【xem bóng đá ý】Thấp thỏm trước ngày tựu trường
Nhiều học sinh theo cha mẹ,ấpthỏmtrướcngytựutrườxem bóng đá ý ông bà di chuyển khỏi địa bàn tỉnh trong thời gian hè, chưa thể trở về địa phương chuẩn bị cho ngày tựu trường; nhiều giáo viên lưu trú ngoài tỉnh hiện cũng đang lo... Vậy ngành giáo dục và đào tạo đã có phương án gì để giải quyết ?
Trong căn nhà trọ chật hẹp tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hai em Cẩm Huyền, Thành Nhân (quê huyện Châu Thành A), ôn bài và chờ ngày về quê trở lại lớp học.
Kẹt dịch nên không thể về quê
“Hè năm nào vợ chồng tôi cũng đưa cháu ngoại ra thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận để chơi cùng ba mẹ, khi nào gần tựu trường thì ông bà ra rước về. Năm nay, nhiều tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội, người dân không được rời khỏi địa phương, nên gần ngày tựu trường, chúng tôi cũng không biết phải làm sao để cho cháu về kịp thời gian khai giảng”, ông Trần Văn Chín, ông ngoại của em Trương Thị Kim Ngân, học sinh Trường Tiểu học Phú Hữu 1, huyện Châu Thành, chia sẻ.
Vì kinh tế khó khăn, mấy năm nay các con ông Chín phải đến thành phố Phan Thiết làm thuê cho các lò gạch. Do công việc bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc con cái, vợ chồng con gái ông Chín gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc và đưa đi học. Để cháu được gần gũi cha mẹ, nên mỗi năm sau khi nghỉ hè, ông sẽ tranh thủ đưa cháu ra ở cùng cha mẹ trong suốt mùa hè. Theo ông Chín, hiện chỗ các con ông đang ở và làm việc dịch bệnh được kiểm soát tốt, người dân có thể đi lại dễ dàng, nhưng muốn đưa được cháu về quê thì không thể…
Cũng đang rất lo lắng vì không thể đưa hai cháu về trong thời điểm hiện nay, để hai tuần nữa bắt đầu năm học mới, bà Võ Thị Thu Ba, bà ngoại của em Nguyễn Thị Cẩm Huyền và Nguyễn Thành Nhân, học sinh Trường Tiểu học Trường Long A3, huyện Châu Thành A, tâm sự: “Gần tựu trường rồi, mà giờ hai đứa nhỏ còn mắc kẹt ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mẹ con tôi không biết làm sao để cho hai cháu đảm bảo được việc học nữa. Sợ ảnh hưởng đến việc học của hai cháu, từ hồi tháng 8, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng quần áo, tập sách để cho hai cháu về quê, nhưng dịch bệnh này xe cộ không chạy tới lui giữa các tỉnh, tới giờ mấy đứa nhỏ vẫn chưa về được. Nếu xin chuyển trường học tạm tại đây, thì sợ lo không nổi, mà cũng chẳng biết phải làm hồ sơ các thứ như thế nào”.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tháng nay bà Thu Ba và con gái cũng bị thất nghiệp, số tiền tích góp bao năm nay phải mang ra trang trải tiền thuê nhà, sinh hoạt cho mẹ con bà và hai đứa cháu, sợ thiếu thốn quá cháu phải nghỉ học.
