bia ngày Tết cách nào?
- ·Nhiệt điện Sông Hậu 1 và Long Phú 1 chậm tiến độ
- ·Khơi thông hạ tầng, mang diện mạo mới cho bất động sản Tây Nam Bộ
- ·Vốn đầu tư sản xuất điện: Thách thức lớn
- ·Cách giảm cân nhanh bằng socola đen
- ·Việt Nam xác định trường hợp thứ 7 nhiễm virus corona
- ·Vải đầu mùa siêu rẻ chỉ 25 nghìn đồng/kg: Cách chọn quả vải ngon, không sâu đầu
- ·Vụ tử vong khi hút mỡ ở thẩm mỹ viện Việt Hàn: Tại sao hút mỡ có thể gây chết người?
- ·Điện thoại OnePlus mới có màn hình 90Hz, giá rẻ hơn so với 7 Pro
- ·Trung Quốc tăng giá nhân dân tệ thêm 0,45%
- ·Xuất khẩu
- ·Vốn FDI “rót” vào nông nghiệp tăng trên 86%
- ·Tăng hơn 7 tỷ USD tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong tháng 2/2019
- ·Khai mạc Triển lãm Quốc tế BĐS Việt Nam 2016
- ·Chuyến xe minh oan cho những gia đình trao tặng sự sống
- ·Nuốt đồng xu chơi game, bé trai Quảng Nam nhập viện cấp cứu
- ·‘Rối loạn’ thị trường gas – nguồn gốc từ cạnh tranh không lành mạnh
- ·Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim vào ngày cận tết