【kết quả bóng đá palace】Chữa rắn cắn bằng thuốc Nam, bé trai nguy kịch vì rối loạn đông máu
Trao đổi với báo Sức Khỏe và Đời Sống,ữarắncắnbằngthuốcNambétrainguykịchvìrốiloạnđôngmákết quả bóng đá palace BS. Nguyễn Minh Tiến – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực & Chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM cho biết vừa cứu sống một bé trai 13 tuổi nhập viện trong tình trạng rối loạn đông máu nặng sau 6 ngày bị rắn lục cắn và đắp thuốc Nam để chữa rắn cắnnhưng không khỏi.
Sau khi được đưa đến nhà thầy lang chữa rắn cắn, bé trai lâm vào tình trạng nguy kịch và phải nhập viện. Ảnh minh họa
Cụ thể, bệnh nhân là cháu L. Q. Kh. 13 tuổi, ở Đắk R'Lấp, Đắk Nông, được chuyển đến từ bệnh viện địa phương với chẩn đoán bị rắn cắn, rối loạn đông máu nặng. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện 6 ngày, cháu Kh. đi chơi vào chiều tối trên đường mòn có bụi cây 2 bên đường bị rắn cắn ở chân phải, người nhà đưa trẻ tới nhà một thầy lang chữa rắn cắn.
‘Thầy rắn’ này đã đắp thuốc nam cho cháu và hứa trong 3 ngày vết rắn cắn sẽ lành. Tuy nhiên, đợi đến 6 ngày trẻ vẫn kêu đau nhức, chân phải sưng to lan tới đùi, sốt cao lạnh run, nổi xuất huyết da toàn thân, ở mặt, mắt, chân tay, mình mẩy. Trước tình hình này, người nhà đã đưa cháu đến bệnh viện địa phương, được sơ cấp cứu và chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tại đây, các bác sĩ trực ghi nhận trẻ sưng bầm cả chân phải, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc, xuất huyết da toàn thân, viêm mô tế bào bàn chân bị rắn cắn, xét nghiệm biểu hiện rối loạn đông máu nặng.
Nghi ngờ bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, các bác sĩ trực đã quyết định truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ. Kết quả, tình trạng trẻ cải thiện đáng kể sau 2 đợt truyền huyết thanh kháng nọc rắn, xét nghiệm chức năng đông máu cải thiện dần và trở về bình thường.
Đã có nhiều trường hợp nạn nhân bị rắn cắn bị rối loạn đông máu nặng vì tự ý chữa rắn cắn ở nhà. Ảnh Dân Trí
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên xảy ra trường hợp nạn nhân bị rắn cắn chữa bằng mẹo đắp lá, đắp thuốc Nam dẫn đến nguy hiểm. Trước đó theo thông tin trên báo Dân Trí, ngày 20/7, Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) từng tiếp nhận một trường hợp bị nhiễm độc rất nặng do rắn cắn. Bệnh nhi là bé N.T.V. (9 tuổi, ngụ tại Tiền Giang).
Theo bệnh sử ghi nhận từ bác sĩ, cháu V. đang trèo cây hái quả trong vườn thì bất ngờ bị rắn núp trong tán lá lao ra cắn vào chân phải. Nghe tiếng kêu khóc thét của trẻ, người lớn chạy ra thì phát hiện con rắn đang tìm đường thoát thân nên tiến hành bao vây tiêu diệt.
Ngay sau đó, cháu bé được đưa đến thầy lang chữa rắn cắn tại địa phương để chích hút nọc độc rồi đắp thuốc. Tuy nhiên, diễn tiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng xấu, vết thương sưng to, chảy máu, xuất huyết da nhiều vùng trên cơ thể… bệnh nhi rơi vào tình trạng lơ mơ, da xanh tái. Lúc này người nhà mới chuyển bé đến thẳng bệnh viện Nhi Đồng 1.
Sau khi xác định loài rắn tấn công nạn nhân là rắn lục đuôi đỏ, bệnh viện tiến hành chăm sóc tích cực và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Kết quả ghi nhận bệnh nhi bị rối loạn đông máu nặng, có biểu hiện sưng bầm, hoại tử chi. Các bác sĩ tiến hành truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu lần thứ nhất, nhưng bệnh vẫn diễn tiến xấu, tình trạng sưng bầm lan lên đùi phải, rối loạn đông máu tiếp diễn, nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhi.
Trước tình hình trên, chỉ định truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu lần 2 đã được tiến hành. Phải sau 1 tuần chăm sóc, điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhi mới dần cải thiện. Hiện bé V. đã qua cơn nguy kịch, vết thương giảm sưng, hết chảy máu.
Các bậc phụ huynh cần lưu sơ cứu rắn cắn đúng cách và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Ảnh minh họa
Qua trường hợp này, BS Tiến lưu ý các bậc phụ huynh cách sơ cứu rắn cắn đúng cách cho trẻ như sau:
- Cho trẻ nằm yên, trấn an trẻ.
- Bất động và đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc.
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.
- Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng.
- Băng thun hoặc vải sạch lên vết thương về phía trên vết thương.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
BS. Tiến cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tránh những việc sau khi chữa rắn cắn:
- Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do hiện nay không thấy hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
- Không đắp lá cây không rõ loại lên vết thương vì có thể gây hoại tử nhiễm trùng nặng thêm vết cắn.
Được biết, tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 hiện đã có các huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu đối với rắn hổ đất, rắn lục, rắn chàm quạp, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân bị rắn cắn với nhiều biến chứng nặng. Do đó, người nhà nên nhanh chóng đưa người bị rắn cắn tới bệnh viện sau khi sơ cứu, thay vì tìm cách tự chữa bằng mẹo.
Phan Huyền(T/h)
Trại gà rừng quy mô bậc nhất Việt Nam có trị giá 1 triệu USD
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Công ty lớn nhất có lợi nhuận cao hơn cả Apple, Amazon và Google cộng lại
- ·Thuận Phú: 135 gia đình người có công với cách mạng
- ·Sư đoàn tri ân người có công tại Tân Khai
- ·Bộ đội biên phòng giúp dân khắc phục sau thiên tai
- ·Kế toán trưởng Tập đoàn dầu khí VN bị bắt: Cú ‘ký nháy’ 800 tỷ định mệnh
- ·Chơn Thành thanh
- ·Đồng Xoài: Giải tỏa hành lang bảo vệ suối Đồng Tiền
- ·Lớp dạy bơi gia đình miễn phí
- ·Nếu bạn đầu tư 1.000 USD vào General Motors năm 2012, đây là số tiền bạn có bây giờ
- ·Cần lắm những vòng tay nhân ái
- ·Làm thế nào Brian Cristiano đi từ bờ vực phá sản để quản lý một cơ quan nhiều triệu đô la?
- ·Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 4 để chủ động ứng phó
- ·Gần 5.500 phương tiện bị thu hồi phù hiệu, đình chỉ một tháng
- ·Dấu ấn người thầy trong sự phát triển của học trò
- ·Dự án Đankia
- ·Xây dựng văn hoá học đường
- ·Phát sai bản tin dự báo thiên tai bị phạt tới 50 triệu đồng
- ·Khen thưởng đột xuất 4 quần chúng dũng cảm bắt trộm
- ·Mẫu ô tô SUV nhỏ gọn Hyundai Venue giá 267 triệu đồng sắp trình làng có gì hay?
- ·Trốn học !