Chung nỗi lo vì con gái đang kẹt ở vùng dịch chưa thể về địa phương, chị Trần Thị Thùy Linh, mẹ em Trần Gia Hân, học sinh Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 6, huyện Châu Thành, cho biết: “Từ khi nghỉ hè khoảng giữa tháng 5, vợ chồng tôi đón bé từ quê qua tỉnh Long An, để chơi cùng ba mẹ. Không ngờ dịch Covid-19 diễn biến phức tạp rồi con bị kẹt luôn ở đây. Nhiều lần muốn đưa con về quê để đảm bảo việc học, nhưng do tỉnh Long An liên tục thực hiện Chỉ thị số 16 nên không thể. Năm học mới sắp bắt đầu, không về được địa phương, vợ chồng tôi không biết phải cho bé học ở đâu”…
Tạo mọi điều kiện để các em có thể học tập, dù ở bất cứ đâu…
Năm học mới sẽ bắt từ ngày 20-9 đối với cấp mầm non và từ ngày 13-9 đối với cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Để đảm bảo học sinh có thể đến trường đúng quy định, hiện nay các trường trên địa bàn tỉnh đang chủ động rà soát học sinh đang lưu trú ngoài tỉnh. Qua đây, nhằm có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp các em đảm bảo việc học.
Ông Lê Quốc Phong, Hiệu trưởng Trường THCS Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Trường đang chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm từng lớp, thông qua zalo nhóm học sinh đã được tạo trong năm học rồi, để rà soát xem học sinh nào đang ngoài địa bàn tỉnh. Chúng tôi cũng kết nối với phụ huynh của các em để khảo sát xem có ai muốn chuyển trường cho con về học gần nơi đang cư trú không. Sau khi rà soát xong, chúng tôi đã tổng hợp số liệu cụ thể gửi về phòng giáo dục và đào tạo huyện để chờ chỉ đạo tiếp theo”.
Trung bình mỗi năm, Trường THCS Nhơn Nghĩa A có khoảng 450 học sinh theo học. Không chỉ có học sinh trên địa bàn xã Nhơn Nghĩa A, trường còn tiếp nhận giảng dạy thêm một phần học sinh giáp ranh của xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ theo học. Qua thống kê, hiện tại trường có khoảng 71 học sinh có hộ khẩu thường trú tại Cần Thơ, sau khi khảo sát nhu cầu đa phần các em này đều muốn được tiếp tục học tại Trường THCS Nhơn Nghĩa A. Bởi khi chuyển trường về địa phương đang cư trú, quãng đường từ nhà các em đến trường hơn 6km.
Cũng chủ động rà soát để đảm bảo việc học cho học sinh trước thềm năm học mới, ông Phan Văn Nhớ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Do địa phương giáp ranh với huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, nên số lượng học sinh đang lưu trú ngoài tỉnh cũng khá nhiều. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường rà soát số lượng học sinh ngoài tỉnh, nhu cầu của từng em để tham mưu về sở có phương án phù hợp không gây ảnh hưởng đến việc học của các em. Nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện tất cả công tác rà soát đều tập trung ứng dụng bằng công nghệ thông tin. Trường cũng rà soát luôn cả giáo viên đang lưu trú ngoài tỉnh cũng như giáo viên ngoài địa bàn thành phố để báo cáo về sở”.
Qua rà soát, Hậu Giang có 520 giáo viên và 2.783 học sinh đang lưu trú ở 24 tỉnh, thành phố ngoài tỉnh chưa thể trở về địa phương để chuẩn bị cho năm học mới. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở thành phố Cần Thơ với 878 học sinh và 386 giáo viên; tỉnh Kiên Giang 625 học sinh và 45 giáo viên; tỉnh Sóc Trăng 452 học sinh và 55 giáo viên; Thành phố Hồ Chí Minh 268 học sinh; tỉnh Bình Dương 223 học sinh và 1 giáo viên; tỉnh Đồng Nai 69 học sinh; tỉnh Bạc Liêu 42 học sinh và 13 giáo viên; tỉnh An Giang 27 học sinh và 1 giáo viên…
Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, những học sinh đang kẹt ở vùng dịch và lưu trú ngoài tỉnh thì sẽ không rước về thời điểm này. Riêng đối với giáo viên, chúng tôi đang rà soát lại cụ thể giáo viên từ cấp tiểu học trở lên đang lưu trú tại tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng để tham mưu UBND tỉnh bố trí đón rước về thực hiện cách ly theo quy định. Trong đó, sẽ tham mưu rước những giáo viên là người Hậu Giang, có nhà trên địa bàn tỉnh, nhưng đang kẹt dịch tại các tỉnh này. Ngoài ra, nếu giáo viên đang dạy ở các trường trên địa bàn tỉnh, mà là người của các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Cần Thơ, nếu có nguyện vọng vào Hậu Giang dạy học và đảm bảo thực hiện “3 tại chỗ”, chúng tôi cũng sẽ tham mưu để bố trí đón rước về cách ly tập trung, sau đó có bố trí giảng dạy...”.
