【tile bong da anh】Gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ: Có thực sự đến tay người dân?
Nhiều chuyên gia e ngại tính hiệu quả của gói hỗ trợ này đối với nền kinh tế nói chung cũng như những người dân nghèo nói riêng. PV Chất lượng Việt Namcó cuộc phỏng vấn Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN(Đà Nẵng) về vấn đề này.
Gần đây dư luận đang rất quan tâm đến hiệu quả thực thi gói hỗ trợ lên đến 30.000 tỷ đồng,óihỗtrợnghìntỷCóthựcsựđếntayngườidâtile bong da anh tuy nhiên thì đến nay nhiều người dân cho biết rằng các ngân hàng chưa sẵn sàng, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
Thực ra để một chính sách, một quy định đi vào cuộc sống không hẳn là ngay lập tức được. Đặc thù ở ta càng khó, bởi lẽ chúng ta chưa có thói quen chuẩn bị cho việc có hiệu lực của một quy định pháp quy. Nhiều trường hợp luật có hiệu lực cả năm trời vẫn chưa thể thực thi là chuyện bình thường một cách rất ... bất thường.
Vậy nội dung chính của chính sách rất được quan tâm này là gì, thưa ông?
Thực ra cái gọi là gói hỗ trợ này xuất phát từ một nội dung trong Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, theo đó Nghị quyết nêu: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương “chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.”
Gói hỗ trợ có đến được với người dân nghèo thực sự hay không? |
“Dành từ 20 - 40 nghìn tỷ đồng thông qua tái cấp vốn với lãi suất hợp lý và thời hạn tối đa 10 năm tùy theo đối tượng sử dụng vốn vay để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước để phục vụ cho vay đối với các đối tượng nêu trên.”
Từ nội dung của Nghị quyết đó, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BXD, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN cùng ngày 15/5/2013 để triển khai tinh thần của nội dung nói trên.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải ngân khoản cho vay tái cấp vốn khoảng 30.000 tỷ đồng dưới hình thức “tái cấp vốn” (chữ dùng của Thông tư 11/2013/TT-NHNN) đối với các Ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Các ngân hàng nói trên sẽ cho các đối tượng được vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội và đối tượng được vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, bao gồm “Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân; Đối tượng thu nhập thấp là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể.”
Thực ra với quy định trên thì đối tượng được hưỡng gói hỗ trợ này là quá rộng, nhưng cũng lại quá mơ hồ. Ví như “đối tượng thu nhập thấp” được liệt kê hàng loạt dường như không chừa ai, chỉ chừa người ... thu nhập cao, nhưng như thế nào là “thu nhập thấp” thì thật nan giải để xác định.
Vậy điều kiện cụ thể riêng đối với người dân được hỗ trợ nói trên là gì để họ có thể vay vốn thưa ông?
Theo quy định tại 02 Thông tư tôi nêu trên thì, điều kiện được vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội là khi đã có hợp đồng thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.
Điều kiện được vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2: Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội. Cụ thể là: Có nhà ở là căn hộ chung cư, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2sử dụng/người; Có nhà ở riêng lẻ, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở. Đối với trường hợp tạm trú thì phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên. Đồng thời, Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư.
Ngoài ra, người vay phái có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại đối với các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013; Có đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để mua, thuê, thuê mua nhà ở; Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay (Ngân hàng quy định cụ thể mức vốn tối thiểu của khách hàng tham gia vào dự án, phương án vay nhưng không vượt quá 20% phương án vay).
Vậy về lãi suất có những gì hấp dẫn?
Theo Điều 4, Thông tư số 11/2013/TT-NHNN thì mức lãi suất cho vay đối với những người vay theo gói hỗ trợ này là khá hấp dẫn, cụ thể mức lãi suất áp dụng trong năm 2013 là 6%/năm. Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lại mức lãi suất áp dụng cho năm tiếp theo, bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm. Thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay này tối đa 10 năm đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại và 5 năm đối với khách hàng là doanh nghiệp, nhưng không vượt quá thời điểm 01/06/2023.
Theo ông, để có một nguồn vốn hỗ trợ lên đến 30.000 tỷ đồng đã triển khai thì Chính phủ phải căn cứ vào các cơ sở pháp lý và thực tiễn như thế nào để thực hiện?
Về căn cứ thực tiễn trong trường hợp này thì cũng dễ sử dụng, ví như Chính phủ căn cứ vào tình hình đóng băng của thị trường bất động sản, tình trạng nợ xấu của thị trường bất động sản, sự suy thoái của nền kinh tế ...
Còn về phương diện pháp lý thì cần nhìn nhận lại thêm nhiều vấn đề, cụ thể như vấn đề tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Theo Điều 11 Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 thì tái cấp vốn được hiểu là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Đây là một trong những công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia để điều hành nền kinh tế khi cần thiết. Có các hình thức tái cấp vốn gồm: Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; Chiết khấu giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác.
Ở trường hợp này, có thể hiểu là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, hình thức tái cấp vốn này được thể hiện chi tiết tại Thông tư 15/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, dù là đã sử dụng “kỹ thuật” để chia đoạn cho một gói hỗ trợ để đảm bảo tính “ngắn hạn”( thời hạn tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở từng lần là 364 ngày và tự động được gia hạn đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại tại thời điểm đến hạn thêm 01 (một) thời gian bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu) theo đúng nguyên tắc của chính sách tiền tệ tái cấp vốn nhưng về mặt thực chất thì gói hỗ trợ này đã tạo ra một khoảng thời gian dài, tối đa lên tới 36 tháng.
Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của gói hỗ trợ này đối với nền kinh tế, liệu người dân có dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này?
Về nguyên tắc thì việc tung ra một lượng tiền tiền để hỗ trợ, nhằm “giải cứu” nền kinh tế muốn đạt hiệu quả thì cần phải đúng đối tượng, đúng thời điểm, và là giải pháp trong ngắn hạn ...
Tuy nhiên, nhìn vào các quy định và đối tượng được hỗ trợ cũng có những vấn đề đáng bàn. Chẳng hạn, gói hỗ trợ này chủ yếu nhắm vào việc giải cứu thị trường bất động sản. Một số ý kiến tỏ ra rất băn khoăn rằng, trong những năm qua, hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế là rất hạn chế. Ví như, giai đoạn từ 2008-2012, hoạt động này chỉ đóng góp cho nền kinh tế khoảng 0,1%. Trong khi đó, những ngành nghề có sự đóng góp mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế lại không được hỗ trợ dù gặp rất nhiều khó khăn.
Đồng thời về thời gian, thực ra gói hỗ trợ này không diễn ra trong ngắn hạn, mà nó được bơm từ từ trong một khoảng thời gian khá dài (36 tháng).
Liên quan đến việc người dân có dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này hay không lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Hiện nay các ngân hàng cho vay không phải dễ, hầu hết các khoản vay với số tiền không nhỏ như để mua nhà phải vay có bảo đảm với những điều kiện, thủ tục khắt khe.
Hơn nữa, đối tượng đưa ra vẫn còn những điểm tương đối mơ hồ như xác định “thu nhập thấp” là như thế nào, rồi quy trình, thủ cho vay của từng ngân hàng cho đến nay người dân vẫn chưa tiếp cận được. Không những thế, đối với những khoản vay có tính ưu đãi hấp dẫn như thế này thì việc nảy sinh tiêu cực trong việc giải ngân các khoản vay là điều đáng lo ngại.
Người ta ước tính, với số tiền 30.000 tỷ đồng thì tương đương với việc mua được khoảng 30.000-40.000 căn hộ có giá thấp hơn 1 tỷ đồng/căn. Vậy có bao nhiêu căn nhà trong số đó đến được với những người đúng đối tượng, ai giám sát và giám sát như thế nào việc giải ngân cho các đối tượng được mua nhà theo đúng quy định của Thông tư 07/2013/TT-BXD và Thông tư 11/2013/TT-NHNN ...
Thực ra, không phải bao giờ một chính sách tiền tệ của phát huy được hiệu quả của nó như mong muốn, đặc biệt là chính sách ấy vẫn còn những băn khoăn của nhiều người. Cũng mong là, khi đi vào thực hiện trong thời gian tới, chí ít các công cụ giám sát cần được tạo lập để ngay cả chính sách đó phải được thực hiện đúng theo các quy định như vốn nó đã được ban hành, nhằm giải nguy cho những phần khó khăn đang gặp phải của nền kinh tế.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi
Bảo Ngọc
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Mua và sử dụng gương cầu xóa điểm mù ô tô cần đặc biệt lưu ý kẻo dễ tai nạn
- ·Tài xế hào hứng chờ trạm sạc điện được lắp đặt trong bến xe
- ·Ô nhiễm bụi tại sân bay Long Thành: Bộ TN&MT vào cuộc
- ·Giá phát thải carbon toàn cầu đạt mức kỷ lục 104 tỷ USD vào năm 2023
- ·Đại lý ủy quyền chính thức của Ford Việt Nam bị xử phạt hành chính
- ·Dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới đang được xây dựng ở Ấn Độ
- ·Vì sao xe buýt điện ngày càng được nhiều nhân viên công sở lựa chọn?
- ·Gen Z sáng kiến phát triển túi nilon làm từ tinh bột, bảo vệ môi trường
- ·Thu hồi hàng loạt thịt bê đông lạnh vì dương tính với E. coli
- ·Một năm đi xe đạp điện: 'Tiết kiệm chi phí và cải thiện cuộc sống'
- ·Thương vụ Việt Nam tại Nigeria cảnh báo lừa đảo từ các doanh nghiệp khu vực Tây Phi
- ·Hành khách đi xe buýt điện tại TP.HCM: Giá vé tăng đến 10.000 đồng vẫn ủng hộ
- ·Hoa hậu H’Hen Niê trồng 1ha rừng đầu tiên cho năm 2024
- ·Dân ai cũng thích, sao không thay xe buýt xăng thành xe điện sớm hơn?
- ·Dịch tả lợn châu Phi: Người dân không nên tẩy chay thịt lợn, quay lưng với chăn nuôi
- ·Dùng AI làm cách mạng nông nghiệp ở Mỹ Latinh
- ·Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành gần 100km đường sắt đô thị vào năm 2030
- ·Nam Định sắp có nhà máy điện rác gần 1.500 tỷ đồng, xử lý 700 tấn rác mỗi ngày
- ·Tài xế tuyệt đối không được phớt lờ những đèn cảnh báo này trên xe ô tô
- ·Tập đoàn Trung Quốc sẽ đầu tư dự án năng lượng tái tạo hơn 1 tỷ USD tại Việt Nam