Đối với các em học sinh quê ở tỉnh, thành khác đang kẹt dịch tại Hậu Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin sẽ được tiếp nhận, tạo điều kiện cho các em có nguyện vọng vào học tại trường nơi đang cư trú trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nhà trường và công tác phòng chống dịch của tỉnh. Phụ huynh có thể liên hệ với các trường trên địa bàn cư trú, để thực hiện việc tiếp nhận học sinh trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
Lý do học sinh Hậu Giang kẹt dịch ở các tỉnh, thành khó “học gửi” tại nơi các em đang lưu trú
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Hồ Thu Ánh cho biết: Các em học sinh Hậu Giang hiện đang ở các tỉnh, thành, tạm thời sẽ không đón rước về tỉnh, đây là lý do khách quan, rất mong phụ huynh và học sinh có sự chia sẻ. Với những em này, giáo viên có trách nhiệm gửi bài học, bài giảng, bài kiểm tra hàng ngày, liên hệ chặt chẽ qua zalo. Không thực hiện liên hệ trường học nơi các em đang lưu trú để “học gửi”, vì có nhiều lý do, trong đó có sự không đồng bộ về sách giáo khoa, cùng các vấn đề khác. Đơn cử như từ ngày 1-9, Thành phố Hồ Chí Minh đã cho học trực tuyến, còn tỉnh Đồng Tháp đến tháng 10 tựu trường, khác với kế hoạch của Hậu Giang. Nếu thời điểm này liên hệ các trường cho học sinh Hậu Giang “học gửi” thì cũng không kịp. |
Bài, ảnh: AN NHIÊN
(责任编辑:La liga)
- ·Đáp án môn Lý các mã đề 217, 218, 219, 220 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh, ai hưởng lợi, ai thua thiệt?
- ·Loại đồ uống tốt nhất giúp thải sỏi thận nhanh chóng
- ·Xuất khẩu tôm sang EU tăng mạnh sau EVFTA
- ·Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành theo chuẩn nào?
- ·Malaysia điều tra chống bán phá giá thép không gỉ Việt Nam
- ·Q&A: Thắng đường làm nước hàng kho thịt, cá có hại không?
- ·Đầu tư ra nước ngoài: Bổ sung điều kiện đối với kinh doanh bất động sản, báo chí
- ·Triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 với quyết tâm cao và khí thế mới
- ·Đi khám ngực tiết dịch lạ, người phụ nữ Hà Nội bất ngờ khi biết có thai 32 tuần
- ·Nắng nóng: Sử dụng điều hòa ô tô sao cho tiết kiệm năng lượng
- ·Người phụ nữ hôn mê sau khi đặt túi ngực tại thẩm mỹ Sao Hàn hiện ra sao?
- ·TPHCM ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai
- ·Cứu sản phụ vỡ tử cung, hoại tử ruột non nguy cơ tử vong 80%
- ·Cắt điện phải thông báo trước 5 ngày
- ·Cứu sống ngoạn mục người đàn ông bị bạn nhậu dùng dao đâm xuyên cổ ở TPHCM
- ·Vì sao thịt thủ lợn lại có giá rẻ nhất, ai không nên ăn?
- ·Giải pháp để ứng phó kiện chống lẩn tránh thuế sản phẩm ván dán
- ·Người Dầu khí học Bác từ những điều bình dị nhất
- ·Đi xe máy ôm theo bé 2 tuổi bị đuối nước vào thẳng phòng cấp cứu